Đại Quang lấp ánh Bình Minh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Ngoại giao ngày nay có đội ngũ cán bộ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng và Tổ quốc”. 19/08/2005 – Nguyễn Dy Niên, khai mạc lễ mít-tinh Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao.

Nhưng vẫn thường xuyên bị hiếp, bởi chưa đạt đỉnh “còn đảng – còn mình”.

Chuyện như đùa. Đọc tin cuối tháng 3 mà trong đầu cứ chập choạng ngỡ chừng đâu đây mùi cá hấp 01 tháng Tư: Bộ Công an (BCA) lại ngáng chân/lên gối/giật chỏ bộ Ngoại giao (BNG).

Đúng là công dã tràng.

Sau biến cố tan rã đệ tam quốc tế cộng sản, BNG-VN, từ đời cha Nguyễn Cơ Thạch tới đời con Phạm Bình Minh, đã dồn biết bao công lao vun vén cho thành hình cái khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, tất nhiên là phải kể cả Vatican.

Có thể tạm nhấn một số nỗ lực phấn son tôn giáo gần đây là:

© 28-11-2005: VN mời Hồng y Crescenzio Sepe, Bộ trưởng bộ Truyền giáo Vatican, đến thăm và làm việc với Giáo hội Công giáo VN.

© 25-01-2007: Đức Giáo hoàng Benedict XVI tiếp kiến Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng tại Vatican và đồng ý về việc nối lại quan hệ ngoại giao giữa Vatican với VN.

© 05-03-2007: Thứ trưởng bộ Ngoại giao Pietro Parolin của Vatican đã viếng thăm và làm việc với Hội đồng Giám mục VN.

© 16-02-2009: Thứ trưởng BNG Vatican Pietro Parolin và Thứ trưởng BNG-VN Nguyễn Quốc Cường đồng chủ trì cuộc họp vòng I nhóm Công tác Hỗn hợp VN-Vatican tại Hà Nội.

© 11-12-2009: Đức Giáo hoàng Benedict XVI tiếp kiến cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Vatican.

© 23-06-2010: Thứ trưởng BNG-VN Nguyễn Quốc Cường và Thứ trưởng BNG Vatican Ettore Balestrero đồng chủ trì cuộc họp vòng II nhóm Công tác Hỗn hợp VN-Vatican tại Vatican.

© 27-02-2012: Thứ trưởng BNG Vatican Ettore Balestrero và Thứ trưởng BNG-VN Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp vòng III nhóm Công tác Hỗn hợp VN-Vatican tại Hà Nội.

Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các phái đoàn do Tòa thánh Vatican cử vào làm việc chính thức theo khuôn khổ thỏa thuận của hai bên”. 27/03/2012 – Lương Thanh Nghị khẳng định với phóng viên AFP thường trú tại Hà Nội.

Tuy nhiên, mọi việc không suôn sẻ cho bộ mặt nổi mà BNG-VN cố gắng xây đắp.

Ngày 09-09-2011, đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh Vatican không thường trú tại Việt Nam, trên lộ trình thăm viếng giáo phận Kontum, bị công an địa phương cấm ngủ qua đêm ở nhà thờ Pleichuet, chỉ vì nhà thờ này do các vị linh mục Dòng Chúa Cứu Thế chăm sóc.

Cũng trong năm 2011, Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, nguyên thứ trưởng BCA, được bổ nhiệm vào chức vụ Đặc phái viên tư vấn Thủ tướng về an ninh và tôn giáo.

Ngày 18-02-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 212/QĐ-TTg bổ nhiệm Trung tướng Công an Phạm Dũng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.

Cả hai gọng kềm công an cùng xiết chặt. Thêm tay thủ tướng gốc công an nữa là ba:

Ở địa phương, công an rần rật “vào cuộc” và “ra tay” bắt nguội/bắt cóc/bắt chẹt/bắt giam người… khắp nơi. Từ Thái Hà đến Đồng Chiêm. Từ Làng Mai đến Nguyệt Biều. Từ Tây Nguyên đến Mường Nhé. Từ La Vang đến Cồn Dầu. Từ Cao Lãnh đến Kontum. Từ Tam Tòa đến Vinh…

Ngày 26-03-2012 (tức ngay hôm trước cuộc họp báo của Lương Thanh Nghị dẫn trên), Mục sư Nguyễn Công Chính, thuộc giáo hội Tin Lành Mennonite, bị tòa áp án 11 năm tù về tội danh gửi tài liệu đến các tổ chức chống chính phủ tại Việt Nam và nước ngoài. Trước đây, vào ngày 16-09-2006, MS Nguyễn Công Chính từng bị thiếu tá công an Võ Thị Hiền của PA38 Kontum lột truồng và nắn hạ bộ ngay tại trụ sở CA tỉnh, như một trò đùa.

