Đồng bào Tiền Giang Tiếp Tục Biểu Tình Trước Quốc Hội 2 Sang Ngày Thứ 13

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

* Bị tịch thu điện thoại di động và máy chụp hình trong khu vực biểu tình
* Mời qua Phòng Tiếp Dân để được giải quyết vào lúc 8 giờ sáng 3 ngày 4-5-6/07/2007 nhưng đồng bào “chê” không chịu qua.

Hôm nay bước sang ngày thứ 13 cũng là ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ (04 tháng 7) nên từ sáng sớm đồng bào đã tụ tập giăng “băng rôn” và biểu ngữ rất đông trước cửa và dùng loa phóng thanh hô những khẩu hiệu chống đối chính quyền của địa phương mình tham nhũng và hướng các loa vào phía trong Văn Phòng Quốc Hội 2 (VP/QH2). Từ lúc 7:00 giờ sáng đồng bào đi ngang qua VP/QH2 đã thấy những biểu ngữ giăng đầy dọc theo đường Hoàng Văn Thụ với các nội dung “Dân Oan đi tìm công lý, đòi đất đòi nhà”, “”Làm Quốc lộ 1A giải tỏa trắng, chính quyền quên tái định cư cho dân”, Chính quyền lừa bịp, phản dân hại nước” … . Có một cụ già đã dùng loa phóng thanh cầm tay hướng vào trong Quốc Hội cùng với nhiều người trong nhóm Tiền Giang hô khẩu hiệu đã đảo chính quyền Tiền Giang với sự hỗ trợ của các nhóm người ở địa phương khác. Chúng tôi ghi nhận có hơn 10 nhóm từ các nơi như Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Dương, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Bình Thuận, Bình Phước, Quận 4/ TP.HCM . . . . tổng số lúc cao điểm lên đến hơn 800 người. Chiều lại, dù trời mưa lớn nhưng vẫn còn nhiều người đứng dưới mưa để tiếp tục biểu tình, còn những người khác thì rút vào trong nhà Quốc Hội nên bên ngoài chỉ còn khoảng hơn 100 người dầm mưa để cầm biểu ngữ và cờ … đứng dọc theo đường.

Vài người sử dụng điện thoại di động để liên lạc trong nhà Quốc Hội hay chụp hình thì bị CA tịch thu máy hay xóa bộ nhớ, CA và Dân quân kiểm soát trong ngoài rất chặt chẽ không cho ai được chụp hình hay quay phim.

Một điều đồng bào quan tâm đến cuộc biểu tình kéo dài gần 2 tuần tại VP/QH2 đều ngạc nhiên không thấy 600 tờ báo trong nước, cũng như cơ quan truyền thanh, truyền hình đề cập đến việc khiếu kiện của dân oan, phải chăng việc nầy dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã quen và không coi đó là quan trọng (?) phải chăng “dân chết thì mặc bây, tiền thầy thầy bỏ túi” ?

Đặc biệt hôm nay, phái đoàn Thanh Tra Chính Phủ đã… vắng bóng và một thông báo mời đồng bào khiếu kiện đến số 210 Võ Thị Sáu là Trung Ương 2 Phòng tiếp dân lúc 8 giờ sáng mỗi ngày từ ngày 4 đến ngày 6/07/2007 để đươc giải quyết, nhưng đồng bào đã bị lừa nhiều lần nên không thể nhẹ dạ tin vào lời hứa hẹn để đi qua bên đó làm đoàn biểu tình bị phân tán nên đã “chê” không thèm đi.
Được biết hiện nay ở nhiều nơi xa như Cần Thơ, Cờ Đỏ, An Giang, Đồng Tháp… dù bị Công an ngăn chặn nhưng họ vẫn từ từ kéo lên để nhập cuộc với đoàn biểu tình tại VP/QH2 ở Sài Gòn hứa hẹn số người tham dự biểu tình sẽ không giãm mà còn tăng thêm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 10:30 tối tại Sài Gòn ngày 04/07/2007

******

Phỏng Vấn chị Thảo tại hiện trường biểu tình

Radio Chân Trời Mới, Nguyễn Hoàng Thanh Tâm thực hiện
Sài Gòn ngày 3 tháng 7, 2007

“Công An tình Tiền Giang phối hợp với công an phường 6 đánh đập người dân”

“Cướp đoạt nhân quyền, cướp đoạt tài sản của dân – đả đảo”

NHHT: Chúng tôi là Nguyễn Hoàng Thanh Tâm xin kính chào quý vị đến với tiết mục phóng sự đặc biệt. Âm thanh quý vị vừa nghe là những tiếng hô hào và đả đảo của bà con dân oan của tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận kéo về biểu tình trước trụ sở văn phòng Quốc Hội II của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Sài Gòn.

