Đồng Bào Tiền Giang Tiếp Tục Biểu Tình Trước Quốc Hội 2 Sang Ngày Thứ 10

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

02/07/2007

Sau khi bị gián đoạn liên lạc với chị Cao Quế Hoa từ chiều ngày 30/06/2007, hôm nay 2/7/07, người đưa tin từ Sài Gòn đã tìm mọi cách để liên lạc được với chị và được biết, sau khi trao đổi lần cuối trên xe đò, chị đã bị tịch thu các điện thoại lưu động và cưỡng bức vào đồn Công An rồi sau đó bị còng tay tống lên xe công an cùng với chị Lê Thị Nguyệt để đưa về trụ sở Công An tỉnh Tiền Giang. Tại đây, đích thân Võ Tấn Tài, phó giám đốc Công An thường trực của tỉnh Tiền Giang đến xoa dịu động viên và đem cơm nước cho chị, nhưng chị Hoa từ chối không ăn. Sau đó, Nguyễn Chí Thi, giám đốc Công An tỉnh Tiền Giang cũng đến cùng Võ Tấn Tài năn nỉ chị đừng làm như vậy nữa và sau đó thả cho về nhà lúc 1 giờ sáng ngày 01/07/2007.

Mặc dù luôn bị công an theo dõi kiểm tra nghiêm ngặt nhưng chị Hoa đã dùng mọi cách để lẫn trốn và thoát được trở lại nơi biểu tình trước trụ sở Văn Phòng QH2 Sài Gòn vào lúc 2 giờ trưa ngày 01/07/2007.

Vào lúc 07:30 giờ sáng nay (VN), qua điện thoại di động chị Hoa cho biết “… Tôi tố cáo hành động ngày 30/06/2007 của công an quận 6 đối với tôi như một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng… ông Nguyễn Minh Triết qua Hoa Kỳ… để cam kết thực hiện dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam nhưng tôi không có chút dân chủ, nhân quyền gì hết… Có phải tôi bị tội dám đấu tranh đòi lại quyền lợi hợp pháp của tôi nên tôi bị xông an đối xử man rợ dã man như thế!!! Như vậy dân chủ nhân quyền của bản thân tôi và của những người dân Tiền Giang khiếu kiện tại đây ai bảo đảm? Ai đòi lại? ai thực hiện để có công bằng dân chủ, công bằng xã hội?….”

Tìm hiểu về người bạn khiếu kiện của chị Hoa là chị Lê Thị Nguyệt, Người đưa tin được biết khi chị Hoa được thả lúc 1 giờ sáng ngày 01/07/2007 thì chị Nguyệt vẫn còn bị giam tại trụ sở Công An tỉnh Tiền Giang.

Ngoài ra, cũng được biết cụ bà Võ Thị Thu, 84 tuổi ở chợ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, người được đưa từ trụ sở Công An quận 6 về đến trụ sở VP/QH2 và bị công an đưa xe chở xác đi cứu cấp nay đã hồi sinh, đang điều trị tại Bệnh viện Quận Phú Nhuận và được bà con biểu tình đến bệnh viện trông nom săn sóc cụ.

Tin từ Sài Gòn cũng cho biết, sau biến động CA quận 6 hành hung và cưỡng bách bắt chị Hoa và chị Nguyệt cũng như chút nữa làm mất mạng cụ Võ Thị Thu, đồng bào khiếu kiện khắp nơi như Bình Phước, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cờ Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu… và thêm đồng bào ở Tiền Giang đã kéo về tăng cường cho đoàn biểu tình tăng số người hiện nay lên đến gần cả ngàn người giăng biểu ngữ, bảng hiệu khắp nơi trước Trụ sở VP/QH2 nhưng vì công an và an ninh chìm tăng cường dày đặc khu vực nên việc thu hình rất khó khăn, và vì điện trong khu vực bị cúp nên rất khó chuyển hình ảnh ra ngoài, khi có tin chúng tôi sẽ thông báo.

