14 NGO bất bình về phiên xử phúc thẩm Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên Minh 14 tổ chức và mạng lưới NGO về nhân quyền lên án phán quyết của Tòa Phúc Thẩm về vụ Lê Quốc Quân

Hà Nội, 19/02/2014: Liên minh 14 tổ chức và mạng lưới NGO về nhân quyền lên án mạnh mẽ trong tuần này về phán quyết của tòa phúc thẩm giữ nguyên án tù 30 tháng cho luật sư và blogger nhân quyền Việt Nam Lê Quốc Quân. Ông Quân đã bị giam cầm từ tháng Mười Hai 2012.

Liên Minh cho rằng việc giam cầm ông Quân đến từ động lực chính trị và là phản ứng đối với trang blog của ông, nơi ông thường vạch ra các vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam. Ông Quân là nạn nhân của chiến dịch đàn áp có bài bản của nhà cầm quyền đối với blogger, phóng viên dân báo và giới hoạt động dân chủ.

Liên Minh bao gồm ARTICLE 19, Reporters Without Borders, Media Legal Defence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frontières, Lawyers for Lawyers, Lawyer’s Rights Watch Canada, English PEN, PEN American Center, the National Endowment for Democracy, PEN International, Media Defence Southeast Asia, Front Line Defenders, and the World Movement for Democracy.

Nhà chức trách Việt Nam bắt giữ và kết án ông Quân vì phơi bày các vi phạm nhân quyền, những sai trái mà giới truyền thông nhà nước lờ đi,” Ông Robert Herman, giám đốc chương trình các khu vực của Freedom House phát biểu.

Vào ngày 18 tháng Hai, tòa phúc thẩm y án bản án hôm 2 tháng Mười 2013 của ông Quân về tội dàn dựng cho là trốn thuế và kết án ông 30 tháng tù và 59 ngàn đô la tiền phạt. Phán quyết này xảy ra vài tháng sau khi Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng Mười Một 2013.

“Sự việc Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bảo vệ nhân quyền đưa đến các câu hỏi khúc mắc về vai trò thành viên trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,” Ông Thomas Hughes, Giám Đốc của ARTICLE 19 cho biết. “Là thành viên của cộng đồng nhân quyền quốc tế đòi hỏi có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Việt Nam sẽ được đánh giá qua cách đối xử đối với người dân. Trường hợp ông Quân minh chứng rõ nhà chức trách Việt Nam đã thất bại trong việc bảo đảm và bảo vệ các quyền căn bản, luôn cả quyền tự do ngôn luận”.

Phán quyết của Tòa Phúc Thẩm cũng diễn ra tiếp theo sau lời chỉ trích của Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc về việc giam cầm ông Quân.

Quyết định của Việt Nam y án bản án bất công với ông Quân là một vi phạm rõ rệt về nghĩa vụ của Việt Nam cam kết với luật pháp quốc tế,” bà Nani Jansen, Luật Sư Trưởng của Media Legal Defence Initiative cho biết. “Khi bất chấp phán quyết của Ủy Ban Điều Tra rằng việc giam giữ ông vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử bình đẳng, và không đếm xỉa gì đến lời yêu cầu trả tự do cho ông, Việt Nam đã thất bại với nghĩa vụ quốc tế ’duy trì tiêu chuẩn cao nhất trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền’.”

Trong bản phán quyết ngày 29 tháng Mười Một năm 2013, Ủy Ban Điều Tra bác bỏ tính chính đáng của bản án và tính hợp pháp của việc giam cầm. Phán quyết kết luận là Việt Nam đã thất bại trong việc tiến hành một phiên xử bình đẳng và có những vi phạm trầm trọng đến độ khiến cho việc giam cầm ông Quân trở thành tùy tiện và trái với pháp luật.

Chính quyền phải bảo đảm là luật sư được thực thi chức năng chuyên môn của họ mà không bị đe dọa hay bị xen vào trái phép. Chính quyền Việt Nam lại đang làm việc ngược lại. Lê Quốc Quân phải được thả ra khỏi tù ngay lập tức,” ông Adrie van de Streek, Giám Đốc của Lawyers for Lawyers cho biết.

Nhóm bốn người gồm hai luật sư của ông Quân, vợ và mẹ của ông hiện diện trong phiên tòa kéo dài bốn-tiếng hôm thứ Hai 18 tháng Hai, trong lúc hàng trăm người biểu tình đứng bên ngoài tòa án, mặc áo ủng hộ ông. Một phái đoàn đại biểu từ Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada cũng có mặt để quan sát phiên xử, cùng với một số ký giả. Được biết là nhiều quan sát viên bị giữ trong phòng cách biệt với điều kiện kém.

Sự hỗ trợ không ngừng nghỉ dành cho Lê Quốc Quân đến từ gia đình, bạn bè và cộng đồng quốc tế là điều rất quan trọng. Trong một lá thư gửi đến giới hỗ trợ, ông Quân viết rằng ’tôi rất vui khi biết được rất nhiều người vẫn quan tâm, theo dõi và giúp đỡ mình’,” Cat Lucas, Giám đốc chương trình Writers at Risk của English PEN cho biết.

Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được duyệt xét tại Liên Quốc vào ngày 5 tháng Hai, 2014 trong phiên họp Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR). Nhiều quốc gia, gồm có Anh, Hà Lan, Ireland, và Úc kêu gọi Việt Nam hãy ngưng đàn áp tự do ngôn luận trên mạng cũng như ngoài mạng. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau, tám blogger và nhà hoạt động bị công an mặc thường phục đánh đập và bắt giữ tại tỉnh Đồng Tháp.

“Lê Quốc Quân là một người Việt Nam yêu nước, một người rất quan tâm đến việc cải thiện cuộc sống của đồng bào ông, một người quan tâm sâu đậm đến quốc gia của ông và lạc quan về viễn cảnh tương lai. Chúng tôi ngưỡng mộ sự dũng cảm của ông và khẩn cầu Nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng quyền tự do căn bản về ngôn luận và hội họp của Lê Quốc Quân,” ông Carl Gershman, Giám Đốc của National Endowment for Democracy cho biết.

Liên Minh kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả Lê Quốc Quân, cũng như nhiều người bảo vệ nhân quyền, blogger, các nhà hoạt động đang bị giam cầm chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận của họ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.