Điểu tận, cung tàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Huy Đức Osin, cây viết được coi là người của Phe Thắng Cuộc, đã gióng lên hồi chuông nguyện cho lần lượt những “hổ báo” một thời của chính trường Việt Nam với những cái tên tuổi khét tiếng như Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Trầm Bê, Bầu Kiên, Trần Bắc Hà… trong một bài viết cách đây đã đụng chạm đến một “vùng cấm” của những Lão Đại trong bóng tối, với cái nhan đề “Lê Đức Anh’s Kids” cùng lời nhắn đang đợi công bố cho “đúng qui trình”.

Bài viết của “người buôn gió” cho rằng, ông Trọng đang muốn ghi tên mình vào lịch sử khi chuẩn bị cho một đợt thanh trừng những quyền lực phía sau hậu trường của thể chế đã tồn tại suốt hơn nửa thế kỷ với những cái tên Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Nếu những suy diễn đó đúng thì có lẽ cũng mừng thay cho công cuộc “đốt lò” và cuộc chiến chống tham nhũng, suy thoái đạo đức của ông Trọng. Dù cho mục đích phía sau nó là gì, thì cũng là một sự thay đổi cần thiết cho việc “xóa bài” làm lại.

Dùng chiêu bài “đốt lò” để thâu tóm quyền lực độc tôn tuyệt đối giống như Tập Cận Bình, cuộc chiến ông Trọng khởi xướng đang làm rung chuyển tất cả các phe phái và làm cho những kẻ trước nay “coi trời bằng vung” phải “sống trong sợ hãi”.

Chấp nhận hy sinh ngoại giao để củng cố nội trị, nước cờ Trịnh Xuân Thanh dù phải trả một cái giá quá đắng với người Đức, đánh đổi cả uy tín quốc gia trong “trò chơi vương quyền”, xong điều đó không làm cho người “đốt lò” tỏ chút băn khoăn.

Với việc “bắt hổ” Đinh La Thăng, cuộc “tổng công kích” vào các sân sau của “đồng chí X” như PVN, giới tài chính ngân hàng, bộ Công thương và cả phe cánh quân đội thân hữu với “người tử tế”… đã làm cho giới quan tham hoảng loạn thực sự. Tuy nhiên, khả năng thành công của ông Trọng ra sao? Hay như các dân gian thường nói “cố đấm ăn xôi mà xôi chẳng có”?

Dân gian có câu “bao giờ chó chê cứt?”. Nghe thì tục, nhưng đó là câu cửa miệng của người dân khi nói về những “công bộc” của mình.

Không có người Đảng viên, quan chức CS nào không tham nhũng và ông Trọng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Thời ông làm bí thư Hà thành, những lùm xùm ở dự án CIPUTRA làm Nhà nước thất thu tới 4000 tỷ và những món quà “lại quả” đắt giá là những căn hộ triệu dollar.

Khi đó, Nguyễn Văn Chi là trưởng ban Kiểm tra TW Đảng, nắm rõ. Với việc “người đốt lò” đưa “thanh củi” Nguyễn Xuân Anh vào ngọn lửa thanh trừng, lột sạch mọi chức tước là một sự sỉ nhục gia tộc có quyền lực lớn nhất đất Đà Thành bấy lâu. Không thể nào ông Chi nuốt trôi mối hận này.

JPEG - 46.8 kb
Ông Nguyễn Văn Chi (phải)

Tuy nhiên, sai phạm của ông Trọng ở Ciputra cũng không là gì nếu như so sánh với việc “bán nước, hại dân” như việc ủng hộ các đại dự án gây ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc phòng như ở Formosa, Bauxit Tây Nguyên.

Việc ủng hộ của ông cho Hoàng Trung Hải, một người Hoa Phúc Kiến, cũng đồng thời là kẻ thao túng và phá nát nền công nghiệp, xây dựng, năng lượng, khai khoáng, an ninh quốc phòng, môi trường của Việt Nam bấy lâu… những nghi vấn dính líu của tổng cục 2 trong cuộc sát phạt đẫm máu quan chức ở đất Yên Bái, quan hệ mờ ám của ông với chị em Phạm Thị Thanh Trà, Phạm Sỹ Quí khiến cho người ta lạnh người với âm mưu chính trị đen tối, tàn nhẫn…

Sai phạm của ông Trọng không thể nào chỉ có “Trời biết, Đất biết và ông biết” được và không có lý do gì mà những “đồng chí” của ông không “chơi ông” đến cùng trong “đấu trường sinh tử” này?

Ai bảo ông là Lú? Cho đến bây giờ tôi mới hiểu đằng sau những bài diễn văn ngô nghê, nụ cười “hề hề”, điệu bộ quê mùa của một ông giáo làng… tất cả là một vỏ bọc hoàn hảo. Những cái ôm thắm thiết của ông với các “đồng chí” trong “cuộc chiến vương quyền” là những “án tử” được ông âm thầm chuẩn bị cho họ từ rất lâu.

