Địa ngục trần gian nơi nhà tù cộng sản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 27/05/2015 tôi cùng ông Lê Hồng Phong đại diện hội Phụ Nữ Nhân Quyền và hội Bầu Bí Tương Thân đến thăm TNLT Đinh Văn Nhượng sinh năm 1958 thường trú tại: Đồng Tâm, Tân Hiệp, Bắc Giang.

Năm 2001 ông Nhượng bắt đầu đi khiếu kiện về đất đai triền miên mà chính quyền không giải quyết. Năm 2007 ông tham gia vào hội dân oan tỉnh Bắc Giang, trong quá trình đi khiếu kiện của bản thân ông còn tham gia giúp đỡ những người dân oan cùng cảnh.

Ngày 07/06/2011 ông bị công an tỉnh Bắc Giang ra lệnh bắt cùng các ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa vì tội đi khiếu kiện chính quyền làm sai về vấn đề đất đai.

Ngày 03/07/2012 tòa án tỉnh Bắc Giang dùng điều 88 tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước để kết tội 3 ông và cả 3 ông đều không chấp nhận bản án phi lý đó. Ông Nhượng bị kết án 4 năm tù giam 3 năm quản chế.

Ông Nhượng bị giam tại trại Kế tỉnh Bắc Giang từ ngày 07/06/2011 đến ngày 07/01/2013 thì bị chuyển về trại giam Ba Sao, Hà Nam.

Trong tù ông Nhượng liên tục bị công an ép ký nhận tội vì không nhận tội mà công an và quản giáo trại giam Ba Sao, Hà Nam đã đầy đọa ông bằng cách bắt ông phải ngủ dưới nền đất ẩm ướt, nhà tù nắp đặt máy phá sóng nơi buồng giam các ông , ăn uống mất vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm khiến ông bị bệnh viêm đa khớp. Có những lần các khớp chân, tay sưng tấy ông đã không thể đi được mà phải bò. Mùa đông những tù nhân khác được 2 cái chăn còn ông chỉ được 1 chăn mỏng; điều đó làm sức khỏe của ông càng ngày càng tồi tệ.

Nơi nhà giam ông bị cô đơn không có người chia sẻ giúp đỡ, ngược lại ông liên tục bị những người tù gián điệp Trung Quốc và tội phạm ma túy khinh khi chế diễu. Sức chịu đựng của con người có hạn; kết quả là ông đã phải buông xuôi nhận tội theo lời công an để mong được về trước thời hạn 1 tháng theo thỏa thuận cua công an.

Khi chia sẻ với chúng tôi ông đã khóc và kể về những tội ác trong nhà tù cộng sản, ông biết khi đánh đổi sự tự do trước 1 tháng mà phải nhận tội mình không phạm đó đắt như thế nào; vậy mà ông đã phải chấp nhận cái giá quá đắt đó với hy vọng thoát khỏi nơi địa ngục này phút nào quý phút đó.

TNLT Nông Hùng Anh là một trong số 17 thanh niên công giáo và tin lành khi biết tin ông Nhượng ra tù đã chia sẻ với tôi: Chị ơi trong tù em ở chung với chú Nhượng, chú ấy khổ nắm, chú ấy bị bọn quản giáo nó hành hạ và chú ấy bị bệnh viêm đa khớp. Những ngày trời rét các khớp chân, tay sưng tấy đau đớn chú ấy phải bò mà phải tắm nước lạnh khổ lắm chị ah. Những lần như thế chú ấy không thể tự múc nước để tắm ở bể cao, có nhiều lần chú Nhượng phải múc nước ở bể thấp; nước bẩn và ô nhiễm hơn dùng đổ nhà vệ sinh để tắm. Những lần em đi vệ sinh hoặc có cơ hội thì mới giúp chú múc nước tắm được, nhưng em thì lại hiền quá nên em cũng không bảo vệ chú ấy được nhiều, đến khi anh Nguyễn Đình Cương và Hồ Đức Hòa chuyển về đây các anh ấy lên tiếng bảo vệ thì chú ấy mới đỡ khổ hơn một chút.

Ông Nhượng bảo trong bệnh xá nhà tù không có thuốc đặc trị bệnh viêm đa khớp của ông. Mỗi lần ông đau đớn thì họ chỉ cho thuốc giảm đau, bất kể là đau đầu, đau bụng, đau cái gì thì cũng chỉ nhận được thuốc giảm đau, vì thế bệnh tình của ông không hề thuyên giảm mà ngày càng đau đớn. Những ngày ông bị bệnh quản giáo vẫn bắt ông phải đi làm như người bình thường. Công việc của ông là vót nan tre cho các tù nhân khác đan.

Trong nhà tù Ba Sao, Hà Nam có lần ông Nhượng cùng những bạn tù đấu tranh đòi quyền con người và phản đối chế độ ăn uống mất vệ sinh. Ông Nhượng cùng ông Kiệm, ông Khánh (trong nhóm Pháp Luân Công) đã bị đưa vào phòng giam kỷ luật CÙM CHÂN, ông Nhượng bị cùm 7 ngày. Quản giáo phải chuyển buồng cho ông 3 lần (2 buồng) để chuyển chân CÙM vì họ biết tình trạng bệnh tật của ông nếu CÙM 1 chân trong vòng 7 ngày có thể ông sẽ bị liệt.

Ngày 07/05/2015 ông Nhượng đã ra tù trước 1 tháng về nhà thì ngôi nhà của ông sau 4 năm đi tù đã bị đổ nát tan hoang, sức khỏe thì đau yếu bệnh tật mà ông lại không có công ăn việc làm cộng với 3 năm quản chế trong sự kèm kẹp của chính quyền.

Hiện tại ông Nhượng đang phải ở nhờ nhà chị gái và rất cần sự quan tâm của mọi người bởi quyền con người và sức khỏe của ông đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cướp đi một cách có hệ thống.

Số điện thoại của ông Nhượng 01657356859

Trần Thị Nga

JPEG - 70.6 kb

Nguồn: FB Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.