Trong nhiều ngày qua, tình hình bà con khiếu kiện tại Sài Gòn với nhiều vụ bắt bớ và đánh đập của công an đã khiến cao trào biểu tình và đấu tranh lên cao. Mỗi ngày có mấy trăm người tụ tập và có hôm theo tin tức cho hay có cả 1000 người tụ tập biểu tình tại đây. Hồi sáng sớm (hôm nay) ngày mùng 3 tháng 7 năm 2007, chúng tôi đã tiếp xúc được với chị Thảo, một người trẻ sống tại Sài Gòn. Ngay sau khi hay tin bà con biểu tình, chị đã đến ngay tại hiện trường để theo dõi và yểm trợ tinh thần cho bà con dân oan. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn về cuộc biểu tình tại chỗ. Kính mời quý vị cùng theo dõi sau đây.

NHTT: Thưa chị, trước hết chị có thể cho biết tình hình hiện nay đang diễn ra ngay tại chỗ chị đang đứng như thế nào không ạ?

Chị Thảo: Thưa anh “băng rôn” giăng đầy đường đả đảo chế độ tham nhũng, đả đảo công an Tiền Giang cướp đất của dân, và người dân ở đây lên khoảng 300-400 người, rất đông trước cửa của Quốc Hội II . Tôi đã hỏi những người ở đây và được biết, có người bị bắt, có người bị giam cả năm trời, với tội là đi biểu tình, để nói lên tiếng nói của mình. Có những bà cụ ở đây bị giam 3 tháng, 7 tháng. Có một cô giáo gần đây, bị giam 6 tháng, khi về bị đuổi việc, không cho đi làm nữa. Những bức xúc của họ nói chung là những bức xúc lên tới tận cùng.

NHTT: Thưa chị, trong nhiều ngày qua có một số tin tức về bà Võ Thị Thu bị đánh đập dã man cũng như là chị Hoa và một số người khác đã bị bắt giữ, thì chị có thể cho biết tình hình hiện nay của họ như thế nào không thưa chị?

Chị Thảo: Họ vẫn đứng đây biểu tình, và họ đã đứng đây 14 ngày. Đó là những người dân của Tiền Giang và người dân của Bến Tre đang cùng tố cáo. Và bây giờ rất là ồn. Anh cũng nghe thấy đó, rất là ồn.

NHTT: Dạ vâng, thưa chị đến nay phản ứng của công an như thế nào ạ?

Chị Thảo: Không ai đếm xỉa cả. Vừa rồi có một bà cụ vừa ngất xỉu và họ đã đưa bà cụ đi vào bệnh viện.

NHTT: Thế thì công an có đứng đó không thưa chị?

Chị Thảo: Có chứ anh, họ đứng ngoài đường đó. Ban đầu họ đuổi người ta, họ nói là bị kẹt xe, nhưng người dân nói là tôi đứng trên lề đường đâu có mắc mớ gì đến xuống lộ đâu mà kẹt xe. Thế là họ đứng ở ngoài, với lại ở đây rất là đông họ không dám làm gì. Bữa nọ họ (công an) có giựt một chiếc Honda và điện thoại di động của một người khi người ta gọi điện thoại, thì những người ở đây xúm lại rượt theo để lấy lại. Người ta đập nó.

NHTT: Thế thì phản ứng của người dân xung quanh như thế nào thưa chị?

Chị Hoa: Người ta rất là bức xúc, rất là đau long khi không ai đếm xỉa gì, không ai ra tiếp xúc cả. Lâu lâu có một người chạy ra kêu họ đi về, nhưng mà họ nói là giải quyết cho họ đi, rồi họ mới đi về.

NHTT: Phản ứng của người dân Sài Gòn đối với đồng bào ở Tiền Giang và một số của các tỉnh đổ về. Trước tình trạng này thì người dân phản ứng ra sao thưa chị?

Chị Thảo: Người dân Sài Gòn ai cũng vậy, tất cả đi ngang đều nhìn các “băng rôn” đó và họ rất là ngạc nhiên. Tại vì cái này có lẽ là lần đầu tiên họ thấy, ở Sài Gòn có ai giăng biểu ngữ lớn như vậy. Hôm rày thì không có microphone đâu. Hôm nay được cái microphone rất là lớn thành ra họ…la làng lên hết.

NHTT: Với khoảng hơn 400 người như vậy, thì chị ước lượng có bao nhiêu công an chìm cũng như công an nổi đứng ở khu vực đó thưa chị.

Chị Hoa: Công an chìm thì rất là nhiều, mình không đếm được bao nhiêu đâu, vì họ mặc civil thường mà. Còn công an nổi thì họ đứng bên kia đường, dọc hai bên đường.

NHTT: Thưa chị, chị tiếp xúc với những đồng bào trong nhiều ngày qua thì chắc chắn chị cũng biết những khó khăn của đồng bào, thế thì hiện nay, đồng bào có những khó khăn gì và cần hỗ trợ của người Việt tại Hải Ngoại ra sao?