Ngày 27-03-2012, công an VN đã thu hồi thị thực visa do sứ quán VN tại Ý cấp cho một phái đoàn sang VN thu thập dữ kiện chuẩn bị vinh phong Á thánh cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận. Và cũng tương tự như các sự cố khác, BCA-VN đã lấp liếm bằng những lý cớ loanh quanh thay vì những giải thích có tính thuyết phục, ví dụ như:

© Đó là phái đoàn của Rôma chứ không phải của Vatican. Không ai rõ điều nào của bộ luật VN quy định việc thu thập dữ kiện án phong chân phước phải là của Tòa thánh chứ không thể của bất cứ đoàn thể tôn giáo hay cá nhân nào khác.

© Phái đoàn này đã đăng ký thị thực vào VN bằng visa du lịch. Chỉ khó hiểu ở chỗ vì sao người Rôma không thể du lịch VN, hoặc vì sao du khách đến VN không được ghé nhà thờ…

Người ta chỉ có thể, bằng trực quan, hiểu ngay vấn đề thuộc diện ổn định chính trị chứ không hẳn là tôn giáo, nếu người ta biết đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận từng là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình (tương đương cấp bộ trưởng) của Vatican. Hoặc, biết thêm ngài là cháu của cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm. Và, trong bối cảnh mật vụ bao sân của một thể chế công an trị, thì chỉ cần viện dẫn ngần đó lý cớ là đủ để BCA bất chấp quốc thể, nói chung, sá chi bộ mặt của BNG hay các sứ quán ký thị thực chiếu khán, nói riêng.

Qua đó, người ta cũng đều hiểu như nhau cái tầm quy mô của quyết định nâng cấp một tướng công an vào chức vụ Trưởng ban Tôn giáo TW, cùng với một tướng công an khác vào chức vụ đặc phái viên của thủ tướng về an ninh và tôn giáo. Chỉ cái tên của cái ghế này không thôi cũng đủ cho thấy yếu tố an ninh, đặc biệt là trong lãnh vực tôn giáo, quan trọng dường nào.

Do vậy mà biết luôn các đòn phủ mặt của BCA đối với các bộ khác, nhất là BNG, tàn độc dường nào.

Không chỉ trong môi trường thật, tức là sờ mó được, mà cả trên mạng ảo.

Đơn cử 1 thí dụ: Trang mạng của Bộ trưởng Phạm Bình Minh (phambinhminh.net) được giới công an mạng thiết kế với 1 banner “Bắt Tay Bằng Tay Trái”, chẳng biết với chủ ý gì, tả khuynh hay thân cận lề trái? Và nếu độc giả nghịch ngợm rà chuột vào để lôi nó ra ngoài giao diện desktop, thì sẽ thấy tên của cái banner này là …”bo truong ngoai giao pham minh chinh.jpg”, mà chẳng thể hiểu Phạm Minh Chính là đứa nào! Mò sâu vào nội dung của trang này, người đọc còn lý thú khám phá ra những 229 bài viết về hoạt động của …Bộ trưởng CA Trần Đại Quang!

Ngược lại, trang mạng của Bộ trưởng Trần Đại Quang (trandaiquang.net) lại được thiết kế luôn cả tiểu mục “Đối Ngoại”, với số pageview cao gấp 10 lần trang mạng của Bộ trưởng Phạm Bình Minh. Đặc biệt là bản tin kỳ thú về vụ việc cả dàn tân đại sứ/lãnh sự lũ lượt đến ra mắt Nguyễn Chí Vịnh bên bộ Quốc phòng và trình diện Trần Đại Quang bên BCA.

Sách báo có ghi, ở Mỹ, trên thang kế nhiệm quyền lực, bộ trưởng ngoại giao là nhân vật thứ tư, chỉ sau tổng thống, phó tổng thống, và chủ tịch hạ viện. Các bộ trưởng quốc phòng hay nội an của xứ sở tư bản giãy chết này đều xếp hàng tít phía sau.

Phải chăng, vì bộ trưởng ngoại giao là người nắm vững nhất vị trí, ưu thế và đối sách của quốc gia trên bàn cờ thế giới, và cả nước chăm lo cho quyền lợi của dân tộc nhiều hơn chuyện sơn phết những chiếc ghế, tức là hoàn toàn ngược hẳn với VN:

Đại sứ quán và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài là kênh tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ra các nước và bạn bè quốc tế”. 29/08/2007 – Nguyễn Minh Triết, trong lễ trao quyết định bổ nhiệm 23 tân đại sứ VN tại các nước, gồm cả Lê Công Phụng tại Mỹ.

