Điều trần Nhân Quyền trước Quốc Hội Liên Bang Úc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày thứ Năm 19 tháng 3 năm 2009, một phái đoàn do ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân dẫn đầu đã đến Quốc Hội Liên Bang Úc để điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Phối Hợp Ngoại Giao, Quốc Phòng và Mậu Dịch của Quốc Hội Liên Bang Úc về vấn đề nhân quyền trong vùng Á Châu – Thái Bình Dương. Cuộc điều trần này được chia ra thành 3 phần với nhiều tổ chức được mời, trong đó có đảng Việt Tân.

Sau đây là bài phát biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm trong buổi điều trần ngày 19 tháng 3 năm 2009.

****

Phát Biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm
Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền
Ủy Ban Phối Hợp Ngoại Giao, Quốc Phòng và Ngoại Thương
Quốc Hội Liên Bang Úc

Điều trần về các Biện Pháp cho Nhân Quyền và vùng Á Châu – Thái Bình Dương

19 Tháng Ba 2009

***

Kính thưa Quý vị,

Cám ơn quý vị đã mời Đảng Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng) hiện diện ngày hôm nay trong buổi điều trần các biện pháp cho nhân quyền và vùng Á Châu- Thái Bình Dương. Việt Tân là một đảng đấu tranh cho dân chủ đang hoạt động tại Việt Nam dù bị cấm đoán. Mục tiêu của chúng tôi là dựa vào sức mạnh của người dân Việt Nam để cải thiện tình trạng nhân quyền và thay đổi thể chế chính trị hiện tại một cách ôn hòa. Chúng tôi tin rằng một xã hội tự do không những là phương tiện tốt đẹp nhất để khai dụng tiềm lực to lớn của một quốc gia và dân tộc, mà còn là nền tảng cho các cơ chế nhân quyền. Hơn nữa, một Việt Nam dân chủ còn có thể là mấu chốt cho sự thịnh vượng và bền vững chung trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Tình trạng hiện nay ở Việt Nam

Việt Nam hiện đang bị cai trị bởi một chế độ đôc tài băng hoại với những vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất thế giới. Việt Nam có dân số trẻ trung năng động mà đời sống và ước mơ đã bị kiềm chế bởi guồng máy công an và các “luật lệ” độc đoán được đặt ra nhằm bảo vệ đảng cộng sản trước những quan điểm và tổ chức đối lập.

Tôi xin đơn cử một số lãnh vực đáng quan tâm như sau:

1. Bắt bớ và giam giữ tùy tiện

Chính quyền đã xử dụng các sắc lệnh và điều khoản mơ hồ để tội phạm hóa những phát biểu chính trị và biến sự đối lập ôn hòa như các vi phạm an ninh quốc gia. Áp dụng những luật này một cách tùy tiện, chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các vụ càn quét, mà tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Right Watch) đã liệt kê là tồi tệ nhất trong 20 năm qua. Gần đây nhất, vào tháng Chín năm 2008, nhiều nhà hoạt động dân chủ (gồm ông Nguyễn Xuân Nghĩa, chị Phạm Thanh Nghiên, quý ông Ngô Quỳnh, Vũ Hùng, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc và Phạm Văn Trội) đã bị bắt vì đã phát tán các truyền đơn dân chủ và dán các khẩu hiệu phê bình chính quyền. Hiện họ vẫn còn đang bị giam giữ mà không có sự buộc tội chính thức nào. Trong trường hợp của chị Phạm Thanh Nghiên, mặc dầu đã bị giam giữ 6 tháng rồi, nhưng gia đình vẫn chưa được phép thăm nuôi. Có nguồn tin nói rằng sức khỏe của chị đang bị sa sút trong tù.

