2018: Năm của thảm họa kinh tế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đánh chuột… vỡ nồi!

Trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội ngày 6.10.2014, ông Trọng nói về vấn đề chống tham nhũng và cách thức “đánh chuột mà không để vỡ bình”. Khi mà cả một hệ thống chính trị nhung nhúc toàn “chuột”, không rõ có cách nào để giữ được “cái bình thể chế” hay không?

Chiến dịch “đả hổ, đập ruồi” bước vào những giai đoạn gay gắt nhất, kể từ sau khi đưa “củi” Đinh La Thăng vào “lò”. Tuy vậy, để hạ Thăng, ông Tổng bí thư lại phải tốn quá nhiều công sức cho một “con cá lòng tong” Trịnh Xuân Thanh. Và cũng chính từ “con cá lòng tong” này, vụ bắt cóc giữa thủ đô Berlin đã gây ra một khủng hoảng ngoại giao thực sự với Đức – người gác đền của Liên minh Châu ÂU – kéo theo một thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế là sự trì hoãn của EU với Việt Nam trong việc đàm phán và thông qua hiệp định tự do thương mại EVFTA.

Tại Hội nghị Tham vấn với các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN, bà Cecilia Malmström – quan chức cấp cao nhất về thương mại của Liên minh châu Âu đã có câu trả lời rõ ràng về việc EU dừng xem xét thông qua hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam với lý do đưa ra là vụ bắt cóc giữa đường phố Berlin, vào ban ngày, của cơ quan mật vụ Việt Nam. Câu trả lời thẳng thừng của bà Cecilia Malmstrom không khác nào cái tát vào mặt Hà Nội khi từ trước đến nay CSVN luôn nói rằng Trịnh Xuân Thanh tự về nước đầu thú.

Bài viết của Nguoibuongio mới đây cung cấp một số tin tức bên lề rằng trong cuộc gặp gỡ của ông Phúc với bà Thủ tướng Đức tại hội nghị thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời, ông ta đã đưa ra điều kiện “trao đổi” Trịnh Xuân Thanh bằng việc VN sẽ cho thông quan 700 chiếc xe BMW của Euro Motor đang bị “vướng mắc thủ tục hải quan”. Điều đáng nói, trong việc liên quan đến 700 chiếc xe này, Việt Nam đã hành xử như một băng đảng xã hội đen, sử dụng quyền lực Nhà nước để “ép chết” doanh nghiệp, hình sự hóa vụ việc kinh tế và bỏ tù người khi không đủ căn cứ cấu thành tội phạm. Căn nguyên sự việc chỉ do đại lý ô tô này đã làm mất lòng “ông vua con” – con trai của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, cũng là trợ lý của Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Một vụ việc “vừa ăn cướp vừa la làng” rồi lấy đó làm điều kiện “trao đổi” với người Đức. Dĩ nhiên, người Đức không thể nào chấp nhận thói hành xử “lưu manh” này. Bằng việc đưa vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra ánh sáng với các bằng chứng, nhân chứng không thể chối cãi, Đức lần lượt hủy bỏ ưu đãi thị thực ngoại giao, trục xuất nhân viên sứ quán, dừng quan hệ chiến lược với Việt Nam và đang chuẩn bị sẽ tiến hành trục xuất lao động “chui” Việt Nam tại Đức. Nếu khoảng 10.000 người lao động bất hợp pháp ở Đức phải về nước thì là một gánh nặng không hề nhỏ về kinh tế xã hội cho Việt Nam. Chưa kể, hy vọng về một EVFTA sẽ mãi ở thì tương lai.

EU là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Ảnh: BizLIVE

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 sau Mỹ, nơi mà mang về cho Hà Nội 25 tỷ USD xuất siêu năm qua và nếu EVFTA được thông qua thì con số này sẽ tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh kinh tế suy sụp phải “bán chó, đợ con” như thương vụ Sabeco, Vinamilk… để thu về ngoại tệ thì việc mà EU trì hoãn hiệp định FTA, đồng thời tăng cường các hoạt động kiểm soát tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam thì đây rõ ràng là một điều tồi tệ. Vụ “đánh chuột” của ông Trọng tuy chưa “vỡ bình”, nhưng đã ném trúng “nồi cơm” của thể chế.

 Ảnh hưởng từ “chiến tranh thương mại”

Liên tiếp những tin xấu về thị trường quốc tế trong những tháng đầu của năm mới 2018 chắc chắn làm cho nhà cầm quyền CSVN “mất ngủ”.

