Điều Quan Trọng của người dân VN là Đất Nước Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi được dự xem một buổi văn nghệ truyền thống của người dân Mễ Tây Cơ, buổi trình diễn dành cho khách du lịch và người ngoại quốc. Trong cái không khí trang nghiêm, sâu lắng, khi giàn nhạc đại hòa tấu bắt đầu chơi thì ban tổ chức cho thả xuống bốn mặt sân khấu bốn màn hình thật lớn, với hai câu viết:

“Điều quan trọng của Mễ Tây Cơ là người dân Mễ Tây Cơ”
“Điều quan trọng của người dân Mễ Tây Cơ là đất nước Mễ Tây Cơ”.

Nếu bạn là dân ghiền phim ảnh sẽ nhớ ngay đến hình ảnh anh chàng D’Artagnan trong phim “Ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ”. Nhớ cái cảm giác của bầu máu nóng sôi lên khi D’Artagnan, Athos, Porthos và Aramis, những chàng Ngự Lâm quân trẻ trung, hào hiệp sẵn sàng ra tay diệt ác, vừa phóng ngựa như bay vừa hét lớn câu: “một người vì bốn người, bốn người vì một người”.

Là người VN, tôi không khỏi ngậm ngùi khi đắm mình trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Mễ Tây Cơ. Đã từ lâu rồi, người dân đất nước tôi đã quên soi bóng mình trong lịch sử; đứng trước Trung Cộng, chính quyền VN như “gà phải cáo”, nhân dân VN thì đắm chìm, cam chịu.

Tôi không tự hỏi xem điều quan trọng của Việt Nam có phải là người dân Việt Nam hay không bởi sự thật quá hiển nhiên. Chỉ trong vòng một tháng đổ lại, khi cả thế giới đang xôn xao đón chào Giáng Sinh với tiếng nhạc chuông và một không gian ấm áp, đoàn tụ, với tiếng cười và những điều chúc lành cho năm mới thì ở đất nước tôi, bạo lực lại lên ngôi. Người người lũ lượt đi tù vào những ngày cuối năm, nói như ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện “hung bạo phá bờ kim cổ”.

Chỉ trong vòng một tuần lễ từ 20/12 đến 27/12 hệ thống tay sai, hung hãn, gọi là “tòa án” Việt Nam đã tuyên tổng cộng 19 năm tù cho 5 người ở An Giang; 83 năm tù cho 9 người ở Bình Định và 120 năm tù cho 15 người ở Sài Gòn. Cả ba vụ đều là các vụ án chính trị “có hành vi chống phá nhà nước Việt Nam”.

Vậy thì ở vế thứ hai “Điều quan trọng của người dân Việt Nam có phải là đất nước Việt Nam không?” Ai ai cũng có thể trả lời ngay rằng ngày nay người VN vô cảm với tình hình đất nước; mang tâm lý “mackeno” trước nỗi thống khổ của đồng bào mình (!?) Thế nhưng, có một số sự thật đáng sợ mà lãnh đạo CS dường như không muốn nhìn thấy, nhưng chúng ta không thể nào không nhận ra vì càng ngày nó càng thể hiện một cách rất rõ ràng:

Thứ nhất, tuổi đời của những người đấu tranh càng ngày càng trẻ; dù họ chọn phương thức đấu tranh rất khác nhau, nhiều người chỉ ở độ tuổi 21, 22, 23, 24. Thứ hai, số năm tù càng tăng, nghĩa là đảng càng đàn áp hung bạo thì người chống đối càng ngày càng đông. Không biết họ từ đâu ra. Những cái tên lạ chưa từng nghe thấy như facebooker Mộc Lâm, Hoàng Nhật Minh,… Thứ ba, thái độ công an càng hung hãn, siết cổ dân, đánh hội đồng dân, … thì quyết tâm tranh đấu của họ càng cao. Và cuối cùng, điềm chẳng lành cho chế độ – chính những sinh viên ưu tú thuộc lò đào tạo của đảng như Châu văn Thi, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Lê Vi,… đều đã nhập dòng.

Rõ ràng sức mạnh đâu có đến từ bạo lực. Tôi muốn dùng một câu thơ của Tagore để khẳng định với lãnh đạo Cộng Sản về sự thất bại của bạo lực; thứ vũ khí họ đang dùng để mong trấn áp được người dân nước tôi:

Hắn xem vũ khí của hắn như Thần, như Thánh
Khi vũ khí của hắn thắng, thì chính bản thân hắn đã bị đánh bại rồi.

Từng người trẻ lý tưởng, trí thức; những người lẽ ra là rường cột của đảng, những người đã một thời hết sức yêu đảng, yêu bác, đã lặng lẽ ra đi. Kiên định như Phan Kim Khánh khẳng định trước tòa: “đó là quá trình nhận thức của tôi” hay thầm lặng như Lê Vi “Suốt một đêm thức trắng với cụm từ “hồ chí minh” trên google và youtube… để rồi mình đã khóc ! Cảm giác bị lừa dối suốt bao nhiêu năm, niềm tin sụp đổ, sự thật quá phũ phàng… Khi được thức tỉnh, cũng là lúc Vy nhận ra trách nhiệm của bản thân !”.

