12 tiếng câu lưu ở Tân Sơn Nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Đối với dân, phải kính trọng, lễ phép”

Tối 18-5-2015, kết thúc khóa học về công cụ truyền thông Story Maker (quay, biên tập, post video clip bằng điện thoại Android – do Đài Á châu tự do, Tổ chức Hiến chương 19 và đảng Việt Tân đồng tổ chức) chúng tôi rời Singapore về VN.

Cầm hộ chiếu tôi, nữ sĩ quan an ninh XNC ở sân bay Tân Sơn Nhất liên tục liếc màn hình máy tính, rồi đảo mắt vô trông ngóng ai đó. Một người ra cầm hộ chiếu của tôi, rồi lệnh nhóm người mặc thường phục đứng gần đó áp giải tôi vào khu vực an ninh sân bay để “kiểm tra hồ sơ”.

JPEG - 53 kb
Bốn người bị câu lưu khi về tới VN (Uyên Thảo Trần Lê, Khổng Hy Thiêm, Tao Vo Van, Dũng Mai) và cô Judy – đại dện Tổ chức Hiến chương 19 (Điều 19 – Công ước LHQ về các quyền chính trị, dân sự).

Khổng Hy Thiêm, Uyên Thảo Trần Lê và tôi lập tức bị cô lập từng người. Tại phòng tôi, một chú non choẹt nói giọng Huế hất hàm:

– Sao, chuyến bay thế nào?

– Xin lỗi, tôi đang tiếp xúc với những ai thế này?

– An ninh của Bộ Công an.

– Cháu còn trẻ hơn cả con bác, nên xưng hô, ăn nói với dân cho có lễ độ, thưa gửi đàng hoàng, đừng trống không, cộc lốc như vậy. Tên tôi trong hộ chiếu, tôi chưa biết tên các anh, cũng chẳng biết lý do phải vào đây.

– Chúng tôi đang làm việc, xưng hô có nguyên tắc.

– Phải, cháu ạ. Cứ “anh”, “tôi” cũng được. Nhưng đừng cộc lốc như thế cháu ạ. Khi tiếp xúc, làm việc, phải làm sao thể hiện mình là người có học, có văn hóa, nói năng lịch sự, thưa gửi đàng hoàng, người dân mới tôn trọng mình và có thái độ thân thiện, hợp tác. Luật chẳng bắt buộc như thế, nhưng xưng hô, ăn nói cũng nên nghĩ đến thể diện ngành, quốc gia, các bạn ạ…

Cậu non choẹt hơi khựng (chẳng biết có phải chợt nhớ lời ông Cụ: “Đối với dân, phải kính trọng, lễ phép”?), nhưng vẫn cố lên gân giữ đôi mắt hình viên đạn.

– Đó là các anh nói, tôi chẳng thấy sắc phục an ninh, quân hàm quân hiệu, họ tên, số hiệu sĩ quan, thẻ an ninh, giấy giới thiệu công tác… làm sao tin? Tôi phản đối kiểu “làm việc” thiếu minh bạch như bắt cóc thế này.

Ngáo ộp Việt Tân

Một chú cỡ 45 tuổi, dường như sếp nhóm an ninh, nói chúng tôi bị câu lưu, thẩm vấn tại an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất là vì chúng tôi nhận lời mời của ban tổ chức lớp học về Story Maker và qua Singapore tham dự khóa học, mà trong ban tổ chức có thành phần quan trọng là đảng Việt Tân. Anh ta bảo Việt Tân là tổ chức phản động, tiền thân là Mặt trận của ông Hoàng Cơ Minh, từng thực hiện kế hoạch chuyển lửa về quê nhà, theo con đường bạo lực vũ trang… Cho nên, việc chúng tôi dự lớp học do Việt Tân tổ chức là nguy hại cho an ninh quốc gia, phải điều tra, xét hỏi. Tôi bảo tôi có biết sơ qua về Việt Tân từ thông tin báo chí nhà nước và trên mạng, chưa thấy luật pháp VN có điều khoản nào cấm công dân VN tiếp xúc với thành viên Việt Tân, vì vậy chúng tôi không vi phạm pháp luật VN. Anh ta công nhận chúng tôi chưa vi phạm đến mức phải xử lý hình sự, nhưng Việt Tân phản động như thế, sao chúng tôi lại giao lưu với họ? Tôi bảo lâu nay nghe công an mô tả Việt Tân ghê gớm lắm, dữ dằn, nguy hiểm lắm, bây giờ họ mời mình đi Singapore dự khóa giới thiệu ứng dụng phần mềm Story Maker, cũng muốn tận mắt nhìn xem mặt họ tròn hay méo, dữ dằn cỡ nào…? Hơn nữa, cũng đi cho biết cái xứ sở quốc đảo Singapore mà vào thập niên 1960 – khi mới tách ra từ Malaysia, ông Lý Quang Diệu từng ao ước: “Biết bao giờ mới bằng Sài Gòn”, bây giờ nó “giãy chết” đến đâu rồi.