2. Tự do ngôn luận và phát biểu

Hiến pháp Việt Nam có bảo đảm quyền tự do ngôn luận và báo chí; tuy nhiên chính phủ tiếp tục đàn áp các ký giả có tinh thần độc lập và kiểm soát hệ thống internet. Nhà cầm quyền đặc biệt khủng bố những người lên tiếng cổ võ cho nền chính trị đa nguyên hoặc thắc mắc về các chính sách liên quan đến những vấn đề nhạy cảm, như tham nhũng liên hệ đến các giới chức chính quyền hay tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Một thí dụ điển hình là vụ hai ký giả, Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải của các nhật báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, bị bắt vì đã vạch trần vụ tai tiếng tham nhũng nhiều triệu đô-la bao gồm việc biển thủ công quỹ, cờ bạc và mãi dâm ở bộ Giao Thông Vận Tải (PMU-18)1. Hai người này sau đó bị xét xử, kết tội và truy tố với tội ‘’lạm dụng các quyền tự do về dân chủ’’.

Tương tự, trong những tháng gần đây chính quyền đã chủ mưu một chiến dịch bịt miệng những nhà đấu tranh trên mạng. Một người viết blog nổi tiếng, Điếu Cày, đã bị bắt sau khi chỉ trích các chính sách của nhà nước Việt Nam trước hành động xâm lấn của Trung Quốc tại biên giới Hoa Việt. Ông bị kết án 30 tháng tù giam vì tội “trốn thuế” trong một phiên xử bị thế giới lên án. Gia đình của ông và nhiều người viết blog khác hiện cũng đang thường xuyên bị sách nhiễu và hăm dọa.

Chính quyền Việt Nam còn đi xa hơn nữa bằng cách ban hành một sắc lệnh mới vào tháng 12 năm 2008, cấm các nhà viết blog gởi lên mạng các bài mà có thể bị coi như “làm hại đến an ninh quốc gia”. Sắc lệnh mới này cũng đòi hỏi các dịch vụ cung cấp internet quốc tế phải báo cáo chi tiết cá nhân của người xử dụng dịch vụ đến chính quyền.

3. Tự do tôn giáo

Tất cả các tổ chức hay những hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đều phải đăng ký và phải được chính phủ thừa nhận. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) vẫn còn bị nghiêm cấm và vị lãnh đạo cao nhất, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đã bị quản thúc tại gia và sách nhiễu trong hơn 30 năm qua.

Giáo hội Công giáo vẫn bị khống chế ngặt nghèo. Mọi sự chỉ định hay bổ nhiệm các linh mục đều phải thông qua nhà nước. Vào tháng Chín năm 2008, nhiều buổi tập hợp cầu nguyện đông đảo của giáo dân đã được Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà điều động, với con số đôi khi lên tới trên 15.000 người, để đòi hỏi nhà cầm quyền trả lại tài sản của nhà thờ đã bị tịch thu. Tám giáo dân tham dự đã bị bắt và sau đó bị kết án.

Nhưng đáng quan tâm nhất là Hội Thánh Tin Lành Mennonite, phần lớn tín hữu là các sắc dân thiểu số cao nguyên, đã bị đàn áp khốc liệt. Một trong những vị lãnh đạo Hội thánh, Mục sư Nguyễn Hồng Quang đã thường xuyên bị bắt và bỏ tù vì hành đạo. Ông và các mục sư khác hiện vẫn đang bị công an theo dõi và sách nhiễu.

4. Quyền Công Nhân

Ở Việt Nam, công đoàn độc lập không được thừa nhận. Công nhân bị ngăn cấm thành lập hay tham gia công đoàn độc lập.

