Đức Hồng Y Trần Nhật Quân sẵn sàng vào tù vì nền dân chủ của Hong Kong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(21.11.2014) – Sài Gòn – Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám mục Hong Kong, phát biểu trong phần cuối tại Hội thảo quốc tế của PIME (Viện Giáo hoàng về Truyền giáo Nước ngoài) kết hợp với hãng thông tấn Asianews tổ chức mang tên:”Truyền giáo Á châu: Từ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Giáo Hoàng Phanxicô” rằng:

”Tôi hy vọng khi về lại Hong Kong, sẽ kịp tham gia cùng những người khác để thực hiện các hành động bất tuân dân sự với phong trào Chiếm đóng trung tâm (occupy central). Cho dù có bị ngăn cấm hay bị bắt thì tôi cũng sẵn sàng để cảnh sát bắt giữ. Tôi hy vọng họ bỏ tù tôi vài ngày, để tôi có thời gian cầu nguyện cho tất cả các bạn sinh viên”.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, người đã luôn làm việc để Giáo Hội ở Hong Kong trở nên một ” Giáo hội cầu nối” đến Hoa Lục. Trong phát biểu, Đức Hồng Y Quân không chỉ nói đến sự hạn chế bị đặt ra bởi Bắc Kinh trong mối quan hệ với Vatican, mà ngài còn đưa ra việc tại sao Con Rồng Châu Á (Hoa Lục) này lại rất sợ việc có tự do tôn giáo.

Đức Hồng Y Quân nói tiếp, “Tôi không dám nói cho tất cả mọi người thuộc Châu Á, nhưng tôi tin rằng con đường để truyền giáo tại Trung Quốc chính là con người: con người là trung tâm xã hội, xã hội thuộc về con người, như những cá thể được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”. Vì lý do này, khi phân tích vai trò quan trọng mà Giáo hội Công giáo đã có trong việc làm sụp đổ sự cai trị của Cộng Sản tại Đông Âu, điều này khiến Bắc Kinh lo sợ việc có tự do tôn giáo.”

Ngài tiếp tục, học thuyết vô thần phản đối việc Thiên Chúa đến với con người, và con người đến với Thiên Chúa. Nếu có một Thiên Chúa, mọi người sẽ thờ phượng Ngài, vì vậy hãy loại bỏ Thiên Chúa.”

JPEG - 50.4 kb
Ngày 28.9.2014, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường biểu tình với học sinh, sinh viên. Trong ảnh, Đức Hồng Y đang nói chuyện với họ

Sau cái nhìn tổng quan lịch sử và một số giai thoại cá nhân như khi Thánh Gioan Phaolô II nói với Đức Hồng Y Quân “Tôi muốn đến Hoa Lục, tôi muốn đến Hoa Lục!” – Ngài cho biết, những gì hiện đang xảy ra tại Hồng Kông là cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo được tiếp tục diễn ra trong Giáo phận của mình:” Tôi tự hào để nói rằng, nhờ những việc làm của Ủy ban Công Lý và Hòa Bình, Giáo hội tại Hong Kong là một người bạn đồng hành của mọi người trong cuộc chiến cho dân chủ hòa bình, trung thành với giáo huấn của Giáo hội về xã hội.

Asia news cho biết, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi lời chúc tốt đẹp đến hội nghị trong một lá thư do ĐHY Pietro Parolin ký. ĐGH nói rằng, ngài hy vọng Hội nghị truyền giáo Á châu sẽ là cơ hội để đưa ra những kinh nghiệm, tình liên đới với một lòng nhiệt thành tông đồ mới ủng hộ việc rao giảng Tin Mừng tại châu Á.

Pv. VRNs lược dịch

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.