Tôi kể cho anh ta nghe về những người xưng danh là người của Việt Tân đều rất dễ thương, tử tế, tận tụy công việc, chu đáo ân cần với chúng tôi. Mấy cô được bố trí đi đón học viên tại phi trường Changi đều làm việc cật lực từ sáng đến khuya, mệt lả người, nhưng vẫn nụ cười thường trực ấm áp trên khuôn mặt sáng láng thông minh. Họ chỉ ngồi vào bàn ăn khi thu xếp xong cho học viên và giảng viên. Các anh tham gia điều hành và giảng dạy trên lớp cũng vậy, họ coi học viên như người nhà hay bạn hữu tâm đắc lâu năm. Anh ta bảo họ muốn lấy lòng chúng tôi nên cố tỏ thái độ như thế, nhưng thực chất là lợi dụng chúng tôi vào mục đích của họ: bạo loạn, lật đổ chế độ hiện hành ở Việt Nam. Tôi bảo, trên lớp, đại diện Việt Tân cũng giới thiệu sơ qua về họ, nhưng không thấy nói đến khái niệm bạo loạn, lật đổ, mà chỉ là nỗ lực phấn đấu cho một nước Việt Nam mới, tự do, dân chủ, tiến bộ xã hội, cường thịnh… bằng phương pháp ôn hòa. Việt Tân là một đảng chính trị, có đăng ký hợp pháp ở Hoa Kỳ, và luật pháp Hoa Kỳ không bảo hộ hoạt động bạo loạn, lật đổ. Tôi bảo với cậu an ninh, tôi tán thành và ủng hộ mục tiêu và đường lối canh tân Việt Nam của Việt Tân như họ tuyên bố. Nếu trong tương lai họ làm khác đi, tôi phản đối. Nhưng tôi tin Việt Tân thật lòng mong muốn Việt Nam nhanh tiến bộ, thoát khỏi tình trạng độc tài hủ bại, ngày càng tụt hậu với khu vực và thế giới như hiên nay.

Chú an ninh này cứ lặp lại nhiều lần câu hỏi Việt Tân có giao nhiệm vụ gì cho ai không. Tôi bảo chúng tôi đâu phải thành viên của họ, để họ có quyền giao nhiệm vụ? Họ không thô thiển, ngu lâu đến vậy. Anh ta hỏi thế thì họ bỏ tiền khá lớn chi phí cho lớp học để làm gì? Tôi bảo có lẽ họ quan sát trên mạng, thấy các bài chúng tôi viết, tin rằng chúng tôi cũng có mong muốn Việt Nam ngày càng tiến bộ, nên muốn hỗ trợ chúng tôi về truyền thông, để nâng cao dân trí.

Anh ta cũng lặp đi lặp lại câu hỏi Việt Tân cho cho các học viên tiền bạc gì không? Tôi bảo tuyệt nhiên không có 1 xu. Mọi sinh hoạt, họ đều trực tiếp chi trả. Và tôi biết, Việt Tân cũng đủ thông minh để không đưa tiền cho học viên, vì họ biết rõ công an Việt Nam thường chăm chăm chuyện này, để xuyên tạc mục tiêu tranh đấu.