Chỉ có một nghiệp đoàn của nhà nước gọi là Tổng Công Đoàn Lao Động Việt Nam, nhận lệnh trực tiếp từ đảng cộng sản Việt Nam. Bởi vì sự mâu thuẫn này, quyền công nhân thường bị vi phạm và bỏ mặc. Trong những năm gần đây, các cuộc đình công lan rộng đã xảy ra khắp nước vì tình trạng làm việc cực khổ, lương thấp và bị bạc đãi. Hàng ngàn công nhân đã tham gia các cuộc đình công này và rất nhiều lãnh tụ đình công đã bị bắt và bỏ tù. Theo luật pháp Việt Nam, đình công không có phép của chính phủ bị coi là bất hợp pháp, vì vậy công nhân tham gia đình công có nguy cơ bị nhà nước bắt giam và giới chủ nhân sa thải. Tình trạng bất ổn lao động phản ảnh đời sống kinh tế khó khăn và bất mãn xã hội. Việc nhà nước kiểm soát công nhân chặt chẽ và ngăn cấm đình công đã vi phạm nghiêm trọng Quy Ước Lao Động Quốc Tế.

Một Số Đề Nghị

1. Đối Thoại về Nhân Quyền

Cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền Úc-Việt có thể là một phương thức hữu hiệu để khuyến khích tự do chính trị nhiều hơn ở Việt Nam. Để gia tăng hiệu quả, chúng tôi đề nghị việc nhấn mạnh mục tiêu này qua các chương trình cụ thể. Các chương trình nên đặc biệt tập trung vào việc xây dựng quyền tự do truyền thông, xử dụng internet không bị kiểm soát, và quyền tự do hội họp. Bất cứ sự tài trợ nào cho các đề án này cần có tiêu chuẩn rõ ràng; mục đích và diễn tiến phải được chi tiết hóa và lưu trữ. Các kết quả cần phải được báo cáo lại cho Ủy Ban Phối Hợp và minh bạch hồ sơ cho quần chúng.

2. Sự hỗ trợ của Quốc Hội cho cuộc thay đổi dân chủ

Trong khi hình thành các cơ chế để ngăn ngừa và cải thiện các vi phạm nhân quyền là điều cần thiết, việc quảng bá dân chủ cũng quan trọng không kém trong việc giúp bảo đảm các cơ chế này trên đường dài. Hệ thống độc tài độc đảng là nền tảng nuôi dưỡng mầm mống vi phạm nhân quyền. Chúng tôi tin rằng giải pháp cho nhân quyền là một xã hội dân chủ và người dân được tự do chọn lựa chính trị và buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ. Quốc hội Úc có thể ủng hộ dân chúng Việt Nam và các quốc gia bị đàn áp khác bằng cách lên án những vi phạm nhân quyền, tiếp tay xây dựng một xã hội dân sự và hỗ trợ các tập hợp dân chủ, đồng thời tiếp tục áp lực chế độ đương quyền phải thay đổi.

3. Ủy Hội Nhân Quyền ASEAN

Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ lời đề xướng của Nhóm Điều Nghiên Cơ Chế Nhân Quyền ASEAN để hình thành một ủy hội nhân quyền liên chánh phủ. Chúng tôi đề nghị rằng tất cả các quốc gia hội viên ASEAN đều đương nhiên là thanh viên của Ủy Hội này và vì vậy phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Ủy Hội sẽ có trách nhiệm giám sát để bảo đảm các khiếu nại được lắng nghe và các khuyến cáo được áp dụng. Chúng tôi cũng ủng hộ ý kiến rằng Ủy Hội Nhân Quyền ASEAN có thể thiết lập một Tòa Án, mà trong các trường hợp cần thiết có thể đưa ra một quyết định thống nhất buộc phải được thi hành. Mặc dầu Úc không phải là một hội viên của ASEAN nhưng với một quá trình hợp tác gần gũi và gắn bó trong khu vực này, chúng tôi tin rằng nước Úc có thể tham gia với ASEAN và Diễn Đàn Á Châu-Thái Bình Dương để tiến xa hơn nữa trong nỗ lực bảo vệ nhân quyền tại khu vực này.


JPEG - 46.4 kb
Phái đoàn Việt Tân (trái sang phải): ông Trương Minh Đức, ông Đỗ Hoàng Điềm, ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong.

JPEG - 39 kb

JPEG - 39.2 kb

JPEG - 40.3 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.