Đầu tiên, EU sẽ xem xét quyết định việc có rút “thẻ đỏ” với hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam hay không. Thời hạn 6 tháng mà EU cho Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ đánh bắt và tuân thủ qui định bảo vệ nguồn lợi đã hết. Xem ra, những lý lẽ ngụy biện mà hệ thống quản lý nhà nước VN đã làm cho EU nản lòng về sự thiếu trung thực và bất nhất. Nếu trong 20 ngày tới, Việt Nam không tìm ra giải pháp, thị trường EU sẽ hoàn toàn đóng cửa đối với mặt hàng thủy sản từ Việt Nam.

Tiếp theo, là chính sách thuế “tàn sát” của Donald Trump áp dụng cho mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ, chắc chắn sẽ làm cho nền công nghiệp luyện thép chưa kịp “khởi sắc” của Việt Nam đã chết yểu.

Ngành thép Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng theo dòng tiền đầu tư từ Trung Quốc trong những năm gần đây. Thép, kim loại màu, nhôm… nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam để lấy xuất xứ hàng hóa và xuất khẩu vào Mỹ, EU để lấy ưu đãi thuế. Năm 2017, hơn 3,75 triệu tấn thép đã được xuất khẩu, tăng 34% so với năm 2016. Trong đó, hơn 1 triệu tấn thép xây dựng, tăng đến 62% so với năm trước đó.

Những con số tăng trưởng “thần thánh” này sẽ chỉ còn là dĩ vãng sau quyết định áp đặt mức thuế mới của Hoa Kỳ. Đây là một thảm họa cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam. Với mức độ “leo thang” của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chính Việt Nam sẽ lại là nạn nhân “vạ lây” vì quen thói “khôn lỏi” khi thông đồng cùng với thương nhân Trung Quốc trong việc trốn tránh thuế, lợi dụng ưu đãi nguồn gốc hàng hóa từ Việt Nam mà các hiệp định thương mại những nước phát triển dành cho mình. Không chỉ riêng gì thép, nhôm, mà lần lượt các mặt hàng có nguồn gốc Trung cộng được đóng mác Made in Việt Nam sẽ được lần lượt gọi tên.

Một thiết bị bơm dầu lên khỏi giếng tại Texas, Hoa Kỳ. Ảnh: Spencer Platt/ Getty Images

Nước Mỹ sẽ thay thế vị trí số 1 của các nước vùng Trung Đông về xuất khẩu dầu mỏ trong tương lai gần (2023) là điều không còn bàn cãi. Với kỹ nghệ khai thác dầu đá phiến, Mỹ sẽ kéo giá dầu xuống mức kỷ lục ngay trong năm 2018 và điều này là thảm họa với công nghiệp khai thác dầu của Việt Nam.

Là một nước có trữ lượng dầu và khí lớn, nhưng kỹ nghệ khai thác hạn chế, cùng với vấn nạn tham nhũng tràn lan, chi phí khai thác dầu khí của Việt Nam luôn cao hơn so với các nước khác đáng kể. Xuất khẩu dầu mỏ luôn là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho ngân sách của CSVN, nếu nguồn thu này không còn bảo đảm, sự sụp đổ một ngành công nghiệp nặng trụ cột sẽ kéo theo hệ lụy khôn lường cho cả nền kinh tế.

Biện pháp duy nhất khả dĩ là cổ phần hóa các công ty nhà nước khai thác dầu khí kém hiệu quả và nhượng lại những mỏ dầu cho các tập đoàn nước ngoài (không phải Trung cộng) như một phương thức “bán lúa non” cũng như cứu vãn chủ quyền biển đảo. Tuy vậy, thử thách đầu tiên để thực hiện được giải pháp này là Cá Voi Xanh – mỏ khí có tiềm năng cực lớn, hứa hẹn mang về nguồn ngoại tệ hàng chục tỷ USD/năm cũng không hề dễ dàng “nuốt trôi” với người bạn vàng Trung cộng, cũng như Tư Chính đang bị lăm le cướp chiếm như Gạc Ma năm 1988.

Việc hiện diện của USS Carl Vinson là một sự kiện lịch sử cho thấy dấu hiệu thay đổi đường lối ngoại giao và hợp tác quân sự của Hà Nội. Song, với sự phụ thuộc quá lớn vào Trung cộng từ kinh tế cho đến chính trị, ngoài vấn đề giải quyết “tâm lý”, Hà Nội đang xoa dịu đám “dân đen” đang ngày càng “cuồng” Mỹ hơn. Thực sự, vẫn chưa hé lộ ánh sáng cuối đường hầm nào cho thể chế CSVN trong tình thế nguy nan này.

Tân Phong,

7.03.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”