Trao đổi “nhạy cảm” bên lề thẩm vấn

Tội nghiệp! Có vẻ như việc đấu lý với tôi vượt quá khả năng của chú sếp an ninh cùng mấy chú tùy tùng. Chú sếp hỏi, các bài viết trên lề dân của tôi nhằm mục đích gì? Tôi bảo không vì mục đích gì ngoài mong muốn dân giàu, nước mạnh, Việt Nam không xa lạ, dị hợm với thế giới văn minh. Tôi đã tham chiến 14 tháng trong Mùa Hè đỏ lửa – Quảng Trị 1972 – trong đội hình Sư đoàn 304 QĐNDVN, chứng kiến hàng vạn đồng đội mười tám đôi mươi mãi mãi không trở về. Hồi đó, chúng tôi cứ ngỡ mình đi giải phóng cho nhân dân miền Nam, để đưa cả nước lên thiên đàng CNXH. Nào ngờ… Cái thể chế mà chúng tôi từng cầm súng, chiến đấu và hy sinh ấy bây giờ lại ra nông nỗi này. Tôi cảm thấy mắc nợ đồng đội đã nằm lại Quảng Trị hơn bốn mươi năm còn sống trên cõi đời.

Chú ta nhìn nhận VN còn nhiều vấn đề phải khắc phục và vẫn đang tiếp tục khắc phục, nhưng khẳng định đời sống kinh tế đã khá hơn nhiều so với trước đây. Tôi đồng ý, so mức sống, tiện nghi… rõ ràng có phần hơn, nhưng nguyên nhân cơ bản là nhờ “hưởng sái” tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại trong bối cảnh VN có giao thương quốc tế, chứ ta đâu đã chế nổi chiếc xe gắn máy? Tuy nhiên, cùng thời gian, thiên hạ tiến hàng chục bước, VN mới nhích một bước. Vì vậy, VN ta ngày càng tụt hậu so với khu vực và thế giới, càng bất lợi trong giao thương quốc tế, trong khi về lợi thế nhiều mặt, VN ăn đứt Singapore.

Chủ động lái cuộc tranh luận sang quốc nạn tham nhũng, tiêu cực, làm nhân dân mất niềm tin, tôi hỏi họ có biết vụ cái ảnh cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp khách chúc Xuân vừa rồi tại tư gia? Họ đều nói có biết. Tôi bảo: đó là ảnh trên báo Tiền Phong của Trung ương đoàn đấy, nếu không lại chụp cho cái mũ “thế lực thù địch” photoshop bịa đặt. Khi cộng đồng mạng và báo chí quốc tế xôn xao, báo Tiền Phong lập cập bóc xuống.

Cái ảnh ấy nói lên điều gì? Tham nhũng là cái chắc! Xa hoa, phô trương hợm của, kệch cỡm, lố bịch là cái chắc! Cứ so với cái ghế Tổng thống Obama tiếp khách, mới thấy khôi hài làm sao! Ông Mạnh xuất thân trung cấp nông lâm, công nhân trồng rừng, hẳn phải biết để có bộ salon tư dinh ông bài trí, lá phổi nhân loại bị cắt đi một phần. Có lần, cô ca sĩ nhạc POP Madonna nông nổi mặc chiếc áo khoác giả lông báo, bị công chúng lên án kịch liệt, phải xin lỗi. Vậy mà ông Mạnh nghiễm nhiên xài salon gỗ quý, chạm trổ rồng phượng, nhà ông Lê Khả Phiêu ngông nghênh cặp ngà voi… Ngoài tính chất tham nhũng, tôi cho đó là biểu hiện văn hóa lùn, vô học, trọc phú hợm của, cực kỳ ngu xuẩn.

Tôi hỏi họ có biết mấy lá đơn con gái ông Mạnh gửi các cơ quan trung ương, tố cáo bà nghị Tâm lấy ông Mạnh chỉ vì tham vọng tài sản? Có biết bà Tâm mấy lần đó từng cặp bồ con trai ông Mạnh là ông Nông Quốc Tuấn? Có biết sau vụ ông Mạnh tái giá với bà Tâm khi chưa kịp giỗ đầu bà vợ đầu xấu số, ông từ con, con từ ông? Họ ậm ừ, kẻ biết, người không.

Tôi thủng thẳng buông câu nhận xét: một kẻ đạo đức tư cách bê tha, đầu óc ngu xuẩn, văn hóa lùn cỡ vậy, mà “đảng ta” vẫn tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội liên tiếp 2 nhiệm kỳ và tiếp đó bầu làm Tổng Bí thư đảng liên tiếp 2 nhiệm kỳ. Thử hỏi “đảng ta” sáng suốt, anh minh (như đảng, bác vẫn tuyên truyền) ở chỗ nào?

Đến cái đoạn này thì mấy chú im như thóc, chẳng thể phản bác dù chỉ một câu.

