Đặc khu hay nhượng địa?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đặc khu kinh tế (specialized economic zone – SEZ) còn có gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế mở… hoặc đơn giản là Khu kinh tế, có ưu đãi và chính sách đặc biệt để thu hút vốn đầu tư phát triển, thương mại, dịch vụ… Thuật ngữ và những mô hình này không phải là “tư duy đột phá” gì của những lãnh đạo Việt Nam.

Năm 1979, Đặng Tiểu Bình với chính sách mở cửa đã xây dựng những SEZ ở vùng duyên hải như Thâm Quyến như là một phép thử trong bối cảnh nền kinh tế tập trung đã hoàn toàn bế tắc và thất bại. Nó được coi là “phòng thí nghiệm thể chế” của những người CS khi bắt đầu tiếp cận với nền kinh tế tự do và học thuyết kinh tế tư bản, mở đầu cho một thời kỳ phát triển mới được gọi là “xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc”.

JPEG - 86.2 kb
Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: zing.vn

Sau gần 4 thập kỷ, những SEZ này đã có những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp 22% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế thứ 2 thế giới. Những Thâm Quyến, Hải Nam, Sán Đầu… chắc chắn là “giấc mơ” của lãnh đạo CSVN khi Hà Nội đang tham vọng thành lập 3 SEZ ở Bắc, Trung, Nam với Vân Đồn ở Quảng Ninh; Vân Phong ở Nha Trang và Phú Quốc ở Kiên Giang, cùng hy vọng đột phát cho nền kinh tế èo uột đang tuột dốc không phanh suốt 9 năm (2008-2017).

Bài viết này, không bàn đến lý thuyết kinh tế, những lợi ích bánh vẽ của mô hình SEZ mà các nhà lãnh đạo VN đang mộng tưởng, mà chúng ta cần có một cái nhìn nhận bao quát hơn các giá trị địa kinh tế, chính trị và quân sự ở những khu vực mà nhà cầm quyền Hà Nội đã và đang tiến hành xây dựng các SEZ.

Có thực đây là những khu SEZ sẽ mang lại lợi ích kinh tế và góp phần thay đổi nền kinh tế theo hướng tự do thương mại, khuyến khích đầu tư tích cực hơn? Đằng sau những báo cáo, dự án đầu tư tiềm năng được hứa hẹn là cái gì? Những hậu quả và viễn ảnh sẽ như thế nào khi CSVN cho tiến hành những chương trình đầy tham vọng này?

Những SEZ dang dở

Trong quá khứ, Việt Nam cũng đã xây dựng một đặc khu kinh tế gần như cùng thời điểm với Trung Quốc. Với việc tìm ra nguồn dầu và khí đốt có trữ lượng lớn ở ngoài khơi Vũng Tàu – tỉnh Bà Rịa ngày nay, Hà Nội cũng đã quyết định thành lập đặc khu kinh tế Vũng Tàu Côn Đảo trên cơ sở tách và sát nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang để qui hoạch phát triển một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương có những điều kiện phát triển đặc thù.

Thực tế, SEZ Vũng Tàu – Côn Đảo chủ yếu chỉ phát triển ngành dầu khí và nó không có đủ điều kiện về thể chế đảm bảo sức hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, ngoại trừ liên doanh dầu khí Vietsopetro với nhiều yếu tố lịch sử trong quan hệ giữa CSVN và Liên Xô. Đây cũng là đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam, nó tồn tại đến năm 1991, sau khi bị xóa bỏ và sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Từ đó đến nay, Việt Nam có nhiều ấp ủ thành lập các đặc khu kinh tế theo “định hướng Trung Quốc” nhưng lý do về hệ thống pháp lý, yếu kém trong quản lý và còn thiếu sự nhất trí trong nội bộ Đảng nên nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phát triển các khu công nghiệp – mô hình kinh tế có mức độ phát triển thấp hơn nhiều so với đặc khu kinh tế SEZ.

Cũng có những khu SEZ mà không mang tên là “đặc khu” nhưng cũng có đầy đủ các yếu tố chính sách nằm ngoài khuôn khổ “luật đầu tư” của nước sở tại. Ví dụ gần đây nhất là khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). FHS là một khu công nghiệp đa ngành trong đó tập trung vào luyện kim, xuất cảng,… với ưu đãi đặc biệt về đất đai, chính sách thuế quan cũng có thể được coi là một SEZ ở qui mô nhỏ.

Khu phức hợp công nghiệp này tuy mới đưa vào vận hành nhưng đã gây ra những thảm họa môi trường biển năm 2016, hệ lụy lớn ảnh hưởng đến nền kinh tế 4 tỉnh ven biển miền Trung.

