Đời sống Kỳ Anh sau hai năm biển chết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2017-11-24

Gần hai năm trôi qua, kể từ ngày biển Bắc miền Trung nhiễm độc do Formosa Hà Tĩnh xả thải, đến nay, đời sống của người dân Kỳ Anh vẫn chưa có gì phục hồi. Khó khăn, đói kém, tha phương cầu thực, trốn sang Lào, Trung Quốc để làm thuê… Đó là bài ca chung của người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, tình trạng môi trường không khí phía Tây Hà Tĩnh bị ô nhiễm trầm trọng đang gây nhức nhối. Các dự án phía Tây Hà Tĩnh đình trệ kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho đời sống nơi đây.

Tệ nạn xã hội tăng cao

Bà Trần Thị Hà, người buôn bán ở chợ Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, chia sẻ: “Tôi nhận thấy thì hiện tại tiền đền bù trước đó họ tiêu hết rồi, chỉ có một vài người làm ăn nhỏ lẻ, có thêm đồng vốn họ chịu khó làm ăn thì có lên chút. Còn chủ yếu là người dân tiêu hết sạch, thậm chí hiện tại nhiều người còn nợ nần nhiều, không còn gì hết, đời sống khó khăn. Vào làm công ty thì độc hại nhiều, làm ăn không ăn thua. Người dân giờ rất khó khăn, chợ búa chúng tôi có bán được gì đâu, cái gì cũng giảm khoảng 80%.”

Bà Mai Thị Lợi, cư dân xã Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Đời sống của thanh niên hiện tại hư hỏng nhiều. Từ lúc Trung Quốc, Đài Loan qua đây thì tệ nạn xã hội nhiều, thanh niên nghiện ngập, phụ nữ thì bỏ chồng bỏ con đi theo Trung Quốc, làm bồ bịch của hắn này, thì nó chơi gái nó cho trả ít tiền rồi ham tiền đi theo hắn, bỏ chồng bỏ con nhiều, ở Kỳ Thịnh, Kỳ Anh này nhiều lắm!”

JPEG - 24.6 kb
Formosa vẫn tiếp tục hoạt động sau thảm hoạ môi trường. TTVN

Bà Lợi chia sẻ thêm là hiện tại, đời sống kinh tế của người dân chung quanh bà không có gì thay đổi kể từ sau vụ biển nhiễm độc đến nay. Nghĩa là đời sống vẫn chưa thể hồi sinh, mọi thứ vẫn còn trong trạng thái chết, nghề nghiệp đánh bắt chết, nghề buôn bán chết, công việc không có, sức mua chết… Với những người buôn bán nhỏ lẻ, đặc biệt là buôn bán hải sản, kiếm được 100 ngàn đồng mỗi ngày là chuyện quá khó khăn, nhưng trước khi biển nhiễm độc, họ kiếm mỗi ngày 500 ngàn đồng một cách dễ dàng.

Trong khi đó, giá thành mọi thứ tăng vọt bởi người Trung Quốc sống ở đây nhiều vô kể và họ xài tiền dễ dãi, chính sức mua không tiếc tiền của họ đã kéo nhiều thứ vật giá leo thang. Người dân bản địa phải chật vật vì thời giá bị lái hoàn toàn bởi sức mua người Trung Quốc. Đời sống khó khăn, kiếm tiền chật vật nhưng tệ nạn xã hội tăng rất nhanh.

Theo bà Lợi, một số thanh niên làm việc thuê cho người Trung Quốc, có được chút tiền lại chuyển sang chơi bời, nhậu nhẹt, phá phách, xài hàng đá, theo con đường xì ke, ma túy. Đặc biệt, một số gia đình có tiền đền bù đất trước đây và còn một ít đất để bán ăn dần có vẻ như họ bị lún tệ nạn xã hội nặng nhất. Hầu hết con cái trong các gia đình này dính xì ke, ma túy, chơi hàng đá và suốt ngày chơi bời, phá phách, không có công việc ổn định.

