14 Dân Biểu Hoa Kỳ kêu gọi tân Đại Sứ Shear đẩy mạnh nhân quyền tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 20 tháng 9 năm 2011

Ông David Shear
Đại Sứ Hoa Kỳ tại CHXHCN Việt Nam
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, NW
Washington, DC 20520

Thưa Ông Đại Sứ Shear,

Chúng tôi xin được chúc mừng Ông về việc Ông vừa được phê chuẩn là vị Đại sứ thứ năm của Hoa Kỳ tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995. Việc bổ nhiệm Ông ở đúng vào thời điểm mà Việt Nam đang theo đuổi những lợi ích kinh tế qua quan hệ song phương với Hoa Kỳ, nhưng đồng thời tiếp tục thất bại trong những vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm hàng đầu: sự tôn trọng những quyền căn bản của công dân.

Trước khi Ông đi Hà Nội, chúng tôi hy vọng được trình bày cùng Ông bức tranh Việt Nam qua con mắt của Quốc Hội, đồng thời bày tỏ mối quan tâm sâu xa của chúng tôi về những nỗ lực của Việt Nam trong việc xiết chặt kiểm soát Internet, báo chí, tự do ngôn luận, và trong việc bóp nghẹt bất đồng chính kiến, tự do tôn giáo, tự do hội họp và lập hội. Chúng tôi cũng đang có những quan tâm về việc nhà cầm quyền Việt Nam thiếu tôn trọng luật pháp và không chứng tỏ được quyết tâm chống tệ nạn buôn người, đặc biệt là tệ nạn buôn bán lao động. Trong cố gắng tăng cường quan hệ ngoại giao, chúng tôi hy vọng Ông cũng là người bênh vực cho tài sản quí nhất của quốc gia: đó là nhân dân.

Quyền tự do nối mạng để tăng cường quan hệ giáo dục

Quyết tâm của Ông trong việc thúc đẩy thêm những cam kết của người tiền nhiệm về việc hợp tác giáo dục giữa hai nước Hoa Kỳ – Việt Nam phải được kết hợp với việc thúc đẩy tự do Internet. Khi nhà cầm quyền Việt Nam tước đi quyền tự do Internet, họ đã giới hạn tương lai kinh tế của đất nước cũng như giới hạn sự thăng tiến của người dân trong xã hội và nền giáo dục.

Sự gia tăng nhanh chóng trong lãnh vực Internet tại Việt Nam từ năm 2000 là một phát triển đầy hứa hẹn. Với số người và thời gian trên mạng gia tăng, Internet đã trở thành một nơi để xã hội dân sự tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng trở thành mục tiêu đàn áp lớn hơn.

Mặc những ngăn chặn, dù không liên tục, sự tham gia sinh hoạt trên Facebook vẫn gia tăng, chứng tỏ lòng mong muốn cao hơn cho một sự tự do nối kết. Tuy nhiên, cũng có thể vì số người lên mạng để lấy tin tức và để nối kết ngày một gia tăng, mà Hà Nột đã sử dụng cùng những chiến thuật đàn áp giới nhà báo mạng mà họ đã sử dụng đối với giới truyền thông cổ điển. Mới đây, một sắc lệnh đã được ban hành sẽ bóp nghẹt đáng kể tự do ngôn luận trên mạng. Có nhiều báo cáo về những tấn công từ Việt Nam đã làm tê liệt nhiều trang nhà có tính đối kháng. Và điều đáng báo động hơn nữa là sự hạn chế tự do Internet đã vượt ra khỏi phạm vi mạng: hàng chục bloggers và những nhà hoạt động mạng đã bị sách nhiễu và giam cầm trong những năm gần đây.

Hiểu được tác động của Internet, những thành viên của Congressional Caucus on Vietnam trong năm qua đã có những bước tích cực để ủng hộ cho việc bảo vệ tự do Internet tại Việt Nam và đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như Google và Yahoo bảo vệ sự riêng tư của những người sử dụng Internet tại Việt Nam, trong khi nhà cầm quyền Việt Nam đã có những hành động trái luật pháp để xiết chặt việc kiểm soát Internet.

Như Bà Ngoại Trưởng Mỹ Hilary Clinton đã lưu ý trong lời phát biểu năm nay về tự do Internet, “không có Internet kinh tế, Internet xã hội hay Internet chính trị, mà chỉ có thuần túy Internet”. Chúng tôi kính đề nghị Ông Đại Sứ yêu cầu chính phủ Việt Nam để cho người dân Việt Nam được quyền nối kết vào Internet mà không có sự xâm nhập và đe dọa của công an mạng.