JPEG - 76.2 kb
Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Internet

Đằng sau câu chuyện này, nguyên nhân chủ yếu luôn là việc “đi đêm” của giới chức Hà Nội và địa phương với các nhà đầu tư trong việc bỏ qua hoặc xem nhẹ yêu cầu kỹ thuật các hạ tầng cần thiết cho xử lý chất thải – vốn là một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp.

Vấn nạn này phổ biến ở Việt Nam và hầu như tất cả các khu công nghiệp đều gặp tình trạng tương tự. Đó cũng là một nguyên nhân căn bản của ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường ở Việt Nam một cách nhanh chóng

Những yêu cầu cần thiết để phát triển một SEZ

Thế giới có khoảng 3500 SEZ và những SEZ đầu tiên có từ những năm 1547 tại Ý. Có thể lấy những SEZ thành công ở Châu Á để nghiên cứu và học tập. SEZ tiêu biểu ở Châu Á là Hongkong (1842) và Singapore (1819). Trong đó, Hongkong trước khi trở thành một SEZ thành công nhất và sớm nhất Châu Á, là một nhượng địa của triều đình nhà Thanh cho đế quốc Anh.

Với vị trí cảng biển quốc tế chiến lược, Tiền và trình độ quản trị kinh tế kiểu Anh đổ vào đây, đã biến HongKong trở thành khu vực phát triển kinh tế tự do nhất thế giới trước khi nó được trả về Trung Quốc vào năm 1997.

Đối với Singapore thì toàn bộ quốc đảo này dưới chính sách “quốc gia khởi nghiệp” của Lý Quang Diệu là một SEZ ở mức độ phát triển cao nhất, được xây dựng và vận hành hoàn hảo chỉ trong thời gian 4 thập kỷ, với lợi thế hạn chế có được từ liên minh lịch sử với người Mỹ, trên một nền tảng (gần như là con số không) là một hòn đảo nhỏ tách ra từ liên bang Malaysia, diện tích tương đương Phú Quốc của Việt Nam, nhưng hoàn toàn không có nước ngọt.

Hai câu chuyện này là ví dụ tiêu biểu cần được ghi vào sách giáo khoa kinh tế chính trị về những đặc khu, cũng như quốc gia thịnh vượng mà cùng chung một công thức:

Thành công = Thể chế chính trị tiến bộ + Tư Bản + Năng lực quản trị + Vị trí địa lý chiến lược + thời điểm lịch sử phù hợp.

Hiểu một cách đơn giản nhất, thành công của mọi tổ chức, bên cạnh nền tảng tài chính, thời điểm lịch sử hình thành, vị trí địa lý phù hợp, vẫn là yếu tố con người và đường lối chính trị quyết định.

Theo ngân hàng thế giới thì chỉ có 50% SEZ được đánh giá thành công. Việc xây dựng và vận hành một SEZ không phải là câu chuyện viết và thông qua nghị quyết Đảng. Bên cạnh đó, do sự thay đổi chóng mặt của công nghệ khoa học, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ thông tin làm biến đổi các ưu thế truyền thống trước đó như ưu đãi về thuế quan, giá thuê đất…, làm ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và lập chính sách.

Mô hình thể chế chính trị cho các đặc khu kinh tế phải phù hợp với tiến bộ khoa học và xã hội cũng như tiên lượng được xu hướng thay đổi của thế giới và khu vực.

Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc có thể trở thành SEZ không?

1. Vân Đồn, Quảng Ninh

Năm 2007, khu kinh tế Vân Đồn được Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thành lập, diện tích qui hoạch khoảng 2200 km2. Khu vực qui hoạch cho SEZ Vân Đồn có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nằm cạnh di sản thiên nhiên Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nhưng do những trở ngại về địa lý nên chưa khai thác hết tiềm năng về du lịch.

JPEG - 170.7 kb
Phối cảnh Khu dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp casino Vân Đồn. Ảnh: Diễn Đàn Kinh Tế

Trước thời điểm năm 2000, vẫn là một khu vực kém phát triển của tỉnh với dân cư thưa thớt, chủ yếu phụ thuộc vào hải sản và khoáng sản địa phương. Vân Đồn nằm trong hệ thống quần đảo Bái Tử Long gồm hơn 600 đảo lớn nhỏ ở vùng Đông Bắc vịnh Bắc Bộ. Đánh giá một cách khách quan, Vân Đồn có vị trí địa quân sự quan trọng, có lợi thế lớn phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chứ không đủ điều kiện cần thiết cho một SEZ.

