16 Năm Sau Biến Cố Thiên An Môn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 24.6 kb
Xe tăng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp sinh viên ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn.

Cái không khí tại quảng trường Thiên An Môn ở Trung quốc vào ngày thứ bảy vừa qua rất là ngột ngạt, nhìn đâu cũng thấy công an canh phòng cẩn mật. Tuy không có lệnh cấm người dân đến quảng trường Thiên An Môn vào ngày này nhưng chẳng mấy ai dám ló mặt tới đó vì sợ mang họa vào thân. Thứ bảy ngày 4 tháng 6 vừa qua là ngày kỷ niệm 16 năm biến cố Thiên An Môn..

Cái không khí ngột ngạt đó không phải chỉ thấy ở quảng trường Thiên An Môn mà có thể nói là nó bao phủ toàn thủ đô Bắc Kinh trong suốt hai tuần qua. Một số trường đại học bị lực lượng công an vừa chìm vừa nổi canh gác suốt ngày đêm vì có tin là sinh viên sẽ tổ chức lễ truy điệu cho ông Triệu Tử Dương, Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc, một nạn nhân của biến cố Thiên An Môn. Ông Triệu Tử Dương đã đọc cho một người bạn rất thân của mình là ông Tông Phượng Ô viết lại những gì mà ông Dương cho rằng ông Đặng Tiểu Bình đã sai lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng vũ lực để giải quyết vụ Thiên An Môn, kêu gọi Đảng nên từ bỏ đường lối độc tài để đi theo con đường tự do dân chủ nếu không thì mọi cải cách kinh tế sẽ không bao giờ có hiệu quả, ngoại trừ làm giàu thêm cho một số thành phần có đặc quyền, đặc lợi.

Ông Trình Tường, một ký giả người Singapora của tờ Straits Times, tìm đến nhà ông Tông Phượng Ô ở Quảng Châu để xin bản cảo bài viết đó để phổ biến nhưng đã bị chính quyền địa phương bí mật bắt giữ. Việc bắt ký giả Trình Tường xảy ra vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 thế mà đến ngày 2 tháng 6 nhật báo Straits Times mới biết tin và lập tức lên tiếng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải trả tự do ngay cho ký giả Trình Tường. Ngày 2 tháng 6, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung quốc là ông Khổng Tuyền họp báo tuyên bố ngắn gọn là ký giả Trình Tường bị bắt giữ về tội gián điệp. Ngay sau lời tuyên bố của ông Khổng Tuyền, Hiệp hội ‘‘ Ký giả không biên giới’’ đã cùng với Hiệp hội ký giả Hồng Kông tổ chức một cuộc biểu tình đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do báo chí, quyền được đi thu tin của ký giả, phải thả tự do ngay cho ký giả Trình Tường. Không thể buộc bất kỳ ai vào tội gián điệp mà không trưng dẫn bằng chứng xác đáng theo luật pháp quy định về tội danh này.

Theo hãng thông tấn Reuter thì ngày 6 tháng 4 vừa qua tại công viên Victoria ở Hồng Kông đã có một cuộc mít ting thắp nến để truy điệu cho các nạn nhân đã hy sinh trong biến cố Thiên An Môn với sự tham gia đông đảo của hơn 45 ngàn người mà chính quyền Bắc Kinh khó có thể ra lịnh đàn áp được vì chính sách một quốc gia hai chế độ. Tại Thủ đô Washington và một vài tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, cộng đồng người Hoa cũng đã tổ chức nhiều cuộc tưởng niệm biến cố Thiên An Môn đồng thời lên án chính sách độc tài đảng trị, tố cáo những chính sách vi phạm nhân quyền của đảng Cộng sản Trung quốc. Tuy nhiên tại thủ đô Bắc Kinh và những thành phố lớn khác ở Trung quốc tuy không có xảy ra một cuộc biểu tình nào cả, nhưng tình hình cũng rất căng thẳng. Lực lượng công an vũ trang đi tuần tiểu khắp nơi, còn quân đội thì bị cắm trại 100%. Cũng theo hãng thông tấn Reuter thì chính quyền Bắc Kinh đã lợi dụng cơ hội này để bắt thêm một số nhà trí thức khác mà phần đông là những người đang phục vụ tại Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội với tội danh tình nghi ‘‘Tiết lộ bí mật quốc gia’’.

Hơn ai hết, nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay biết rằng phương cách giải quyết vụ Thiên An Môn của ông Đặng Tiểu Bình và một số nhân vật lãnh đạo hồi đó đã làm cho người dân oán hận đảng Cộng sản Trung quốc, nhưng ngoài miệng thì chính quyền Bắc Kinh cho đến nay vẫn tuyên bố rằng những vị lãnh đạo tiền nhiệm đã giải quyết vụ Thiên An Môn rất đúng vào thời điểm đó, chính nghĩa ở về phía lãnh đạo chứ không về phía những kẻ phản động. Vụ Thiên An Môn đã được giải quyết xong không còn lý do gì để đem ra xét lại, nhưng thực tế cho thấy những gì mà chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đều hoàn toàn trái ngược với thực tế. Người dân Trung quốc đặc biệt là gia đình các nạn nhân và những nhà đấu tranh cho nhân quyền vẫn tiếp tục lên tiếng đòi nhà nước và đảng Cộng sản Trung quốc phải phục hồi danh dự cho các nạn nhân của biến cố này. Một sự kiện xảy ra đã làm cho chính quyền Bắc Kinh lúng túng đang tìm cách chống đỡ đó là việc ông Trần Dụng Lâm (Đệ nhất tham vụ Ngoại giao tại tòa Tổng lãnh sự trung quốc ở Sydney) cùng gia đình chính thức xin tị nạn tại Úc. Quan chức ngoại giao của một nước cộng sản xin tị nạn là chuyện thường xảy ra, chẳng có gì đáng nói nhưng việc xin tị nạn của ông Lâm lần này rất đáng nói vì ông ta là một trong những nạn nhân của biến cố Thiên An Môn.

Ông Lâm khi xin tị nạn chính trị đã nói rằng: Tôi không thể nào im lặng hơn được nữa trước sự ngụy biện của đảng và nhà nước cộng sản Trung quốc đối với vụ Thiên An Môn. Họ không có quyền bóp méo sự thật và bôi lọ danh dự các nạn nhân hơn được nữa. Làm như thế đã 16 năm trời rồi mà vẫn chưa hài lòng sao? Độc tài, độc đảng quả thật là một chế độ đáng loại bỏ.

Biến cố Thiên An Môn có lẽ sẽ đi theo đảng Cộng sản Trung quốc xuống đến tận mồ chôn, cũng giống như vụ Cải Cách Ruộng Đất bám theo đảng Cộng sản Việt Nam cho đến khi nào cái đảng này cáo chung mà cũng chưa chắc xóa được hết sự oán hận của người dân. Thật vậy, những phát triển kinh tế hào nhoáng bề ngoài của Trung Quốc hiện nay đã không thể nào che dấu vết thương Thiên An Môn của năm 1989 và nó như là một ngòi nổ chờ cơ hội bộc phá từ trong trái tim căm hờn của từng người dân Trung Quốc yêu chuộng tự do, dân chủ. Chính ngòi nổ này đã làm cho tình hình chính trị Trung Quốc luôn luôn bất ổn và đặt cho lãnh đạo Bắc Kinh luôn luôn sống trong phập phồng lo âu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.