Chị Thảo: Đó là tiếng nói của người hải ngoại. Thật sự tôi ở Sài Gòn này tôi cũng không biết văn phòng Quốc Hội ở đâu và tôi cũng không biết được tin gì khi có người tụ họp ở đây, tại vì báo chí Việt Nam không loan tin gì cả. Tôi lên mạng mới biết là ở đây có biểu tình đòi đất, rồi sự oan ức của người ta. Trừ khi mình lên mạng mới biết, chứ ở nhà thì mình không biết. Tất cả những bạn bè tôi cũng không ai biết là ở đây có cái tụ họp rất lớn như vậy.

NHTT: Thưa chị, ngoài tiếng nói, ngoài vấn đề thông tin, mình có thể giúp các đồng bào khiếu kiện tại Quốc Hội II, thì còn có vấn đề nào cụ thể khác đồng bào Hải Ngoại có thể giúp đỡ các đồng bào tỉnh Tiền Giang cũng như tại miền Nam không ạ?

Chị Thảo: Ở đây đồng bào người ta rất khó khăn về vật chất. Tinh thần thì họ rất là cao, nhưng về vật chất ở dưới quê là đã khó khăn rồi, nay lại bỏ công ăn việc làm lên trên đây. Có những người người ta lên Hà Nội bao nhiêu tháng trời và có những người ở đây ròng rã, lây lất qua ngày. Tôi có gặp một số ngưòi, họ không còn tiền đi xe, họ phải đi bộ từ bến xe Miền Tây cả ba tiếng rưỡi. Anh thấy cái đó là nỗi khốn khổ của người dân, họ kêu cứu không ai nghe hết cả.

NHTT: Thế thì vấn đề ăn uống và chỗ ngủ của bà con như thế nào ạ?

Chị Thảo: Họ chia ra đi mua cơm ăn lây lất qua ngày vậy thôi. Rồi có giăng võng để ngủ. Những ai đi kiếm chỗ trọ thì họ đi, không được thì họ giăng võng ngủ.

NHTT: Thưa chị, như chị có nói, chị ở Sài Gòn, nhưng đôi khi chị không biết văn phòng Quốc Hội II nằm ở đâu, thì chắc có nhiều người cũng trong cái tình trạng như vậy. Chị có thể cho biết chính xác văn phòng Quốc Hội II nằm ở đường nào, một số điểm đến như thế nào để bà con khi được thông tin họ có thể tìm đến.

Chị Thảo: Thật sự họ đến đây lúc ban đầu không bao nhiêu người và càng ngày càng đông. Địa chỉ của Quốc Hội II là số 19 Hoàng Văn Thụ.

NHTT: Với số người ở Sài Gòn mà họ có thể đến để tìm hiểu và tham dự, cũng như tiếp sức với đồng bào Tiền Giang, thì chị có những điều gì dặn dò cho những người ở Sài Gòn này ? Thí dụ như có nên đem gì theo hay không?

Chị Thảo: Nếu dân Sài Gòn đến hỏi thăm thì rất là đỡ cho tinh thần của những người ở đây. Những nỗi sợ của người dân Việt Nam đã dâng lên trong họ bao nhiêu năm nay, và khi dân Sài Gòn đến tiếp xúc hỏi thăm họ, đó là điều an ủi.

NHTT: Dạ vâng, thưa chị, đài phát thanh của chúng ta sẽ được phát đi khắp nơi đến đồng bào và đồng bào tại Hải Ngoại, vậy chị có những lời gì nhắn nhủ các đồng bao đang lắng nghe cuộc đối thoại của chúng ta?

Chị Thảo: Tôi xin chân thành cảm ơn đài đã điện thoại đến cho tôi hôm nay. Người dân Việt Nam hôm nay còn rất nghèo khổ. Đừng thấy bề ngoài mà nghĩ là đất nước Việt Nam đã phát triển. Việt Nam chỉ phát triển cho những bộ phận tư bản đỏ, còn người dân thật sự còn rất khổ khi họ phải đối chọi đơn độc mỗi ngày để lấy thân xác họ cầy cấy, đó là nỗi khổ của người dân Việt Nam.

NHTT: Một lần nữa xin thay mặt cho các bạn trẻ cũng như đồng bào tại Hải Ngoại luôn luôn quan tâm đến vấn đề này, cảm ơn chị đã dành thời giờ chia sẻ những tin tức ngay tại hiện trường trước văn phòng Quốc Hội II tại địa chỉ như chị vừa nêu là số 19, Hoàng Văn Thụ.

Và một lần nữa xin cảm ơn chị Thảo rất nhiều và hy vọng trong vòng một vài tiếng hay vài ngày nữa, chúng ta sẽ quay lại để cập nhật tình hình cho các thính giả trong và ngoài nước của chúng ta.

Chị Thảo: Cảm ơn anh cũng như đồng bào Hải Ngoại đã quan tâm đến vấn đề này. Cảm ơn anh rất nhiều.

“Công An tình Tiền Giang phối hợp công an phường 6 đánh đập người dân”

“Cướp đoạt nhân quyền, cướp đoạt tài sản của dân – đả đảo”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.