Đất nước đi về đâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam có thói quen quái lạ, sản phẩm nào tốt thì đóng gói xuất khẩu, sản phẩm nào lỗi hay khuyết tật thì để lại trong nước tiêu thụ. Té ra đất nước này cứ mãi tiêu thụ phế phẩm của mình. Thật sự đây là một tập tục nên bỏ, tập tục làm tôi mọi cho dân tộc khác.

Nai lưng ra làm để cung phụng thế giới bên ngoài, biến nền kinh tế đất nước sống nhờ xuất khẩu. Nếu người ta gây khó khăn cho hàng xuất khẩu thì kinh tế điêu đứng. Cuối cùng, nước ngoài họ vừa xài đồ ngon của ta mà họ lại còn nắm lấy số mệnh kinh tế đất nước ta.

Theo dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 này có thể đạt 200 tỷ USD, tức gần 100% GDP. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Đức là 34% GDP. Còn Mỹ chưa tới 10% GDP. Rõ ràng kinh tế Việt Nam đang sống tầm gởi, số phận nằm trong tay các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam.

Nếu nước ngoài mà tẩy chay, hay cô lập kinh tế Việt Nam thì sao? Thì chết chắc. Còn nếu bên ngoài có biến động thì sức khỏe nền kinh tế Việt Nam lập tức chao đảo theo. Đấy là điều rất đáng lo ngại. Đã cung phụng người ta mà người ta lại nắm quyền sinh quyền sát trên số phận của mình, thì đấy là chính sách phát triển đất nước rất thiếu khôn ngoan. Cần phải thoát ra tình trạng này mới có phát triển bền vững.

Sự lo lắng về kinh tế một, sự lo lắng về con người đến mười. Vì sao? Vì nó dự báo một tương lai vô cùng ảm đạm cho Việt Nam. Nơi trồng người của đất nước này giờ đây chỉ toàn là những con người yếu kém vào đấy. Thi vào sư phạm có 3đ/môn mà cũng đậu thì những con người đó có năng lực gì? Đó là thành phần học rất kém mà sau này trở thành thầy thành cô thì thế hệ mai sau của đất nước này sẽ ra sao?

Giáo dục Việt Nam vốn bị chính sách nhà nước phá nát như trâu bò giày xéo ruộng lúa, vậy mà thêm chất lượng giáo viên cực thấp thì làm sao? Rồi tình trạng tị nạn giáo dục lại bùng phát mạnh hơn, kéo theo đó là chất xám ra đi. Nền giáo dục vốn đã yếu kém, người giỏi hiếm. Nhưng rồi những người giỏi hiếm hoi cũng sẽ tìm cách “xuất khẩu” để phục vụ xứ người.

Giáo dục Việt Nam chưa có thời nào nó bệ rạc như thời này. Kẻ có tiền thì móc hầu bao để đưa con cái trốn chạy khỏi nền giáo dục này bằng con đường du học tự túc. Kẻ học giỏi thì lo săn học bổng quyết ra đi để thoát khỏi ách giáo dục XHCN. Kẻ chưa đi được trong lúc học thì tìm cách nhập cư Úc, Canada theo diện có tay nghề.

Việt Nam còn lại gì? Chẳng còn gì cả, vì hàng hoá tốt cũng làm cho thiên hạ hưởng, chất xám tốt cũng tìm đường mà đi. Kinh tế đất nước thì không vững vàng phải nương tựa hết vào bên ngoài. Trong dân, thì cứ ai đạt triệu phú đô cũng tính chuyện đầu tư thẻ xanh. Nhìn lại Việt Nam như một cái hầm mỏ, mạnh ai nấy khai thác rồi mang đi, bỏ lại đó chỉ là sự hoang tàn và xơ xác.

Đất nước mang danh có chủ nhưng cứ tựa như vô chủ. Bên ngoài giặc chiếm lấy chủ quyền chỉ bằng một lời dọa nạt, chẳng khác nào lấy không. Bên trong lòng dân tộc, kẻ thì tháo chạy lúc trẻ, kẻ thì tháo chạy lúc thành đạt. Trên thượng tầng chính trị, nhóm cầm quyền chỉ lo đóng cửa thuốc nhau đến chết. Đất nước rồi chẳng biết trôi về đâu.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?