Nếu tìm kiếm vị trí nào đắc địa nhất để xây dựng một SEZ thực sự có thể tạo “đột phá khẩu” cho kinh tế phía Bắc Việt Nam thì không đâu có đủ lợi thế từ hạ tầng, địa kinh tế chiến lược, khả năng kết nối với thị trường tiêu thụ, thị trường nhân lực dồi dào, đa dạng… như ở Hải Phòng. Cảng Hải Phòng xét về địa chiến lược, thậm chí còn tiềm năng hơn cả cảng Sài Gòn. Hải Phòng có tuyến đường có thể thay đổi cục diện phát triển trong khu vực Bắc Bộ là Hải Phòng – Côn Minh. Nhưng tại sao, CSVN không lựa chọn Hải Phòng là ưu tiên số 1 mà lại xây dựng SEZ ở Vân Đồn – nơi còn nhiều khó khăn và kém địa lợi hơn hẳn?

Trước thời điểm Vân Đồn được qui hoạch trở thành SEZ ở khu vực phía Bắc, cơn sóng đầu tư của các đại gia BĐS đã đổ về đây, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực BĐS nghỉ dưỡng, casino, khách sạn, resort cao cấp.

Người ta có thể điểm mặt hầu hết các đại diện cho các gia tộc Đỏ. Tất cả đều có phần. Tất cả đều chuẩn bị sẵn chờ những quyết định về chính sách ưu đãi vốn, hạ tầng, đất đai, thuế quan, mậu dịch… khi SEZ được thành lập.

Không khó để có thể hình dung ra diện mạo một SEZ Vân Đồn sẽ là một sự pha trộn hổ lốn của những sòng bài kiểu Macao, những phố đèn đỏ Pattaya, các khu resort sang trọng của những ông chủ đại gia Đỏ có quốc tịch Việt hoặc Trung Quốc. Không bàn đến các rủi ro trong vấn đề chính trị hay an ninh quốc phòng, Vân Đồn cùng lắm trở thành một khu ăn chơi cao cấp cho các quan chức Hà Nội và dân nhà giàu mới nổi Trung quốc.

2. Vân Phong, Khánh Hòa

Đối với Vân Phong thì lợi thế địa kinh tế cũng không có gì đáng nổi bật ngoài cảng nước sâu và thiên nhiên là một điểm mạnh. Tuy vậy, hạ tầng và khả năng kết nối thị trường cũng như chất lượng nguồn lao động còn rất sơ khai. Khả năng kết nối và tiếp cận các thị trường không chỉ đơn giản mang compass ra quay trên bản đồ qui hoạch rồi khẳng định vị trí trung tâm của một địa danh nào đó như các nhà qui hoạch Việt Nam thường làm.

Dù được nâng cấp lên đô thị loại 1 quốc gia vào năm 2009, Nha Trang vẫn đang chỉ dừng lại là một điểm du lịch cho khách Nga và Trung Quốc.

JPEG - 71.9 kb
Vân Phong nhìn từ trên cao. Ảnh: soha.vn

Khu kinh tế Vân Phong được thành lập năm 2006, cho đến nay vẫn chỉ đẹp trên giấy. Những tham vọng của Vinashine, dự án thép, cảng biển nước sâu ở đây đang rơi vào trạng thái phá sản và hoang tàn. Tuy vậy, vị trí một cảng biển nước sâu lớn như Vân Phong gần kế với Cam Ranh chắc chắn sẽ là một mối quan tâm đặc biệt với chính phủ Trung Quốc và họ chỉ chờ các thể chế cho SEZ được thông qua trước khi nhảy vào vị trí chiến lược này. Rõ ràng là không thể trông mong vào nguồn đầu tư trong nước hay các đại gia BĐS chỉ quan tâm đến miếng bánh ăn liền như ở Vân Đồn. VN sẽ cần đến tiền của nhà đầu tư nước ngoài trong bài toán hạ tầng ở đây. Trung Quốc đang chờ đợi và lúc cờ vào tay họ rồi thì Hà Nội sẽ xem họ phất như thế nào.

3. Phú Quốc, Kiên Giang

Khi Gia Long Nguyễn Ánh đặt tên cho hòn đảo này hẳn đã hàm ý sâu xa cũng như ngợi ca vẻ trù phú và phong cảnh tuyệt vời nơi đây. Hòn đảo này có giá trị đặc biệt về cảnh quan, tài nguyên, rừng nguyên sinh, nước ngọt và diện tích ngang với quốc đảo Singapore.

