Đòn gây phân hoá của CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm mùng 1/9, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ nước ngoài về đến phi trường Nội Bài, đã bị công an bắt giữ thẩm vấn suốt 15 tiếng đồng hồ trước khi thả ông về nhà. Sau đó ông đã tóm thuật lại nội dung buổi “bắt cóc” mà công an gọi là “mời làm việc” như sau:

Cảm ơn tất cả anh chị em

https://www.facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/1713257205568981

Họ muốn mình trả lời đi Mỹ gặp những ai, ở đâu, móc nối với các tổ chức “phản động” nào,… [họ bảo có đầy ảnh tôi chụp với anh Điếu Cày, Trịnh Hội, Gs. Đoàn Viết Hoạt, anh Khanh RFA, và mấy người mà tôi gặp lần đầu, và nhờ an ninh nói tôi mới biết họ thuộc các tổ chức “khủng bố” hay đảng “phản động” này kia [Tôi còn có đầy ảnh chụp với Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào ở Hà Nội và vợ chồng Cù Huy Hà Vũ ở bên Mỹ nữa mà họ không nhắc tới].

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: ‘Tôi đã bị bắt cóc’

https://anhbasam.wordpress.com/2015/09/03/4956-tien-sy-nguyen-quang-a-toi-da-bi-bat-coc/#more-151721

Ông kể lại với VOA Việt Ngữ về vụ việc: “Họ hỏi duy nhất một điều. Họ nói có thấy ảnh trên mạng là tôi đi các nơi khác nhau ở Mỹ, và gặp gỡ những người như Trịnh Hội, anh Công ở trên San Jose, anh Khanh, đài RFA, anh Hoàng Tứ Duy trong một bữa ăn ở Virginia, và những người khác. Họ bảo rằng những người này là những người phản động, đại diện cho những người chống đối nước Việt Nam, đảng khủng bố…”

Điểm đáng chú ý theo lời tường thuật trên facebook của TS Nguyễn Quang A thì an ninh CSVN đã chọn lọc một số các đối tượng “phản động” để hạch hỏi ông về những người này mà không đề cập đến một số người khác cũng “ phản động” không kém, ngay cả có người đã từng ngồi tù, mà ông cũng đã liên hệ.

Những người được đề cập là những người, mà theo an ninh CSVN, thuộc các tổ chức khủng bố, đảng phản động này kia.

Những năm gần đây, đảng “phản động” duy nhất được/bị CSVN gán nhãn khủng bố là Đảng Việt Tân; do đó ta có thể hiểu là an ninh nhắm chỉ tới đảng này, nhất là trong danh sách đề cập có Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân. Những người được đề cập ở trên là những người hoặc bạn bè thân tình của anh Hoàng Tứ Duy, hoặc ít nhiều đã có dịp đồng hành làm việc cùng với Việt Tân trong một số công tác tranh đấu cho nhân quyền dân chủ tại Việt Nam.

Những năm gần đây ta thấy CSVN ra sức quy chụp hầu hết những nhân vật hay những sinh hoạt đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam là thuộc hay do Việt Tân “chi phối chỉ đạo, giựt dây, thuê mướn”, dù rằng có những lúc người ta biết CSVN biết rõ trong số những người/ sinh hoạt bị chụp mũ đó có nhiều người hoàn toàn độc lập, không liên hệ gì đến Việt Tân.

Nhìn phiến diện, người ta có thể thắc mắc tại sao CSVN lại dại dột đánh bóng, thổi lên hình ảnh đối phương Việt Tân là tổ chức vô cùng mạnh, độc quyền chi phối phong trào đấu tranh cho dân chủ hiện nay. Nhưng nhìn lại cho kỹ ta thấy qua đòn này CSVN có thâm ý sau:

1. Răn đe: Anh lộn xộn phản kháng tức là anh dính tới Việt Tân khủng bố, là phạm tội nặng. Và như thế để tránh bị trừng trị nặng nề, người đấu tranh phải xa lánh Việt Tân, thậm chí lên tiếng tấn công Việt Tân để chứng tỏ mình hoàn toàn không phải Việt Tân.

2. Xoá mờ hình ảnh đa nguyên của phong trào dân chủ: Tạo viễn cảnh lại sẽ có độc đảng, Việt Tân nếu thành công thay thế ĐCSVN thì chưa chắc sự thay đổi khá hơn. Hình ảnh cái gì cũng là, hoặc do Việt Tân, dễ khiến những người/ nhóm/ tổ chức đồng hành hợp tác với Việt Tân cảm thấy vai trò và những đóng góp của mình bị lu mờ, Việt Tân “nuốt” và “ôm hết credit”. Do đó, vì nhu cầu khẳng định bản sắc chính mình nên phải xa lánh Việt Tân, thậm chí lên tiếng công kích Việt Tân để chứng tỏ sự độc lập của mình.

Và như thế, mục đích cuối cùng của CSVN là tạo sự nghi ngờ e ngại trong quần chúng, đồng thời phân hoá trong hàng ngũ đấu tranh, cách ly Việt Tân khỏi phong trào dân chủ, để dễ dàng hơn bẻ từng chiếc đũa.

Nhưng điều đáng mừng là những người/ tổ chức đấu tranh cho nhân quyền hay dân chủ đã càng ngày càng thể hiện bản lãnh và sự tự tin vào chính mình hơn, để không mắc mưu chia rẽ của nhà cầm quyền độc tài. Như TS Nguyễn Quang A đã bình thản tự tin đối với an ninh, chẳng tránh né việc công nhận mình đã có dịp ăn tối chung với anh Hoàng Tứ Duy.

An ninh chụp mũ những người trên là “phản động”, “khủng bố” thì biết vậy thôi, chẳng nao núng; như anh Trương Minh Tam của Con Đường VN và mục sư Nguyễn Mạnh Hùng của Hội Đồng Liên Tôn đã thoải mái công khai cho biết mình đã làm việc cùng Việt Tân; như nghệ sĩ Kim Chi công khai thoải mái kể chuyện mình có dịp gặp mặt ông Chủ tịch Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm, v.v…

Đến đây ta nên cùng nhau cảnh giác: thất bại trong việc tách Việt Tân khỏi quần chúng đấu tranh, CSVN có thể sẽ xoay qua dùng cùng chiêu với những cá nhân hay tổ chức khác (có thể là nhỏ hơn, theo đánh giá của CSVN) với hy vọng dễ ăn hơn, để loại dần dần từ nhỏ đến lớn.

Nhưng với bản lãnh và sự tự tin càng ngày càng tăng do được trui rèn trong khó khăn áp bức của người đấu tranh cho dân chủ, ta có thể tin rằng, dù có những lúc có nhiều suy nghĩ khác biệt dị đồng, chuyện bình thường phải có trong tinh thần đa nguyên để cùng tiến bộ, các nhân vật, các nhóm, tổ chức đấu tranh dân chủ sẽ biết cách bênh vực hỗ trợ bảo vệ nhau trước những đòn trấn áp phân hoá của bạo quyền.

CSVN sẽ phải không thể chối cãi được rằng, không chỉ có một vài cá nhân hay tổ chức đối kháng, mà nhiều thành phần dân tộc khác nhau, tuỳ theo sở trường và khả năng của mình, đang cùng hợp quần đấu tranh theo nhiều phương thức khác nhau để cùng tạo áp lực lên đảng đang cầm quyền, nhằm mang tới sự đổi thay theo con đường dân chủ. Đó là trào lưu tất yếu của lịch sử.

Đặng Vũ Chấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.