Đôi điều về làm việc với an ninh

Nhiều bạn thôi thúc mình kể vụ câu lưu 12 tiếng ở Tân Sơn Nhất, ngõ hầu nắm chút kinh nghiệm khi lâm tình huống tương tự. Đó là một nhu cầu thực tế của những bạn chưa lần nào tiếp xúc, làm việc với an ninh.

Mình nghĩ, mỗi người mỗi hoàn cảnh, vị thế, tình huống, cho nên, khó có được bài học kinh nghiệm hoàn hảo cho tất cả ACE trong mọi tình huống. Tuy nhiên, có những điểm chung cơ bản nên lưu ý:

– Mỗi chúng ta cần hiểu quyền cơ bản (tự do ngôn luận, tự do truyền bá, biểu đạt bằng mọi phương tiên, tự do đi lại, tự do thân thể…) của mình theo quy định luật pháp VN và các điều ước quốc tế mà VN ký kết tham gia, đặc biệt là Công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hiệp Quốc, mà VN là 1 thành viên. Ngay từ lúc các cán bộ, nhân viên an ninh chặn mình lại tại quầy ở sân bay, yêu cầu theo họ về phòng để “kiểm tra hồ sơ”, mình rất bình thản đi theo. Về phòng xét hỏi, việc đầu tiên là mình dõng dạc tuyên bố phản đối hành vi cưỡng bức trái pháp luật của họ, vì đã xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân. Mình bảo mình đi nước ngoài hợp pháp, có hộ chiếu đàng hoàng, không vi phạm pháp luật VN. Họ công nhận mình không vi phạm đến mức phải xử lý hình sự, nhưng nói rằng chuyến đi theo lời mời của ban tổ chức có Việt Tân tham gia, nên cần thẩm vấn. Mình khẳng định, luật pháp hình sự hiện hành không có điều khoản nào ghi công dân Việt Nam tiếp xúc với thành viên Việt Tân là có tội. Họ thừa nhận điều đó.

Ngay từ đầu, trong khi họ cố gây không khí căng thẳng, quan trọng, mình luôn giữ thái độ bình thản, tự nhiên và giữ đầu óc tỉnh táo, thái độ thanh thản, ôn hòa, không nổi nóng, không khiêu khích, nhưng rất tỉnh táo, kiên quyết. Mình phê phán lối làm việc không minh bạch của họ: không sắc phục, không có lệnh giữ người, không tự giới thiệu tên và xuất trình thẻ an ninh. Họ nói họ là an ninh, và việc mình dự lớp học do Việt Tân – một tổ chức có mục tiêu lật đổ thể chế hiện hành ở VN – tổ chức, là vấn đề an ninh quốc gia, nên họ không mặc sắc phục, không nói tên và xuất trình thẻ an ninh, Mình bảo, nói để họ biết thôi, nhưng lẽ ra phải chấn chỉnh Bộ Công an về quy tắc làm việc. Ngay FBI Hoa Kỳ khi bắt bọn khủng bố, quả tang vũ khí, chất nổ… không thể không thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, vẫn xuất trình thẻ FBI. Thế là họ đuối lý, mất thế thượng phong mong đạt được.

– Vừa ngồi xuống ghế, nghe cậu an ninh non choẹt nói năng cộc lốc, trống không với người đáng tuổi gọi bằng bác, mình nhắc nhở, phê phán ngay, với thái độ xây dựng: các bạn nên giữ thể diện cho lực lượng công an nhân dân, cho quốc gia, khi tiếp xúc, làm việc với người dân hoặc người nước ngoài, nên thể hiện là người có văn hóa, lịch sự, lễ độ, phải thực hiện phương châm: “đối với dân, phải kính trọng, lễ phép” (cậu non choẹt sau đó có xin lỗi mình và xưng hô chú cháu một cách lễ độ, thân thiện). Ngay từ đầu, mình tuyên bố mình hoàn toàn có quyền im lặng. Cậu sếp an ninh thừa nhận mình có quyền đó. Tuy nhiên, do mình xác định mình không phạm pháp, nên rất bình tĩnh. Vả lại, thấy họ không tỏ thái độ càn rỡ, hung hăng, thô bạo, vũ lực, mình nói thẳng với họ là mình biết họ cần hồ sơ thủ tục nộp cấp trên để “hoàn thành nhiệm vụ”, thấy thái độ họ không đến nỗi nào, mình sẵn lòng giúp họ điều ấy (vả lại, mình cũng muốn xem trình độ nhận thức, lập luận của họ đến đâu? và tranh thủ “làm công tác côn an vận”).

