Đường Formosa xây xác dân lành!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Số 265 (15-04-2017)

Có lẽ rồi đây bia đá và bia miệng, sử xanh và sử vàng sẽ ghi lại từ “Formosa” như một trong những từ tiêu biểu, đánh dấu “Thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc là thời đại Hồ Chí Minh” (lời TBT Nguyễn Phú Trọng). Biến cố lớn lao ấy đã xảy ra và kéo dài được một năm. Nó trở thành trục xoay của mọi vấn đề và tâm điểm của mọi thái độ từ nhà cầm quyền cho tới nhân dân. Trục xoay của mọi vấn đề vì cái họa Formosa Vũng Áng được hầu hết các bậc trí giả, các nhà tranh đấu đánh giá như một thảm họa môi trường, đại họa kinh tế, tai họa sức khỏe và hiểm họa quốc phòng. Thảm họa môi trường vì nó tiêu diệt sinh thái biển, các loài hải sản, nguồn sống ngàn đời và chủ yếu của dân tộc. Đại họa kinh tế vì nó giết chết cơ hội mưu sinh của hàng triệu con người làm vô số nghề liên quan tới biển và bỗng chốc tạo nên một đội quân thất nghiệp khổng lồ. Tai họa sức khỏe vì nó đang từ từ đưa các độc chất vào cơ thể mọi người dân, vào bộ gene của dòng giống Việt, tái diễn căn bệnh Minamata từ xứ Phù Tang. Hiểm họa quốc phòng vì nó tạo nên cơ hội thuận lợi cho kẻ thù Bắc phương truyền kiếp xâm nhập để đẩy nhanh tiến độ tàn phá và chiếm đoạt đất “Nam Man” vốn từng đánh cho quân Thiên triều bao phen liểng xiểng.

Tâm điểm của mọi thái độ, vì kể từ mồng 6 tháng 4 năm ngoái, ngày tôm cua cá biển bắt đầu chết nổi trắng đầy bờ 4 tỉnh miền Trung, hầu như mọi tâm tư, lời nói, việc làm từ quan tới dân đều ít nhiều dính dáng tới thảm họa môi trường lớn lao chưa từng có trong Việt sử đó. Về phía người dân thì đã quá rõ. Có ai trên đất nước này mà cả năm rồi không nghe đến, biết đến, nói đến vụ việc cá chết hàng loạt trên biển, thậm chí trên sông hồ? Có công dân mạng nào quan tâm tới các vấn đề xã hội mà lại không đề cập tới vụ Formosa? Có cá nhân nào lên tiếng công khai, mạnh mẽ, ảnh hưởng công luận, trên các trang blogs, các mạng xã hội mà lại không nhắm những chuyện liên quan tới đại họa xuất từ Vũng Áng để rồi được an ninh “hỏi thăm”, “sờ gáy”, thậm chí “mời về nhà đá nghỉ”? Hơn một tá tên tuổi, kể từ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến Nguyễn Hữu Đăng đang biết thế nào là “lễ độ” trong chốn lao tù! Có tập thể, tổ chức phản biện hay đấu tranh nào, từ dân sự đến tôn giáo, mà cả năm nay, không bày tỏ lập trường, thái độ về sự cố đang gây tai họa nhiều mặt ấy? Có cuộc biểu tình lớn hay nhỏ nào, tuần hành dài giờ hay đánh nhanh rút gọn, trong vòng 12 tháng qua, lại không trưng biểu ngữ đòi tống cố Formosa, trả lại biển sạch, nhà nước hãy hoàn thành trách nhiệm? Có cuộc khiếu kiện tập thể, đông đảo nào về quyền sống trong thời gian gần đây mà chẳng liên can tới tai họa môi trường? Có bà nội trợ nào trên khắp cả nước biết khá rõ chuyện cá biển và nước biển nhiễm độc, mà lại không băn khoăn khi mua cân muối, chai nước mắm, ký cá khô? Đó là chưa kể đến đồng bào hải ngoại khắp nơi, cả một năm rồi, đều hướng về quốc nội, nhắc đến Formosa Vũng Áng với bao nỗi lo âu và cả bao niềm hy vọng.

