Đường Vào WTO Của Việt Nam Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4 tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã chỉ thị cho các cơ quan hữu trách soạn thảo những dự luật và pháp lệnh trong đó chủ yếu là luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật hải quan… để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo chỉ thị này thì các Bộ, các Ngành phải chuẩn bị trình cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam 22 dự luật, pháp lệnh trong năm nay.

Việc Thủ tướng Phan Văn Khải phải ra chỉ thị này chứng tỏ những cuộc đàm phán song phương vào tháng 3 vừa qua giữa Việt Nam với Nhật cũng như Hoa Kỳ và Canada không đạt kết quả như những gì mà Hà Nội tuyên bố. Phái đoàn đàm phán Nhật cho biết trong cuộc đàm phán song phương với Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3 vừa qua, Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phải mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, không thể đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu một cách tùy tiện, phải có luật pháp công bằng đối với các nhà đầu tư, các xí nghiệp tư doanh và nhất là không dành mọi ưu tiên cho xí nghiệp quốc doanh, phải có luật bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ. Luật pháp phải rõ ràng và xuyên suốt chứ không phải theo kiểu Trung ương ra lệnh mà địa phương không thi hành.

Trong cuộc đàm phán song phương với Hoa Kỳ lần thứ 2 tại Washington từ ngày 14 đến 16 tháng 3 năm 2005, cũng gặp nhiều trở ngại. Chính Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự, Trưởng phái đoàn đàm phán Việt Nam, cũng đã thú nhận rằng Mỹ là đối tác rất khó đàm phán. Trong hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, có điều khoản Mỹ cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Vì vậy Việt Nam yêu cầu Mỹ thực hiện đầy đủ cam kết đó. Ông Tự còn cho hay Việt Nam mong muốn gia nhập WTO càng sớm càng tốt, nhưng điều đó phụ thuộc vào thiện chí các nước. Thời gian tới Việt Nam cần tích cực vận động chính phủ các nước biến tuyên bố ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO thành sự thật, chứ lâu nay ai cũng nói ủng hộ mà chưa thấy hành động.

Khi được hỏi xin cho biết nhận xét của ông về kết quả vòng đàm phán với Hoa Kỳ vừa qua như thế nào thì ông Tự không trả lời thẳng câu hỏi mà nói rằng chúng tôi đã có thông báo rồi. Dựa vào đó đủ để đánh giá. Ông Thứ trưởng Tự còn nói thêm không phải những điều gì mà đối tác đàm phán đưa ra Việt Nam đều chấp nhận, nếu thế thì nền kinh tế Việt Nam sẽ không chịu được. Không thể gia nhập WTO bằng mọi cách. Trong khi ông Tự tuyên bố như thế thì mới đây ông Phan Văn Khải ra chỉ thị đẩy nhanh tiến bộ làm luật để phục vụ gia nhập WTO thì ông Tự trả lời rằng thực ra không chỉ nước ngoài mà cả doanh nghiệp trong nước cũng yêu cầu có các văn bản pháp luật thống nhất, minh bạch. Cần phải thống nhất đầu mối thông tin, tuy nhiên nhà nước phải cân đối lợi ích của các Bộ, các Ngành với lợi ích đất nước để cân đối mở cửa sao cho phù hợp. Ý kiến đó của ông Tự cho thấy có sự lủng củng theo kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ở ngay thượng tầng lãnh đạo chính quyền cộng sản Việt Nam.

Có lẽ nhận thấy con đường gia nhập WTO khó mà có thể thực hiện trong năm nay (2005) theo như mục tiêu đề ra nên đã có những lập luận cho rằng gia nhập WTO sớm chưa chắc đã có lợi, có thể gây ra nhiều thiệt hại cho các công ty ở trong nước. Nếu gia nhập mà thiếu chuẩn bị thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thiếu kinh nghiệm mậu dịch quốc tế nên từ năm 1998 đến nay các doanh nghiệp Việt Nam phải hầu kiện trong các vụ cá basa, cá tra, tôm, bật lửa ga, dày dép, xe đạp…và đang có nguy cơ bị kiện về đồ gỗ, hàng dệt may… và mới đây hãng hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Airlines) phải đối mặt với vụ kiện của luật sư M. Liberati với số tiền đòi bồi thường lên tới 100 tỉ đồng (5,2 triệu euro). Việtnam Airlines còn bị Giám đốc tài chánh của Air France Industries ( AFI ) là ông Henri Charvert đòi đưa ra tòa án Thương mại Paris nếu Vietnam Airlines không chịu thanh toán số tiền 621.952 mỹ kim về khoản sửa chữa và bảo trì máy bay mà công ty AFI đã phục vụ cho Vietnam Airlines.

Tại sao các nước chưa biến lời tuyên bố ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO thành sự thật, điều đó không cần phải đặt thành câu hỏi, vì Việt Nam chẳng bao giờ thực hiện những gì mà chính mình đã long trọng cam kết tại các cuộc đàm phán song phương cũng như đa phương.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.