Xin các báo đài và cơ quan truyền thông hỗ trợ cho những người dân “thấp cổ bé miệng” đòi hỏi cuộc sống cho mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn – Lúc 3:00 chiều tại Sài Gòn ngày 02/07/2007)

*****

Ngày 28-6-07, cuộc biểu tình của đồng báo tỉnh Tiền Giang trước tòa nhà Quốc Hội 2 của CSVN ở Sài Gòn đã bước sang ngày thứ 7. Công an CSVN đã quy tụ con số hơn 100 vây quanh Trụ sở Quốc hội 2 sẵn sàng đàn áp dẹp đoàn biểu tình.

JPEG - 46.1 kb

Tin người đưa tin từ Sài Gòn sáng 28-607, qua trao đổi với bà con Tiền Giang đang tham dự biểu tình trước Trụ Sở Quốc Hội 2, được biết hôm nay lực lượng công an tăng cường hơn 100 người bao vây chung quanh trụ sở và họ cho biết sẽ giải tán đoàn biểu tình. Dù vậy, nhưng bà con vẫn căng biểu ngữ và đứng biểu tình trước Trụ sở suốt ngày bất chấp sự hăm dọa của CA, tất cả bà con cùng quyết tâm ở lại và sẵn sàng phản ứng nếu bị đàn áp. Hiện nay có khoảng 250 người chia ra hai nhóm, mỗi nhóm hơn 100 đứng dàn bên trong và bên ngoài cửa hàng rào để bảo vệ lẫn nhau nếu bị CA tấn công, và cho biết thà hy sinh tại đây chứ không chịu giải tán nếu nguyện vọng chưa được đáp ứng.

Sàng ngày 27-6-07, cuộc biểu tình đã tiếp tục mặc dù khó khăn về thời tiết (hết mưa tầm tã lại đến nắng gay gắt) cũng như phải ngủ ngoài trời suốt mấy đêm liền nên nhiều bà con bị cảm lạnh, nhưng mọi người vẫn quyết tâm tiếp tục ở lại biểu tình cho đến khi nào nguyện vọng của họ đụợc giải quyết thích đáng. Tin cho biết, trong ngày 27-6 có phiên họp tại đây để yêu cầu chính quyền tỉnh Tiền Giang phải giải quyết việc nầy không thể để cho đồng bào chịu quá nhiều cực khổ màn trời chiếu đất như mấy ngày nay. Tuy được hứa hẹn như vậy nhưng đồng bào vẫn… phải chờ xem kết quả ra sao vì đã được hứa nhiều lần nhưng “chuyện đâu vẫn còn đó”. Vì thế, cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. (Người đưa tin từ Sài Gòn – 7:00 giờ tối ngày 28/06/2007 tại trước Văn Phòng Quốc Hội ở Sài Gòn)

JPEG - 50.9 kb

Tưởng cũng cần nhắc lại lúc 9 giờ sáng ngày 25 tháng 6 năm 2007, chúng tôi đã trao đổi với chị Hoa và được biết hiện nay số đồng bào Tiền Giang ở lại trước Quốc Hội 2 là trên 200 người và số vẫn còn nhiều đồng hương đang trên đường đến địa điểm biểu tình nên số người nầy sẽ tăng nhiều trong vài giờ nữa. Chị Hoa cho biết dù mệt mõi sau hơn 3 ngày di chuyển và ở ngoài đường, nhất là các vị cao niên nhưng tinh thần đồng bào rất mãnh liệt quyết tâm tiếp tục biểu tình cho đến khi nào nguyện vọng của họ đụợc giải quyết thích đáng chứ không phải chỉ là lời hứa suông cho qua chuyện như đã xẩy ra. Cơ quan Thanh Tra Chính Phủ Liên Ngành hứa sẽ giải quyết việc Ủy Ban Nhân Dân Tiền Giang đã chứa chấp cán bộ tiêu cực tham nhũng để cướp đoạt tài sản của dân. Ngoài ra, chị Hoa cũng cho biết đích thân ông Quận trưởng đại diện chính quyền hứa hẹn trong ngày hôm nay sẽ giải quyết đòi hỏi chính đáng của đồng bào, xin chờ xem.

JPEG - 74.7 kb

JPEG - 75.4 kb

JPEG - 66 kb

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn
09:00 giờ sáng ngày 25/06/2007 tại trước Văn Phòng Quốc Hội ở Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.