Còn về phía nhà cầm quyền Việt Nam thì sao? Có lẽ là nổi bật và độc đáo nhất khi so sánh với các nhà cầm quyền tại Mỹ trong vụ tràn dầu ở vịnh Mexico, tại Liên Xô trong vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl, tại Nhật Bản trong vụ xả thải vịnh Minamata và vụ động đất lẫn rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện Fukushima… Quả thế, cái đảng lãnh đạo luôn ngoác miệng tuyên bố là “không có mục tiêu nào khác ngoài phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân”, cái nhà cầm quyền luôn vỗ ngực tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” đã tỏ thái độ hết sức lạ lùng trước sự cố kinh thiên động địa ấy suốt một năm rồi. Căn cứ vào Bản Lên tiếng ngày 11-02-2017 của gần 40 tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nước, 50 cộng đồng người Việt hải ngoại và nhiều trí thức nhân sĩ, có thể tóm lược thái độ ấy như sau:

Thủ tướng nhà nước sau khi tuyên bố Formosa là thủ phạm, đã không tiến hành truy tố nó, trái lại đã ngửa tay nhận từ nó một số tiền bồi thường bèo bọt (500 triệu đô) chẳng căn cứ trên cuộc điều tra đầy đủ nào, để cho nó tiếp tục tồn tại, còn cung cấp thêm đất đai để nó xây nhà ở cho khoảng 20 ngàn người. Ngoài ra, còn từ khước sự trợ giúp của Liên Hiệp quốc, của nhiều nước Âu Mỹ. Đến nay, việc bồi thường cho các nạn nhân hết sức cẩu thả, mới chi 1/3 số tiền nói trên, khiến gây ra rất nhiều cuộc biểu tình của các nạn nhân đủ loại.

Bộ Tài nguyên Môi trường chẳng thấy vận dụng mọi phương tiện khoa học cần thiết để làm sạch biển, tái tạo các rặng san hô, tiêu diệt các loài thủy sản nhiễm độc. Trái lại chỉ đo đạc nước biển qua loa rồi thỉnh thoảng tuyên bố biển đã sạch; diễn trò quan chức tắm biển, ăn tôm cá; gọi thảm họa Formosa chỉ là “sự cố môi trường”, loại nó khỏi danh sách 10 sự kiện sinh thái quan trọng của VN năm 2016. Gần nhất, hôm 14-02, lại gởi công văn đến UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh môi trường biển miền Trung đã an toàn, các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch, tắm biển có thể tiến hành được!?!

Bộ Tư pháp chẳng những không tìm cách thực thi công lý đối với thủ phạm cùng các đồng phạm chính yếu, chỉ đưa ra tòa vài quan chức cấp nhỏ hay hứa cuội xử lý vài quan chức to nhằm mỵ dân, trấn an dư luận, rồi còn phối hợp với bộ Công an để cản trở chuyện khởi kiện của các nạn nhân, bằng việc trả lui hồ sơ, thô bạo chặn đường các nguyên đơn đến tòa án.

Bộ Công an một đàng ra tay đàn áp khốc liệt các cuộc biểu tình trên đường và trên mạng nhằm phản đối Formosa, đòi hỏi một môi trường thiên nhiên trong sạch và một môi trường chính trị trong sáng. Đàng khác lại ngăn chặn các nạn nhân tiến hành việc khởi kiện tên tội phạm cùng đám đồng lõa, còn hành hung giam giữ những công dân năng động trong việc hợp pháp này.

Bộ Thông tin Truyền thông tích cực tung hỏa mù cho công luận, một đàng bằng việc cấm đoán và trừng phạt những tờ báo lề đảng còn chút lương tâm, đàng khác vu khống kết án những tờ báo lề dân (trên mạng) quyết tố cáo sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền liên quan tới thảm họa Formosa. Thậm chí còn tìm cách gây áp lực lên các công ty làm chủ các mạng xã hội quốc tế.

Bộ Y tế ngoài việc đưa những thông tin về an toàn thực phẩm biển rất đáng nghi ngờ và không đầy đủ, còn gây khó khăn cho việc xin xét nghiệm hay xin kết quả xét nghiệm những trường hợp nghi nhiễm độc hải sản. Bên cạnh đó, chẳng có chương trình bảo vệ sức khỏe lâu dài cho toàn thể nhân dân đang phải tiêu thụ nhiều loài thủy hải sản nhiễm độc mà chắc chắn sẽ di họa về sau.

Nhưng tất cả mọi hoạt động tai hại của bộ máy nhà nước trên đây đều phát xuất từ và bị chỉ đạo bởi Bộ Chính trị với kẻ trách nhiệm hàng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Thái độ của ông ta: bao che thủ phạm và đồng lõa, dửng dưng với dân tình và quốc biến ngay ngày đầu, mới đây tự tiện ký kết 15 văn kiện hợp tác toàn diện với Trung Quốc vốn đứng đàng sau Formosa… thái độ đó càng đẩy đất nước vào tròng ách lệ thuộc và âm mưu thôn tính của kẻ thù truyền kiếp.