Riêng vấn đề hôn nhân gia đình ở Kỳ Thịnh nói riêng và Kỳ Anh nói chung có vẻ như đã hết thuốc chữa. Con số các phụ nữ đã có gia đình riêng, có chồng và hai, ba đứa con nhưng do kinh tế suy sụp, họ đã bỏ chồng theo các thanh niên, đàn ông Trung Quốc. Đi theo một thời gian dài thì bị hất hủi, lại quay về gia đình nhưng lúc này chồng con không muốn nhìn họ nữa, họ lại lang thang rày đây mai đó để làm công việc buôn phấn bán hương.

Nhiều gia đình phải tan nát, nhiều số phận bị lún bùn đen, nhiều tương lai bị chặn đứng bởi gia đình, cha mẹ đổ vỡ. Có thể nói rằng có quá nhiều đớn đau đến với người dân Hà Tĩnh kể từ khi các công trình của người Trung Quốc mọc lên ở đây.

Tha hương ngay trên chính đất quê

Chị Lê Thị Cúc, cư dân Kỳ Anh, chia sẻ: “Trước khi có khu công nghiệp vào đây thì còn bán được, chứ hai năm nay không bán được nữa. Thu nhập ngày trăm bạc cả vốn lẫn lãi, trừ vốn thì lãi được khoảng 20 ngàn bạc, không có gì cả. Bão lụt gì họ cho mỗi nhà được 5kg gạo chứ không có gì cả.”

Chị Nguyễn Thị Liên, cư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Ở đây thì đời sống kinh tế Việt Nam khó khăn rồi, bởi Trung Quốc sang đây làm ô nhiễm, biển chết, ảnh hưởng đến người dân, chứ nó không qua đây thì biển không bị như vậy, dân còn con cá biển mà ăn.”

Hai phụ nữ này chia sẻ thêm là hiện tại, tình trạng sống ngay trên đất quê mà có cảm giác như đang sống nhờ, sống tạm ở một vùng đất nào đó là tình trạng chung của những người dân nghèo nơi đây. Bởi dường như mọi quyền lợi hay tiếng nói đều thuộc về những người đến từ phương Bắc. Người ta nói mạnh vì gạo, bạo vì tiền, hiện tại, người Trung Quốc có đủ cả mạnh vì gạo bạo vì tiền, họ có thể ung dung làm bất kì điều gì họ muốn trên đất Hà Tĩnh, kể cả việc dụ dỗ vợ người khác bỏ chồng, bỏ con chạy theo đồng tiền của họ.

Cũng theo chị Cúc và chị Liên, vấn đề đền bù do xả độc ra biển ở Kỳ Anh có nhiều chuyện bất minh và bất công. Nhiều gia đình không làm gì liên quan đến biển nhưng có người thân làm cán bộ thì được nhận đền bù với số lượng lớn, ngược lại, người buôn bán hải sản và làm nghề biển như gia đình các chị, suốt hai năm nay khó khăn, chồng và con trai lớn các chị phải sang Lào làm thuê, bữa được bữa mất vì trốn chui trốn nhủi trên nước bạn, vì không có thị thực của nước bạn, các chị phải ở nhà tần tảo nuôi con, kiếm tiền vô cùng khó… Nhưng các chị chẳng nhận được đồng tiền đền bù nào.

Và đáng sợ hơn cả, theo các chị là mặc dù đang sống trên quê cha đất tổ nhưng tiếng nói của người bản địa lọt thỏm giữa ồn ào thanh âm người nước lạ. Mọi sinh hoạt bị đảo lộn, đời sống ngày thêm cơ cực và luôn thấy mình giống như người tha hương, sống tạm ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Có thể nói rằng sau gần hai năm, đời sống người dân làm nghề biển và các dịch vụ biển nói riêng, người dân Hà Tĩnh nói chung vẫn chưa hết đảo lộn và chưa hề có dấu hiệu phục hồi sau những mất mát.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.