Đàn áp những người bất đồng chính kiến

Cùng với việc củng cố bức tường lửa, chế độ Hà Nội đã tiến hành những bước đồng bộ để dập tắt những tiếng nói của lương tâm.

Nhà cầm quyền Việt Nam đang giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo mà cái “tội” chỉ là cổ động cho công bằng xã hội và tự do tôn giáo.

Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến việc kết án gần đây bảy nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại tịnh Bến Tre vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Theo những tổ chức nhân quyền, đây là một vụ xử án chính trị lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay và những người bị buộc tội đã bị tước quyền được xử một cách công khai và công bằng, mà hiến pháp Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế đã quy định. Đây là một trong nhiều trường hợp mà việc cổ võ một cách ôn hòa cho dân chủ đã dẫn tới tù đày. Và một số người khác như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, và Linh Mục Nguyễn Văn Lý, được tại ngoại vì sức khỏe sa sút, vẫn phải thi hành án tù. Đây chỉ là một số ít trong nhiều trường hợp mà họat động ủng hộ dân chủ phải trả giá bằng tù đày chính trị.

Những vị mục sư, linh mục của những cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Việt Nam phải đối diện với những theo dõi chặt chẽ, ép phải bỏ đạo, sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm vì đức tin của họ. Những người Công Giáo, Tin Lành, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Người Thượng, Người Hmong Tin Lành, Tín dồ Phật Giáo Khmer, và những người khác đã báo cáo những ngược đãi trầm trọng, tịch thu và phá hủy tài sàn của tôn giáo và sự kiểm soát gắt gao của chính quyền vào những hoạt động và hội họp có tính cách tôn giáo. Thay vì khuyến khích hoạt động tôn giáo, nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp những người theo đạo.

Chúnh tôi kính đề nghị Ông yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho những tù nhân bị giam giữ vì đã ủng hộ một cách ôn hòa cho đức tin của họ, đồng thời chấm dứt đàn áp tự do tôn giáo. Với cương vị là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, chúng tôi cổ võ Ông nên thường xuyên gặp gỡ những tù nhân chính trị và gia đình họ, chứng tỏ rằng Hoa Kỳ xem nhân quyền là vấn đề hàng đầu trong quan hệ giữa hai nước. Những cuộc gặp gỡ này cũng sẽ là những dịp để Ông nghe, thấy một cách trực tiếp những thách thức mà người Việt Nam đang phải đối diện.

Pháp quyền

Chúng tôi đề nghị Ông chú tâm thêm về khía cạnh cải cách luật pháp bằng cắch yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ hoặc sửa đổi những sắc lệnh hoặc nghị định có những điều khoản mơ hồ về an ninh như những điều 79, 88, 258 được sử dụng thường xuyên để bắt bớ, giam cầm những người cổ võ cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội. Chúng tôi cũng yêu cầu Ông làm việc với nhà cầm quyền Việt Nam để bảo đảm rằng những luật lệ như Sắc lệnh 2004 Về Tín Ngưỡng và Tổ chức Tôn Giáo sẽ không giới hạn việc thực thi tự do tôn giáo và những luật lệ về xuất khẩu lao động, cũng như luật mới về buôn người phải được thực thi một cách ngiêm chỉnh để trừng phạt những kẻ buôn người, đồng thời bảo vệ những nạn nhân.

Chúng tôi mong đợi tới ngày mà Việt Nam sống xứng đáng với những cam kết đươc ghi trong Hiến Pháp Việt Nam cũng như trong Quy Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là một thành viên, và để toàn dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội.

Chúng tôi hy vọng được cùng làm việc với Ông và chính phủ Hoa Kỳ để nhân quyền được xem là một phần không thể thiếu trong mối bang giao Hoa Kỳ – Việt Nam, bênh vực tiếng nói của các nhà hoạt động và dấn thân ôn hòa trong nỗ lực tranh đấu để các quyền làm người căn bản đã được quốc tế công nhận được phục hồi trên quê hương của họ.

Trân Trọng kính chào,

DB Loretta Sanchez
DB Zoe Lofgren
DB Gerald E. Connolly
DB Susan Davis
DB Michael Honda
DB Madeleine Bordallo
DB Al Green
DB Christopher Smith
DB Frank Wolf
DB Daniel Lungren
DB Edward Royce
DB Mike Coffman
DB Bob Filner
DB Brad Miller

PDF - 170.3 kb
US Congressional let ter to_Ambassador Da vid Shear.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.