Nhận ra trách nhiệm của mình đối với đất nước, với môi trường mình đang sống đang dần dần hình thành trong tâm lý của người trẻ trong nước. Và họ mới chính là rường cột của quốc gia. Nếu chúng ta tin vào bản lĩnh của dân tộc thì những đàn áp khốc liệt của năm 2017 cũng giống như bao nhiêu những giai đoạn đen tối khác đã qua của lịch sử. Bình minh của tổ quốc vẫn nằm trong sự quyết định của người dân.

Và, điều quan trọng hơn cả, chính số đông cũng đang nhận thức ra rằng họ sẽ là nạn nhận trực tiếp của những bất công, nếu cứ “mũ ni che tai” với tai họa của nhà hàng xóm. Cho nên, cũng phải cám ơn cái nhà nước CS hoảng loạn, sắp hết thời này, vì chính họ đang giúp người dân VN thực tập dân chủ. Một tiến trình vô cùng quan trọng để hình thành một xã hội dân chủ đích thực tương lai.

Hãy nói đến tiến trình và cái cảm giác hạnh phúc vỡ òa của những người góp mặt trong vụ chống lại việc thu tiền trái phép ở trạm thu phí BOT Cai Lậy.

Sau ba tháng tạm dừng thu phí, ngày 30/11/2017 BOT Cai Lậy hoạt động trở lại. Cánh tài xế lại dùng phương pháp trả tiền lẻ, trả tiền mệnh giá thật lớn, trả tiền ướt, … khi qua trạm. Họ cương quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bằng mọi giá. Đúng vào lúc 12h45 cùng ngày, BOT phải xả trạm lần thứ nhất. Một giờ sau đó, trạm thu phí trở lại. Nhưng đến 16h50 lại xả trạm lần thứ hai. Chín mươi phút sau, trạm thu phí trở lại. Cánh tài xế lại tiếp tục trả tiền lẻ và nhất quyết đòi tiền thối, nhưng không nhận tiền dư. Đến 2h30 ngày hôm sau, trạm đành phải xả trạm lần thứ ba. Cứ như thế, sau bốn ngày chịu cảnh ùn tắc giao thông, đúng vào lúc 10 giờ tối ngày 4 tháng 12, văn phòng Thủ tướng chính phủ đã phải ra quyết định ngừng thu phí 30 ngày. Một cuộc diễu hành, reo hò, ăn mừng chiến thắng đã diễn ra ngay trước trung tâm điều hành trạm BOT Cai Lậy.

Trong cả hai vụ “dân Đồng Tâm bắt giữ cán bộ” hay “BOT Cai Lậy”, chúng ta nhìn thấy sự đoàn kết như một yếu tố then chốt để giành chiến thắng “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Đồng Tâm còn là một xã nhỏ, mọi người đều là hàng xóm láng giềng, nhưng BOT Cai Lậy thì khác, các tài xế là những người đến từ tứ xứ. Từ không quen biết nhau, họ bỗng nhiên trở thành “anh em một nhà” trong một cuộc chiến mà dân tài xế gọi là cuộc đấu tranh giành “công bằng”. Trong cuộc đấu tranh này người dân đã hãnh diện góp phần. Bà Tám chủ quán BOT Cai Lậy, người cung cấp nước và khăn lạnh cho nhóm tài xế đã tự hào: “người dân miền Tây không chỉ sống cho riêng mình”.

Những gương mặt cười vui, rạng rỡ của người dân mỗi lần BOT Cai Lậy xả trạm là hình ảnh đẹp đẽ nhất để khép lại những ngày cuối năm 2017. Hình ảnh bác tài Huỳnh Long bị cẩu lên cùng với xe, hình ảnh những chiếc võng “đóng chốt”ở trạm, gương mặt tất tả của bà Tám chủ quán chạy đi chạy lại với chai nước lạnh, hay cảnh bà vẫy tay với những tiếng còi xe reo vui của các tài xế bên kia đường,… Không ai nhìn thấy ở họ một sự sợ hãi hay vô cảm. Mỗi tài xế, mỗi người dân đang là một nhân tố vững vàng. Họ đang có mặt cho nhau, mỗi người là một mắt xích; mắt xích mình vững vàng để mắt xích khác tựa vào.

Tôi nghĩ đến từng khuôn mặt của những tù nhân lương tâm. Những người đã đấu tranh bền bỉ hàng bao nhiêu năm trời chống lại sự xâm lấn của Trung Cộng; đấu tranh bảo vệ môi trường cho ngư dân; đấu tranh cho công bằng xã hội;… Biết bao nhiêu con người, biết bao nhiêu những hy sinh thầm lặng. Những án tù dài đăng đẳng hàng 10 năm trời đang để lại khoảng không gian trống lạnh trong những ngôi nhà thiếu mẹ, thiếu bố của các bé Nấm, Gấu, Tài, Phú, Châu Linh,…

Sức mạnh của tập thể đã được thể hiện qua cuộc thực tập dân chủ vừa qua ở BOT Cai Lậy. Hàng trăm những tù nhân lương tâm cũng đang cần một bờ vai, một cánh tay tiếp sức từ mọi người dân VN. Để đón chào xuân Mậu Tuất 2018, nếu có một điều chúc lành cho quê hương mình trong một năm trước mặt, tôi ước mong mỗi người dân VN sẽ phải là một mắt xích vững vàng cho đồng bào mình dựa vào; để chúng ta cùng có được một xã hội tốt đẹp hơn, …và nhất là, để tất cả chúng ta đều có thể hãnh diện nói rằng Điều Quan Trọng của người dân Việt Nam là Đất Nước Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.