Thảm họa bước vào năm thứ hai với thêm nhiều hiện tượng đáng ngại như biển và ao hồ VN đổi màu đỏ, vàng, tím mà giới hữu trách chẳng (cho) biết nguyên nhân lẫn cách khắc phục, với thêm nhiều cuộc xuống đường đủ kiểu của nhân dân theo chiến dịch Tổng biểu tình phát động từ mồng 05/03, thì đảng và nhà cầm quyền VC lại gia tăng những cách hành xử lạ lùng, gây thêm tai hại và tạo thêm công phẫn. Đó là hôm 05-04, đoàn công tác Bộ Tài nguyên Môi trường kết luận rằng nhà máy thép Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi, chỉ còn một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô mà dự tính sẽ được hoàn thành năm 2019. Cái lỗi duy nhất còn lại này là lỗi lớn nhất, nguyên nhân chính của việc tạo ra các hóa chất kịch độc. Vậy là trong hai năm tới, biển miền Trung và biển cả nước sẽ tiếp tục bị Formosa tàn hại. Chưa hết, kỹ sư Lê Quốc Trinh, một chuyên gia từ Canada còn tố cáo (x. RFA 10-04-2017): “Mà chất thải của họ đâu chỉ có mỗi về luyện cốc hay luyện kim. Còn 4 thứ khác nữa! Những nhà máy đồ sộ, những cơ ngơi nhà xưởng họ xây chứa khoảng hơn 10.000-20.000 người. Chỉ nội 20.000 người đó ăn uống rồi tiểu tiện, đại tiện cũng là một nguồn ô nhiễm mà phải xử lý. Thứ hai là các chất thải từ các nhà máy hóa học của họ. Tôi biết chắc chắn một điều Formosa bắt nguồn từ một nhà máy hóa học chứ không phải là luyện kim. Nó có rất nhiều nhà máy hóa học ở trong đó nhưng không nói ra”.

Thứ đến là biện pháp đưa các tập thể biểu tình chống Formosa ra tòa án. Khởi đầu là việc công an tỉnh Hà Tĩnh hôm 12/4 quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật” liên quan đến cuộc biểu tình ở một xã thuộc huyện Lộc Hà, do người dân bức xúc chuyện đền bù sau thảm họa môi trường biển. Vụ việc xảy ra đầu tháng, khi dân xã Thạch Bằng và Thạch Kim cáo buộc công an nổ súng, hành hung thanh niên địa phương và một số nhà hoạt động đêm 2/4. Ngày 3/4, hàng nghìn người dân hai xã này đã kéo đến trụ sở huyện phản đối vụ đánh đập, đồng thời tiếp tục đòi đền bù thỏa đáng. Nhà cầm quyền hứa sẽ đối thoại với dân về các vấn đề họ nêu, nhưng rồi khởi tố vì cho rằng cuộc biểu tình đã gây ảnh hưởng lớn lao đến tình hình “an ninh chính trị, trật tự xã hội” và có dấu hiệu “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Làm thế không ngoài mục đích đe dọa các cuộc biểu tình tập thể chống Formosa trong thời gian tới.

Một biện pháp nữa là bộ Công an, hôm 13/04, vừa dự thảo một nghị định có nội dung chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình. Rõ ràng là một hành động trái Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự, hình sự. Vì việc người dân thu thập các dữ liệu điện tử làm chứng cứ để giải quyết các vụ án dân sự, hình sự là rất quan trọng đã được pháp luật quy định thành quyền của tổ chức cá nhân. Trong cụ thể, toàn bộ vụ việc Formosa được công luận biết đến để rồi có phản ứng thích hợp chính là nhờ những phương tiện ghi âm ghi hình của vô số công dân.

Cuối cùng là dự thảo sửa đổi Luật thuế Bảo vệ Môi trường với 8,000 đồng đánh vào 1 lít xăng, mà hôm 10-03, Bộ Tư pháp đã gởi tới Quốc hội để cơ quan này đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của mình, nhằm bổ đầu người dân và vét sạch hầu bao của họ một cách hợp pháp nhằm khắc phục (mà có được chăng và thật chăng?) những thiệt hại môi trường mà lúc này chủ yếu do Formosa gây ra với sự đồng lõa che chắn của toàn thể bộ máy cai trị.

Rõ rệt là đường Formosa xây xác dân lành!

Ban Biên Tập bán nguyệt san Tự do Ngôn luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.