– Trong khi họ thẩm vấn, mình xác nhận những nội dung mà mình biết rằng, họ đã thừa biết qua bản tin của Việt Tân đã đăng công khai. Những chi tiết theo mình chẳng giá trị và ý nghĩa quan trọng gì, khi họ muốn biết, mình cũng sẵn sàng cho biết: ví dụ, xuất phát đi bằng phương tiện gì, đến SG mấy giờ, đi Singapore theo chuyến bay số mấy, của hãng nào, mấy giờ khởi hành…

– Để họ hiểu mục đích chuyến đi và các bài viết của mình, mình thẳng thắn bộc bạch: lâu ngay chỉ nghe công an Việt Nam nói về Việt Tân, chứ chưa tiếp xúc, nên cũng tò mò tiếp xúc thử xem Việt Tân thế nào. Thấy Việt Tân tuyên bố muốn Việt Nam chuyển biến tích cực theo hướng dân chủ, tiến bộ xã hội, văn minh và cường thịnh, phù hợp với xu hướng của đa số nhân loại tiến bộ, đấu tranh theo phương pháp ôn hòa… mình đồng cảm và ủng hộ mục tiêu, phương pháp ấy. Các bài viết trên lề dân của mình cũng không ngoài mục đích ấy, và viết lách, đăng tải là phương pháp ôn hòa, phù hợp với sở trường của mình cũng như nhiều trí thức tâm huyết và dấn thân khác. “Đánh bài ngửa” như vậy, con át chủ bài bí mật của họ mất tác dụng. Họ nói việc mình có liên hệ với Việt Tân, sẽ ảnh hưởng đến vợ, con (đều là đảng viên), mình bảo mình không tin đảng và nhà nước lại ti tiện đến mức ghét mình, lại đi trù dập vợ, con mình. Và mình chốt vấn đề: một khi buộc phải lựa chọn giữa lợi ích thiêng liêng, lâu dài của nhân dân và đất nước với lợi ích trước mắt của gia đình, mình không thể không chọn nhân dân, đất nước. Thấy mình quả quyết như vậy, với cặp mắt nhìn thẳng chân tình, họ biết họ không thể lung lạc, lại có phần thêm thiện cảm, nể trọng.

– Qua trò chuyện bên lề, biết tất cả họ đã tốt nghiệp đại học an ninh Thủ Đức, mình biết họ bị nhiễm tuyên truyền một chiều khá nặng, lại thiếu thông tin khách quan đa chiều, nên mình không dụng công tranh luận lý thuyết chính trị, triết học, xã hội học… với họ, mà khéo léo vạch trần bản chất xấu xa, ti tiện của chóp bu hiện thời và hiện trạng bi đát của đất nước, của nhân dân, bằng những ví dụ rất sinh động và thực tế, không thể bác bỏ, để họ hiểu bức xúc chính đáng của mình cũng là của đại đa số nhân dân (và đôi khi cũng là tâm tư của họ), từ đó để họ hiểu thiện chí của mình, tăng thiện cảm với mình. Hết sức tránh miệt thị họ (vì thực ra, xét cho cùng, họ cũng chỉ vì miếng cơm manh áo thường tình, và trong chừng mực nào đó, họ cũng là nạn nhân, bị lừa bịp, lợi dụng).

Với phương châm ấy, cuộc “làm việc” kết thúc trong không khí nhẹ nhàng, ôn hòa, lịch sự, thân thiện. Mấy chú còn bày tỏ mong có dịp được gặp lại mình ở Nha Trang (công tác hoặc nghỉ phép cùng gia đình), bên ly cafe hoặc bia thanh bình và trong không khí vui vẻ, chân tình, thoải mái, ấm áp tình người, chứ không khô cứng, nguyên tắc như công vụ thẩm vấn này.

Mình nghĩ, ai cũng là con người, nên khơi dậy lương tri trong họ.

Bốn người bị câu lưu khi về tới VN ( Uyên Thảo Trần Lê, Khổng Hy Thiêm, Tao Vo Van, Dũng Mai ) và cô Judy – đại dện Tổ chức Hiến chương 19 (Điều 19 – Công ước LHQ về các quyền chính trị, dân sự).

Nguồn: FB Võ Văn Tạo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.