Tất cả mọi người có lẽ đều đánh giá ông thấp hơn khả năng thực sự của ông – một tiến sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng, suốt đời học tập các phương sách của ông Hồ – một người gối đầu giường bằng những sách như Tam quốc chí, Binh pháp Tôn Tử… đã kiên nhẫn thực hiện quá trình thâu tóm quyền lực suốt mấy chục năm qua.

Trên bước đường tiến đến cái ghế Tổng bí thư, ông đã khép mình, nhũn nhặn, xuề xòa tưởng như vô hại với mọi phe phái, cố gắng làm đẹp lòng tất cả các Lão Đại quyền lực trong bàn cờ chính trị Việt Nam như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh.

Giờ đây, khi đã nắm trong tay quyền lực tối thượng cùng sự ủng hộ to lớn của Trung Nam Hải, ông không thể nào tiếp tục chịu sự chi phối của những Lão Đại thêm nữa và những phe đảng đang cố gắng hất ông khỏi vị trí Thái Thú Nam Quận này sẽ là kẻ thù “bất đái dung thân” của ông. “Điểu tận, cung tàng” – triết lý và phương thức trị quốc của Mao, Hồ áp dụng từ những nhà mưu lược Trung Hoa, đã đến lúc được sử dụng.

Bọ ngựa bắt sâu ngờ đâu chim sẻ sau lưng

“Trò chơi vương quyền” trong cuộc thanh trừng dưới danh nghĩa chống tham nhũng sẽ không dừng lại ở hổ Đinh La Thăng, Vũ Nhôm, Út trọc… với các nhóm lợi ích khổng lồ của các phe đảng.

Không phải là các Lão Đại và các phe phái không nhìn nhận ra khả năng “đánh chuột vỡ bình” trong đấu trường sinh tử này. Vấn đề ở đây là trong bối cảnh con tàu Việt Nam đang chìm dần không thể cứu vãn, tâm lý chung của tất cả những vai diễn đều sẵn sàng cho “vụ áp phe cuối cùng”.

JPEG - 19.8 kb
Ảnh: Trend Hunter

Sẽ không có chuyện “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ” như từ trước đến nay, vì những miếng béo bở nhất đã bị xơi mất từ lâu. “Di sản” của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa sau 42 năm độc lập giờ chỉ là những khoản nợ khổng lồ vô phương giải quyết. Thậm chí, tình cảnh không còn là “hết thịt thì vạc đến xương” được thể hiện rõ trong lời của ông Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phước nói “Nền tài chính chúng tôi thấy không được bền vững, sau này bán hết vốn nhà nước thì nhiệm kỳ sau lấy gì mà chi tiêu, kể cả chi thường xuyên, tiêu dùng cũng là khó”.

Và chuyện gì đến sẽ đến, khi “tình đồng chí” bấy lâu chỉ là lớp sơn ngụy trang bong tróc cho tình Đoàn kết vô sản đã rớt rụng hết, những con sói sẽ lao vào nhau trong chiến cuộc “chó ăn thịt chó” không khoan nhượng để kiếm những miếng cuối cùng trước khi tìm đường lưu vong sang xứ giãy chết để lại con tàu Việt Nam chìm trong khủng hoảng toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị.

Nền Độc lập vay mượn bằng cái giá của 4 triệu sinh mạng dân Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua sẽ được những người CSVN bàn giao cho “mẫu quốc” sau hơn 42 năm. Nỗ lực của những kẻ đứng đầu thể chế này trong việc vong nô, mại quốc có được quan thày ghi trong sách sử của Trung quốc như thế nào thì không rõ. Nhưng chắc chắn một điều rằng, lúc đó, câu nói của Phạm Lãi “Phi điểu tận, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh” sẽ một lần nữa được các quan thày Trung cộng triệt để thi hành. Lúc đó, ai là điểu? Ai là cung?

Những thái thú Việt hôm nay có lẽ tin tưởng một kết cục tốt đẹp cho bản thân sẽ được người bạn vàng “16 vàng, 4 tốt” đảm bảo, ngay cả trong trường hợp xấu nhất xảy ra như đối với ủy viên bộ Chính trị CSVN Hoàng Văn Hoan bị những người “đồng chí” tuyên bố tử hình vắng mặt vào năm 1979.

Điều đó có thể đúng trong một bối cánh lịch sử khác, khi mục đích cuối cùng thôn tính phương Nam của những hoàng đế Đỏ chưa được thực hiện. Nhưng khi Việt Nam đã trở thành một Tây Tạng thứ 2, thân phận của những kẻ ngày hôm nay quì gối liếm giày cho giặc sẽ được “tẩu cẩu phanh” nhanh hơn nhiều chúng nghĩ vì Tập Cận Bình hay Napoleon đều ghi nhớ câu châm ngôn vàng ngọc dành cho những bậc đế vương của Paul Valéry:

Nếu có kẻ nào cúi xuống liếm chân anh, hãy lấy chân mà gác chạn trên đầu nó, phòng khi nó sẽ chồm lên mà cắn anh.

Tân Phong
30.12.2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.