12 tổ chức nhân quyền lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một liên minh bao gồm 12 tổ chức nhân quyền quốc tế vừa gởi một bức thư đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry yêu cầu ông can thiệp về trường hợp Ls. Lê Quốc Quân sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 9/7/2013 sắp tới. Sau đây là bản Thông Cáo Báo Chí của 12 tổ chức NGO và lá thư gởi Ngoại trưởng John Kerry đề ngày 17/06/2013.
BBT-WebVT


THÔNG CÁO BÁO CHÍ ngày 17 tháng 6 năm 2013

Một liên minh của nhiều NGO khắp nơi yêu cầu ông John Kerry có hành động để can thiệp cho nhà bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân.

Ông Quân hiện đang bị giam giữ trái phép chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông.

Ông Quân là một luật sư đủ tư cách, đồng thời là một blogger tích cực. Trên trang blog được nhiều người biết đến, ông đã vạch trần những vi phạm nhân quyền thường bị truyền thông nhà nước làm ngơ. Trước khi ông bị tước quyền luật sư, ông Quân đã đứng ra bào chữa cho những vụ án nhân quyền trước tòa. Vào tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt và cuối cùng được thả mà không bị buộc tội nào cả. Vào tháng 8 năm 2012, ông Quân đã bị thương trầm trọng sau một vụ tấn công hung bạo, mà theo ông là của nhân viên nhà nước. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2012, ông Quân bị bắt giữ và cáo buộc tội ’trốn thuế’, mà ông Quân cho là hàm hồ. Ông đã bị biệt giam tại một trại giam trong hai tháng đầu. Hiện tại ông Quân vẫn bị giam cầm. Phiên xử của ông sẽ diễn ra ngày 9 tháng 7 năm 2013.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ông John Kerry sẽ dự Hội nghị ASEAN vào cuối tháng này. Qua lá thư đề ngày 17 tháng 6 năm 2013, những tổ chức ký tên đã yêu cầu ông nắm lấy cơ hội để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thả ông Quân.

Thông tin chi tiết về ông Quân và việc ngăn cản bất hợp pháp các quyền cá nhân của ông đã được nêu trong Lá Thư Tố Cáo gởi Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc: http://www.advocatenvooradvocaten.nl/wp-content/uploads/Le-Quoc-Quan-Letter-of-allegation-FINAL.pdf

NHỮNG TỔ CHỨC ĐỨNG TÊN
Article 19, Electronic Frontier Foundation (EFF), English PEN, Freedom House, Frontline Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L), Lawyers’ Rights Watch Canada, Media Defence South East Asia, Media Legal Defence Initiative (MLDI), National Endowment for Democracy (NED), Reporters Without Borders, World Movement for Democracy

Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc:
Otto Volgenant, Lawyers for Lawyers
Otto.Volgenant@kvdl.nl, tel +31205506637

* * *

Thư gởi Ngoại trưởng John Kerry của 12 NGO

Kính gởi Ngoại trưởng John Kerry
2201 C St NW Ste 7276
Washington DC 20520S

gởi qua fax đến +1-202-647-8947 và đến
+1-202-224-1400 (gởi ông Brian Anselman, Senate Liasion Office)

Ngày 17 tháng 6 năm 2013

V/v ông Lê Quốc Quân và chính phủ Việt Nam

Thưa ông Kerry,

Những tổ chức đứng tên dưới đây trân trọng yêu cầu ông nêu vấn đề nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ và giam cầm trái phép Luật sư, blogger và nhà bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân.

Chúng tôi được biết ông sẽ dự Hội nghị ASEAN vào cuối tháng này, và chúng tôi rất mong là ông dùng cơ hội này để trao đổi vụ này với đại diện của chính phủ Việt Nam.

Như ông có lẽ đã biết, ông Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận của ông, quyền tự do hội họp và lập hội của ông, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông.

Ông Quân là một luật sư đủ tư cách, đồng thời là một blogger tích cực. Trên trang blog được nhiều người biết đến, ông đã vạch trần những vi phạm nhân quyền thường bị truyền thông nhà nước làm ngơ. Trước khi ông bị tước quyền luật sư, ông Quân đã đứng ra bào chữa cho những vụ án nhân quyền trước tòa. Khi trở về nước sau chuyến đi Hoa Kỳ, ông đã bị bắt vào năm 2007 và bị giam giữ 100 ngày. Vào tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt và cuối cùng được thả mà không bị buộc tội nào cả. Vào tháng 8 năm 2012, ông Quân đã bị thương trầm trọng sau một vụ tấn công hung bạo, mà theo ông là của nhân viên nhà nước. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2012, ông Quân bị bắt giữ và cáo buộc tội ’trốn thuế’, mà ông Quân cho là hàm hồ. Ông đã bị biệt giam tại một nhà tù trong hai tháng đầu. Hiện tại ông Quân vẫn bị giam cầm. Phiên xử của ông sẽ diễn ra ngày 9 tháng 7 năm 2013 sắp tới.

Thông tin chi tiết về ông Quân và việc ngăn cản bất hợp pháp các quyền cá nhân của ông đã được trình bày trong Lá Thư Tố Cáo đính kèm được các tổ chức đứng tên gởi Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc. Ông Quân hiện nằm trong danh sách Các Tù Nhân Lương Tâm của Liên Hiệp Âu Châu.

Sự lưu tâm của quốc tế rất quan trọng đối với ông Quân. Chúng tôi mong mỏi ông dùng cơ hội này để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thả ông Quân. Hy vọng là sẽ chấm dứt việc giam giữ ông hiện nay.

Xin ông đừng ngần ngại liên lạc chúng tôi về mọi thắc mắc cũng như cần thêm chi tiết.

Trân trọng,

Đại diện liên lạc Lawyers for Lawyers,
Otto Volgenant
Otto.Volgenant@kvdl.nl, điện thoại: +31205506637
Haarlemmerweg 333, 1051 LH Amsterdam, the Netherlands

Article 19
Agnes Callamard
Executive Director

Electronic Frontier Foundation (EFF)
Eva Galperin
Senior Policy Analyst

English PEN
Jo Glanville
Director

Freedom House
Sue Gunawardena-Vaughn
Director – Southeast Asia

Frontline Defenders
Mary Lawlor
Executive Director

Lawyers for Lawyers (L4L)
Adrie van de Streek
Executive Director

Lawyers’ Rights Watch Canada
Gail Davidson
Executive Director

Media Defence – Southeast Asia
HR Dipendra
Director

Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Nani Jansen
Senior Legal Counsel

National Endowment for Democracy (NED)
Sally Blair
Senior Director, Fellowships Program

Reporters Without Borders
Benjamin Ismail
Head Asia-Pacific Desk

World Movement for Democracy
Art Kaufman
Senior Director

PDF - 359.3 kb
Letter to Secretary of State Re Le Quoc Quan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.