11 tổ chức NGO thúc đẩy LHQ lên tiếng nữa cho Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông Cáo Báo Chí

Ngày 5 tháng 9 năm 2014

Lời kêu gọi hành động mới của Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc về việc trả tự do cho nhà hoạt động blogger Lê Quốc Quân

Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã liên kết lại lần nữa để đòi hỏi việc trả tự do tức khắc cho Lê Quốc Quân, một luật sư, nhà báo và nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng đã từng lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam.

Ngày 5 tháng 9 năm 2014, một liên minh các tổ chức nhân quyền đã đệ nạp kiến nghị thứ hai lên Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) về trường hợp ông Lê Quốc Quân, cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã giam cầm tùy tiện một trong những tiếng nói đối lập mạnh mẽ. Một kiến nghị trước đó đã dẫn tới việc UNWGAD ra phán quyết đòi trả tự do tức khắc cho ông Lê Quốc Quân mà chính quyền Việt Nam lờ đi không đáp ứng.

Trong phán quyết vào tháng 8 năm 2013, UNWGAD, một tòa án được thành lập bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhận xét rằng ông Lê Quốc Quân bị tấn công vì hoạt động đấu tranh và viết blog. UNWGAD tin rằng tiểu sử của ông Quân nêu rõ phần lớn những hoạt động của ông là với tư cách một luật sư và một nhà bảo vệ nhân quyền. UNWGAD đã kêu gọi trả tự do tức khắc cho ông Quân hoặc tái xét bản án của ông bởi một tòa án công bằng. UNWGAD cũng khuyến nghị rằng ông Quân phải cần được đền bù cho việc bị bắt giữ tùy tiện. Vì nhà cầm quyền Việt Nam đã không tuân thủ phán quyết này, liên minh đã yêu cầu UNWGAD ra phán quyết mới về trường hợp này.

Tuy ông Lê Quốc Quân bị tù vì bị cho rằng cáo buộc tội trốn thuế, UNWGAD nhận thấy rằng việc giam giữ ông có thể là “hệ quả việc ông thực thi một cách ôn hòa các quyền tự do được bảo đảm bởi luật quốc tế về nhân quyền” và cũng “liên quan tới những bài viết của ông trên blog về quyền dân sự và chính trị.” UNWGAD cũng thêm rằng “vì quá trình hoạt động của ông Quân như là một nhà bảo vệ nhân quyền và một blogger, mục đích thực sự của việc bắt giam và truy tố ông cuối cùng có thể là để trừng phạt ông đã thực thi quyền tự do ngôn luận và đồng thời cũng để răn đe những người khác.”

Quan điểm của UNWGAD về trường hợp ông Lê Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền Việt Nam phớt lờ. Việc kết án và giam giữ ông là tùy tiện và vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền được xét xử một cách công bằng và những quyền của người bảo vệ nhân quyền.

Kiến nghị đã được đệ nạp bởi Media Legal Defense Initiative thay mặt cho liên minh các tổ chức phi chính phủ, gồm có Lawyers’ Right Watch Canada, Lawyers for Lawyers, Electronic Frontier Foundation, Reporters without Borders, English Pen, Avocats Sans Frontières Network Article 19, National Endowment for Democracy, The World Movement for Democracy, và Center for International Law Philippines.

UNWGAD sẽ báo cáo lên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong phiên họp thứ 27 sắp tới, vào ngày 8 tháng 9 năm 2014.

Ghi chú:

  • Ông Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27 tháng 12 năm 2012 với những cáo buộc vô cớ về tội trốn thuế. Sau khi bị bắt, ông đã bị biệt giam và bị từ chối không cho gặp luật sư trong vòng hai tháng. Những yêu cầu liên tục của gia đình xin gặp mặt cũng bị từ chối. Lần đầu tiên ông Quân gặp mặt một thành viên trong gia đình là ngày 2 tháng 10 năm 2013, cũng là ngày ông ra tòa, bị kết án tội trốn thuế, bị xử tù 30 tháng và bị phạt 1,2 tỉ đồng (tương đưong với US$59,000). Phiên xử bắt đầu ngày 2 tháng 10 bà kết thúc cùng ngày.
  • Ngày 18 tháng 2 năm 2014, tòa kháng án đã xử y án ông, mặc dầu nhiều tổ chức nhân quyền đã yêu cầu trả tự do cho ông. Ông Quân đã không lên lạc được với luật sư cho tới ngày tòa kháng án xử. Phiên tòa chỉ kéo dài bốn tiếng đồng hồ và chỉ nghị án trong vòng 30 phút trước khi tuyên án.
  • Chính phủ Việt Nam đã từ lâu sách nhiễu ông Lê Quốc Quân vì những hoạt động nhân quyền. Năm 2007, sau khi đại diện cho nhiều nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, ông đã bị cấm hành nghề luật sư vì bị nghi ngờ là có tham gia “những hành động nhằm lật đổ chế độ”. Ông đã bị bắt nhiều lần vì tiếp tục cổ vũ cho nhân quyền. Tháng Tám năm 2012, ông bị một kẻ lạ mặt tấn công và phải nằm nhà thương. Vụ tấn công này đã không hề được cơ quan an ninh điều tra.

Để có thêm thông tin, xin liên lạc: :

  • Media Legal Defence Initiative
    Nani Jansen, Legal Director
  • Lawyers’ Rights Watch Canada
    Gail Davidson, Executive Director
  • Adrie van de Streek, Executive DirectorLawyers for Lawyers
    Adrie van de Streek, Executive Director
  • Electronic Frontier Foundation
    Eva Galperin, Senior Policy Analyst
  • Reporters Without Borders
    Benjamin Ismail, Head Asia-Pacific Desk
  • English PEN
    Cat Lucas, Writers at Risk Programme Manager
  • Avocats Sans Frontières Network
    Nathalie Muller Sarallier
  • Thomas Hughes, Executive Director, Article 19
    Thomas Hughes, Executive Director
  • Center for International Law Philippines
    Romel R. Bagares, Executive Director
  • National Endowment for Democracy
    Sally Blair, Senior Director, Fellowship Programs
  • World Movement for Democracy
    Art Kaufman, Senior Director
  • PDF - 500.7 kb
    20140905_Le Quoc Quan_ UNWGAD_Petition.pdf

    PDF - 312.1 kb
    Annex_1_Le Quoc Quan­_UNWGAD_Petition.pdf

    PDF - 233.4 kb
    Annex_2_Le_Quoc_Quan­_update_to_UNWGAD_Pe­tition.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.