Đài Tưởng Niệm Mới Cho Thuyền Nhân Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Bản dịch)

Tuyên bố chung

Đài Tưởng Niệm Mới Cho Thuyền Nhân Việt Nam

Chính phủ Queensland sẽ đóng góp $50,000 để giúp Cộng Đồng nguời Việt tại Queensland thực hiện uớc muốn xây dựng đài tưởng niệm hàng ngàn thuyền nhân đã bỏ mình trên đuờng vượt thoát khỏi Việt Nam.

Thủ Hiến Peter Beattie tuyên bố sự tài trợ trong đêm nay, tại Hội Chợ Tết mừng năm Âm lịch mới.

“Chiến tranh Việt Nam là một thảm kịch lớn đã cướp đi mạng sống của hàng triệu nguời,” ông Beattie nói.

“Hàng triệu nguời nữa đào thoát khỏi quốc gia này sau chiến tranh để tìm một cuộc sống mới cho bản thân và cho gia đình.

“Thật là một sự kiện lịch sử đau thuơng khi hàng ngàn nguời tỵ nạn cũng đã bỏ mạng. Rất nhiều nguời chết đuối và mất tích trên biển cả khi chiếc thuyền mong manh của họ lặn hụp trên đại dương Đông Nam Á.

“Mặc dù không ai biết chính xác con số nguời bị thiệt mạng theo cách nói trên, hầu hết mỗi nguời Việt tỵ nạn hiện đang định cư tại Queensland đều có thân nhân hay bạn bè mất tích trên biển khơi.

“Cộng Đồng nguời Việt đã xin sự giúp đỡ và xin phép chính phủ để xây dựng một đài tưởng niệm tại Brisbane. Đồng nghiệp của tôi, Bộ truởng Công Chánh Rob Schwarten, đã hết sức lưu tâm đến sự yêu cầu này.

“Bộ của ông ấy sẽ cung cấp $50,000 cho việc xây dựng đài tưởng niệm tại Roma Street Parkland. Vị trí chính xác sẽ đuợc quyết định qua sự tham khảo với Cộng Đồng nguời Việt tại địa phương.”

Ông Beattie cho biết Dân biểu đơn vị Inala Anastacia Palaszczuk đã lên tiếng mạnh mẽ để vận động cho đông đảo cử tri nguời Úc gốc Việt trong đơn vị của bà.

Bà Palaszczuk nói tượng đài tuởng niệm rất quan trọng đối với cộng đồng nguời Việt tại địa phuơng.

“Điều này sẽ giúp khép lại một giai đoạn bi thương trong lịch sử Việt Nam qua việc công nhận và vinh danh những nguời đã bỏ mình trên biển cả,” bà Palaszczuk cho biết.

“Cộng đồng nguời Việt tại Queensland cũng xem đài tưởng niệm như là một cơ hội để họ có thể biểu tỏ sự biết ơn đối với chính phủ Úc và dân chúng Queeensland đã tiếp nhận họ và cho họ tá túc trong lúc mà họ hết sức cần sự giúp đỡ.

“Roma Street Parkland là một nơi thật sự dành cho dân chúng, dùng nước làm chủ đề. Đây là một nơi thích hợp để đặt đài tưởng niệm,” bà Palaszczuk nói.

Liên lạc truyền thông: Alexia Deegan 0400 767 490
16 tháng Hai năm 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.