Thật khó lòng lý giải sao cho ra lẽ hà cớ gì mà BNG bị BCA chèn ép, xóa sổ công lao.

Người ta chỉ có thể nêu một số nhận xét:

1. Bộ trưởng Phạm Bình Minh chưa phải là một ủy viên bộ chính trị;

2. Bộ trưởng Phạm Bình Minh là con của đại công thần Nguyễn Cơ Thạch từng bị thất sủng từ nhiều triều trước vì đã tỏ ra thân Mỹ hơn Tàu;

3. BNG chỉ có giá trị trâm cài lượt giắt cho dung nhan của chế độ.

4. BNG bị giới hạn ở nhiệm vụ cây cảnh lễ tân, từ thời Lê Đức Thọ bay qua Paris (hồi đầu thập niên 1970s), công khai dẫm nát chân (và nát cả mặt) của Xuân Thủy, Nguyễn Thị Bình, và …Nguyễn Cơ Thạch.

5. BNG chẳng là cái đinh gì trên dàn trục ngoại giao quỷ ám của lãnh đạo đảng. Ngay khi Đỗ Mười cùng Nguyễn Văn Linh lén đi đường bộ đến Thành Đô khấu kiến bọn bá quyền bành trướng, thì tầm bộ trưởng Ngoại giao như Nguyễn Cơ Thạch cũng chưa được phép vào phòng họp!

6. BNG thay mặt bộ chính trị để trình diễn các phim hài, rồi tự gánh lấy hệ quả sau đó, xuyên qua các ứng xử ủng hộ phe lật đổ Gorbachev (Liên Xô cũ), Milosovic (Serbia), Saddam Hussein (Iraq), Fidel Catro (Cuba), Kim Jung Il (Bắc Triều Tiên), ủng hộ cả việc thành lập nhà nước Pa-lết-xtin, cực lực lên án quân đội I-xra-en, hay tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa Bình cho khôi nguyên Lưu Hiểu Ba…;

7. BNG còn lãnh thêm một chức năng phụ trội nữa là dê tế thần dự khuyết trong tương lai cho lãnh đạo, như trường hợp Lê Công Phụng, Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ về biên giới, lãnh thổ với TQ;

8. BCA, trong vị thế quả đấm thép giữ gìn ổn định chính trị, đương nhiên thênh thang quyền lực hơn kênh nước bọt của BNG. Do vậy, BCA có toàn quyền quyết định và toàn quyền sử dụng phương tiện quốc gia để chẹt xe/dập cửa nát chân đại diện sứ quán Mỹ đến thăm LM Nguyễn Văn Lý, cấm cửa đại diện các sứ quán nước ngoài tham dự các phiên tòa áp án những nhân vật bất đồng chính kiến với lãnh đạo đảng, giật máy ảnh và đánh dập gáy phóng viên của thông tấn nước ngoài v.v…, đến mức được mệnh danh là tử thần mang hộ chiếu VN;

9. Đã thế, đã bị đá đít lại còn bị bắt bưng bô: BNG phải thường xuyên lên phương án chữa cháy những khi dư luận quốc tế đàm tiếu về tình trạng lấn quyền/lạm quyền/tiếm quyền của BCA, bằng phương pháp sáng tạo của Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên Hồ Chí Minh: “biến đại sự thành tiểu sự – biến tiểu sự thành vô sự”.

*

Rõ là hoài công.

Ắt hẳn là Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nhiều phen tự vấn:

Để làm gì, cả một đời ăn học (đến mức tốt nghiệp Fletcher School of Law and Diplomacy thuộc Đại học Tufts chính hiệu của Mỹ) mà lại lâm vào cảnh dở khóc dở cười với bọn côn đồ nhỏ lớn chỉ quen kiếm sống bằng gậy gộc?

Để làm gì, khi phải nối cả đời bố qua đến đời con trầy trật trong một hệ thống quyền lực tham ngu vô đối mà những người đi trước, và cả người đương thời, đã khốn nạn khốn kiếp với từng nỗi ê chề thất vọng?

Để làm gì, chẳng lẽ để cúi ngang tầm với hạng đại sứ mò sò Lê Văn Bàng, hạng lãnh sự sờ mông Nguyễn Tâm Chiến, hay hạng cúc cung bán nước Lê Công Phụng, nhiệt liệt góp phần vào sự nghiệp củng cố cái chế độ Đỉnh Cấp Lưu Manh Công An Đầu Gấu này?

04-04-2012 – kỷ niệm 86 năm ngày nhân dân xuống đường dự quốc tang cụ Phan Chu Trinh
Blogger Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”