10 tổ chức nhân quyền quốc tế đòi trả tự do cho Giảng viên Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
Văn Phòng Chính Phủ
1 Bách Thảo
Hà Nội, Việt Nam

CC: Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp và Liên Hiệp Âu Châu
Ông Alain Juppé
Ministere des Affaires etrangeres
37, Quai d’Orsay
75351 Paris
France

Chúng tôi, những tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền và tự do internet, kêu gọi Chính Phủ Việt Nam trả tự do cho các blogger, các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền, và giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một công dân song tịch Pháp – Việt, vào ngày 10 Tháng 8 năm 2011, đã bị kết án 3 năm tù cộng 3 năm quản chế tại gia, là một blogger được nhiều người biết đến qua những bài viết về giáo dục và môi sinh cũng như về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Trung Quốc. Giáo sư Hoàng cũng là giảng viên môn Toán tại Đại Học Bách Khoa TP HCM. Ông vận động phản đối việc các công ty Trung Quốc khai thác mỏ bô-xít, và cũng đã tham dự những hội nghị liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Gs Hoàng làm việc không ngừng để quảng bá nhân quyền, kêu gọi và khuyến khích sự tham gia của dân chúng trong số các bạn bè và học trò của Ông.

Tại phiên toà xử Gs Hoàng, Chánh án Vũ Phi Long đã phán quyết là những bài viết của Gs Hoàng đã “bôi nhọ hình ảnh của đất nước” và “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Gs Hoàng, ngược lại, cho rằng ông chỉ thực hiện quyền tự do phát biểu và không nghĩ là ông đã phạm bất cứ tội gì.

Chúng tôi muốn nhắc nhở Chính Phủ Việt Nam là những hoạt động blog của Gs Hoàng, cũng như những hoạt động khác của Ông, đều được bảo đảm bởi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị, mà nước Việt Nam đã ký kết, cũng như bởi các Điều 35, 50, 53 và 69 của Hiến Pháp nước Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam công nhận quyền tự do phát biểu của Gs Hoàng, và hủy bỏ mọi cáo buộc hay bản án liên quan đến những phát biểu của Gs Hoàng, và trả tự do cho ông ta.

Ký tên

ACAT (Action des chrétiens pour l’abolition de la torture)
ARTICLE 19

Committee of Concerned Scientists
Committee to Protect Journalists
Electronic Frontier Foundation
Front Line Defenders
Index on Censorship
PEN International
Reporters Without Borders
Scholars at Risk

PDF - 48.8 kb
NGO_Joint_letter_Pha­m_Minh_Hoang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?