Nằm ở gần biên giới Cambodia hơn là thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Đây là một phần lãnh thổ của Cambodia đã bị các chúa Nguyễn tiến chiếm trong quá trình mở rộng bờ cõi phương Nam. Hòn đảo này hoàn toàn có thể là nơi xây dựng một quốc gia giàu đẹp nếu có một Lý Quang Diệu thứ 2.

Có lẽ, ông con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – bí thư tỉnh Kiên Giang – Nguyễn Thanh Nghị cũng đang ấp ủ, mơ mộng điều này. Tuy vậy, chẳng ai liên tưởng rằng với tài năng của ông có thể làm nên điều thần kỳ đó ở Phú Quốc.

Ý tưởng về đặc khu kinh tế ở Phú Quốc đã hình thành từ 20 năm trước, 1997. Ngay từ thời gian đó, hòn đào đã là miếng bánh xâu xé của các phe nhóm lợi ích trong đội ngũ chính quyền từ Kiên giang cho đến Trung ương.

Các dự án được thi nhau lập, trình và phê duyệt hối hả trong suốt 20 năm. Đất mặt biển được phân chia cho các quan chức, đại gia, thân hữu… đến không còn chừa một mét. Dù hạ tầng ở Phú Quốc cũng còn khá tệ, ngoại trừ các khu resort cao cấp ven biển.

Đây là miền đất đẹp, đầy hứa hẹn, mặc dù nó không không nằm ở cửa ngõ hay trung tâm cho một khu vực phát triển kinh tế nào cả. Tuy nhiên, ai sẽ xây dựng và hưởng lợi từ hòn đảo này thì là vấn đề hoàn toàn khác. Với đề án thành lập SEZ tại Phú Quốc và những đề xuất cho thuê biển, đảo có thể lên đến 99 năm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Phú Quốc hoàn toàn có cơ hội trở về với Cambodia nếu Hunsen có đủ tiền vay từ Tập Cận BÌnh.

JPEG - 108.9 kb
Bảng ước tính nguồn thu từ ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc. Ảnh: Nhịp Cầu Đầu Tư.

Viễn ảnh cho SEZ Việt Nam

Việc phát triển các SEZ là một nhu cầu cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế. Thế giới và Trung Quốc cũng đều đã làm từ lâu và gặt hái những thành tựu lớn. Ở thời điểm các hiệp định tự do thương mại đã hình thành, những ưu đãi về đất đai, mặt bằng, thuế phí… không còn nhiều ý nghĩa như 50 năm trước.

Vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực, vị trí địa lý chiến lược và thể chế chính trị mới là những yếu tố quyết định. Cả 3 đặc khu của Việt Nam đều không có những ưu thế này. Và không quá khó sẽ thấy được viễn cảnh của những SEZ này sẽ như thế nào khi mà được xây dựng theo motip giống nhau:

SEZ Việt Nam = Thể chế chính trị “định hướng XHCN” + Tư bản đỏ (Trung quốc, Việt Nam) + quản trị Việt Nam + vị trí địa lý hạn chế + thời điểm lịch sử muộn màng

Người ta sẽ thấy những khu nghỉ dưỡng, ăn chơi sang trọng mọc lên. Ngoài lợi ích to lớn sẽ chảy vào túi các gia tộc Đỏ từ nguồn lợi BĐS mà họ nắm giữ trước đó hàng thập kỷ, sẽ chẳng có một phép lạ kinh tế làm cứu cánh cho đất nước này. Trong cơn khốn quẫn, áp lực từ nợ công tăng cao, bài toán Đặc khu kinh tế được đem ra hâm nóng chỉ vì một lý do duy nhất: hết tiền.

Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ tốt hơn hiện tại. Thay vì ôm khư khư tài sản quốc gia to lớn bao năm qua không làm được cái gì ra hồn, nay họ CSVN đã quyết định thay đổi, theo định hướng… Trung Quốc. Chắc chắn, những bản sao của Macao, Pattaya sẽ tái hiện ở những đặc khu nhượng địa này.

Thay vì bay sang Thailand hay Miến điện đánh bạc, chơi gái, giới chức Việt Nam sẽ có những địa chỉ gần gũi hơn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Giới nhà giàu Trung Quốc cũng có thêm những lựa chọn. Hơn ½ triệu “nàng kiều” cũng không phải “xuất khẩu” chui ra nước ngoài mà sẽ có cơ hội “phục vụ” và góp phần xây dựng quê hương XHCN. Trước mắt, lợi ích từ việc hâm nóng thị trường BĐS trong bối cảnh “chợ chiều” là việc làm cần thiết.

Những quả bóng đẹp lại tiếp tục được bơm lên, tiếp nối giấc mơ ở cõi “thiên đường”.

Tân Phong
22/11/2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.