Đảng phá sản hay những dự án nghìn tỷ phá sản?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau thời kỳ chập chững đặt chân vào kinh tế thị trường, đảng CSVN nuôi tham vọng biến Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào 20 năm đầu của thế kỷ 21.

Do đó, ngay trong nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ năm 2006, những tập đoàn kinh tế, tổng công ty được liên tục khai sinh nhằm thể hiện tham vọng nói trên. Với vốn đầu tư từ ngân sách quốc gia và vay mượn dễ dàng từ các định chế tài chính quốc tế, những quả đấm kinh tế của Việt Nam hào hứng lao vào những lãnh vực kinh doanh mới mẻ tưởng chừng như trong một sớm một chiều có thể cất cánh bay cao.

Nhưng chỉ trong vài năm đầu trống kèn nổi lên rầm rộ, nhược điểm của giấc mơ công nghiệp hóa trên nền tảng tiểu nông của các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam bắt đầu bộc lộ. Vụ sụp đổ điển hình của “quả đấm thép” Vinashin với số tiền thất thoát lên đến trên 4 tỷ đô-la làm chao đảo cả hệ thống, kéo theo hàng loạt thua lỗ dây chuyền khác như Vinalines.

Gần đây, trong những tháng đầu năm 2016, dư luận lại râm ran bàn tán đến nhiều dự án công nghiệp hàng ngàn tỷ đầu tư lâm vào cảnh hoạt động không hiệu quả. Sản phẩm làm ra kém phẩm chất không tiêu thụ được đưa đến tình trạng nhiều nhà máy “đắp chiếu” chờ chết trong hy vọng chờ nhà nước cứu.

JPEG - 68.1 kb

Thứ nhất, Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dù mức đầu tư vượt lên gần 9.000 tỷ đồng tức gấp 3 lần đầu tư ban đầu. Nhưng cho đến nay việc xây dựng vẫn còn dang dở vì nhà thầu Trung Cộng tráo trở bỏ về nước với lý do thiếu vốn.

Thứ hai, Công ty cổ phần và xơ sợi Dầu khí (PVTex) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Từ khi bắt đầu hoạt động, sản xuất của nhà máy này liên tục bị gián đoạn và lỗ trên 2000 tỷ trong 2 năm 2014 – 2015. Được biết mới đây, Tổng giám đốc Vũ Đình Duy cáo bệnh và đã “xuất cảnh chữa bệnh” từ 22 tháng 10, để lại số nợ khoảng 7.000 tỷ đồng. Các tổng giám đốc ngày nay bị khám phá làm ăn thua lỗ, cứ thảnh thơi phủi tay đi nước ngoài chữa bệnh… là xong.

Thứ ba, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất trong Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy này cũng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, được đầu tư ban đầu 80 triệu đô-la. Sau khi đi vào hoạt động một thời gian ngắn, nhưng lỗ nặng phải đình chỉ hoạt động vì nhiên liệu làm ra không tiêu thụ được. Điều đáng nói là bỏ ra gần 100 triệu đô lập một nhà máy dùng sắn lát làm nguyên liệu chế biến xăng nhưng không cạnh tranh nổi với xăng nhập cảng.

Thứ tư, Nhà máy đạm Ninh Bình tiêu tốn gần 700 triệu đô-la, được mô tả là sử dụng công nghệ Châu Âu nhưng tổng thầu lại là Trung Cộng. Sau 3 năm hoạt động đã liên tục lỗ tới gần 3.000 tỷ và hiện ngừng hoạt động dài hạn.

JPEG - 51.4 kb
Công ty bột giấy Phương Nam

Thứ năm, Nhà máy bột giấy Phương Nam ở Long An được biết với chủ đầu tư đầu tiên là Phan Thành Nam, Giám đốc một công ty ngành xây dựng giao thông (Công ty Tracodi) con trai Võ Văn Kiệt. Sau nhiều năm thực hiện rồi sửa chữa mà không thể hoàn tất để đi vào sản xuất. Nhưng nhờ vào thế lực của ông Kiệt, Bột giấy Phương Nam đã được cứu nguy bằng cách chuyển từ Tracodi sang Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco). Sau khi bỏ ra trên 3.000 tỷ đồng, công ty bột giấy này vẫn nằm trùm mền chờ “thanh lý” trên bàn giấy.

Theo tính toán ban đầu, 5 dự án vừa kể tuy chưa phải là “siêu dự án” nhưng cũng đã làm tiêu tan một ngân khoản 30 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ Mỹ Kim. Đây không phải là tiền túi của các đại gia đỏ bỏ ra mà là tiền của ngân sách, tiền vay mượn, trên hết là tiền thuế của người dân Việt.

Vấn đề đặt ra cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hiện nay là giải quyết số phận của 5 dự án này ra sao? Có nên tiếp tục bơm tiền để nuôi sống hay đóng cửa? Những người chủ trương cứu vãn bộ mặt nhà nước thì biện minh rằng nếu bỏ đi thì càng thiệt hại nhiều hơn. Ngược lại cũng có dư luận chủ trương không nên cấp vốn thêm và nên cho phá sản.

Ngày 3 Tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nói với các đại biểu Quốc hội về căn bệnh trầm kha của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Đó là trình độ hoạch định và quản lý các dự án quá kém cỏi của một tầng lớp cán bộ đảng viên, lâu nay coi việc làm kinh tế là chuyện riêng của đảng. Hay nói khác hơn, đó chỉ là chuyện làm cho tài sản cá nhân cán bộ ngày càng cao và tài sản nhà nước tiêu tán thì bất cần. Đặc biệt hơn là chưa nghe ông bộ trưởng nói đến chuyện những nhà quản lý kinh tế tồi này phải chịu trách nhiệm về tình trạng phá sản của các dự án.

JPEG - 79.7 kb
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN

Nhìn trong khía cạnh chính trị, tình trạng của 5 dự án sống dở chết dở này không khác tình trạng của đảng CSVN trong thời điểm gay go phải quờ quạng đối phó với biết bao mũi giáo tấn công. Điều này gần giống với phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng vào năm 2013 rằng: ‘không biết đến cuối thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Chính Nguyễn Phú Trọng cảm thấy giấc mơ công nghiệp hóa-hiện đại hóa mà đảng của ông đề ra còn quá xa vời thì việc phá sản những dự án kinh tế do đảng quản lý là lẽ đương nhiên.

Mặt khác, xem ra cũng không dễ dàng bỏ đi 5 dự án này mà không tiếp tục bơm tiền vào, vì đây là 5 dự án được xây dựng trên một quy mô lớn. Do đó, nếu đóng cửa và giải thể nó có thể sẽ nuốt thêm hàng ngàn tỷ đồng, chưa nói đến nạn ô nhiễm môi trường nếu các nhà máy không được bảo quản tốt.

Sẽ không phải là 5 mà là hàng chục, hàng trăm đơn vị kinh tế quốc doanh khác đang tiếp tục lâm vào cảnh sạt nghiệp khi ngân sách quốc gia cạn kiệt nguồn đầu tư công và áp lực nợ công vượt khỏi mức trần trong năm 2017 sắp tới.

Vì thế, sự phá sản của 5 dự án này chẳng khác nào là báo hiệu cho sự phá sản của đảng CSVN đang xảy ra trước mắt chúng ta.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?