30 tỷ mua ghế đại biểu Quốc hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi đảng ngày một sa lầy trong tình thế phân hóa nội bộ trầm trọng với vụ Trịnh Xuân Thanh, Quốc hội khóa 14 trong vai trò làm chậu cây cảnh của đảng lại đang lâm vào tình cảnh một phiên chợ trao đổi ghế đại biểu bằng đô-la.

Đó là câu chuyện của bà Châu Thị Thu Nga, đại biểu quốc hội khóa 13 và 14, một doanh nhân thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bà Nga được báo chí mô tả đã nắm nhiều chức vụ trên thương trường trong đó có vai trò là chủ tịch tập đoàn Housing Group với 5 công ty vệ tinh. Mặc dù chưa có những hoạt động cụ thể nào nhưng bà Thu Nga đã ra tay “huy động vốn” của các nhà đầu tư trong nước được gần 400 tỷ đồng và tiêu xài cho mục đích cá nhân.

JPEG - 147.5 kb
Dự án B5 Cầu Diễn là một trong những dự án mà ba Nga chiếm đọat qua làm ăn bất chính.

Bị bắt giam, bà Nga khai với cơ quan điều tra rằng trong những món tiền mà bà chi ra, có 30 tỷ đồng (tương đương 1,3 triệu đô-la) để “chạy” cái ghế đại biểu quốc hội khóa 13. Lời khai của bà xác định một điều: nhiều người muốn có một chân trong quốc hội phải đút lót các cửa, giống như những chức vụ khác bên chính quyền. Nhưng chạy cho ai và chạy thế nào thì bà chưa khai ra. Dĩ nhiên bà không chạy nơi cậu đánh máy hay bác tài xế mà chỉ những ai có quyền trong tay mới dám cầm tiền của bà. Sau khóa 13 bà Nga còn đắc cử vẻ vang khóa 14, chứng tỏ sức mạnh vạn năng của đồng tiền có chân, cho tới khi bà bị bắt giam vì bị nhiều người cáo buộc tội lường gạt.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của “cơ quan quyền lực cao nhất nước”, một người nguyên là đại biểu quốc hội 2 khóa liền công khai thú nhận đã bỏ ra cả triệu đô-la để “chạy” một cái ghế trong quốc hội. Hay nói khác đi, bà ta đã chiếm đoạt tiền của thiên hạ để mua một chỗ mà bà nghĩ là có thể làm bức bình phong cho công cuộc làm ăn bất chính của mình dài dài. Quả là một khám phá mới đối với một cơ quan lập pháp mà công việc làm luật thì hầu như không bao giờ mó tới, nhưng giỏi nghề đưa tay đồng ý những gì đảng bảo làm.

Kể ra bà Nga không bị thiệt thòi gì khi bỏ ra 1,3 triệu để thu về gần 20 triệu qua hình thức huy động vốn cho cái gọi là tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất của bà chỉ có trên giấy tờ. Trái lại bà còn lãi to trong cuộc mua bán này, giống như câu nói dân gian “bỏ con tép bắt con tôm”, mà thực chất là một sự lường gạt lòng tin của mọi người. Thiên hạ tin bà một phần chính vì cái áo đại biểu quốc hội mà bà đang khoác trên người.

Ở Việt Nam thời nay, không ai lạ gì kiểu đầu tư hai đầu vừa chính trị vừa kinh tế ấy của các doanh nhân làm giàu nhờ bám theo các dự án ăn chia. Nhờ vào cái mác quốc hội, tuy không đầy quyền lực của chính quyền nhưng cũng giúp bà Nga trót lọt qua nhiều cửa ải. 30 tỷ đồng là tiền của thiên hạ nên đối với bà Thu Nga chỉ là quăng ra một con tép và bà đã thu về hàng tấn tôm một cách quá dễ dàng. Người dân tự hỏi không hiểu trong cái cơ quan tiêu rất nhiều tiền của ngân sách ấy, còn bao nhiêu đại biểu tai to mặt lớn đi theo con đường “quang vinh” của bà Nga để được lọt vào tòa nhà “quyền lực cao nhất nước ấy?

JPEG - 18.5 kb
Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc không tin có chuyện chạy tiền vào quốc hội. Ảnh: ĐSPL

Ngày 8 Tháng 9, khi nghe báo chí hỏi, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói ông “không tin có chuyện chạy tiền vào Quốc hội, nhất là với khoản tiền lớn như thế.” Tin hay không tin là quyền của ông nhưng trước cơ quan điều tra, chẳng lẽ bà Nga khai ra điều ấy để tự hại mình vì đụng đến uy quyền của nhiều người?

Điều khôi hài là ông Hạnh Phúc cũng biết sợ “ảnh hưởng đến uy tín Quốc hội” trong khi cái quốc hội của ông cũng chẳng có chút uy tín cỏn con nào ngoại trừ cái uy tín nghị gật và ngậm miệng ăn tiền.

Trong bối cảnh một nền kinh tế chụp giựt như hiện nay, kiểu kinh doanh của bà Nga quả đã đem lại lợi nhuận kếch xù không gì sánh bằng. Nhưng đó cũng là hiện trạng chung của cán bộ cao cấp CSVN ở trung ương lẫn ở địa phương.

Trong khi lương chính thức chỉ từ 300 đến 400 USD một tháng; nhưng hầu hết cán bộ ai nấy đều có nhà cửa đất đai mấy chục cái, con cái cho đi du học Âu Mỹ cũng như ăn tiêu vung vít kiểu thái tử đảng. Lương ấy chẳng qua chỉ là cái “bổng” công khai của họ, còn núi tài sản thì được bồi đắp bằng “lộc”, là những món tiền cắt xén chia chác từ các dự án nghìn tỷ khắp nước. Đó cũng là lý do cắt nghĩa vì sao ngân sách cạn kiệt nhưng cán bộ đảng vẫn nhắm mắt vẽ vời từ siêu dự án này đến siêu dự án khác để tiếp tục vay nợ nước ngoài, làm nghèo đất nước.

JPEG - 89.2 kb
Hai căn nhà của ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hoa Kỳ

Trước đây, ngay như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cơ ngơi tài sản của ông được đại gia Mía Đường chuẩn bị sẵn tại Hoa Kỳ là chuyện được tiết lộ công khai trên mạng xã hội. Vậy thử hỏi một người đàn bà như bà Nga nếu không kinh doanh kiểu đó làm sao có thể giàu nhanh chóng được. Nếu bà có kinh doanh lươn lẹo thì cũng chỉ học tập và noi gương theo lãnh đạo đảng mà thôi.

Cũng như trong vụ Trịnh Xuân Thanh, cho dù anh ta có làm thất thoát 3.200 tỷ đồng trong thời gian nắm Tổng Công Ty PVC cũng chỉ nằm trong khuôn khổ của lối làm ăn bất chính do đảng đào tạo ra mà thôi. Đó là cả một đường dây, một hệ thống ăn chia với nhau xuyên suốt qua nhiều tầng nấc từ trên xuống dưới.

Nói tóm lại, việc bà Thu Nga khai là đã chi 30 tỷ đồng để chạy được ghế đại biểu Quốc hội, tuy là dữ kiện mới khá bất ngờ đối với dư luận; nhưng nó xác định việc mua chức, mua quyền trong bộ máy đảng, nhà nước, quốc hội là điều mà đảng CSVN không còn có thể chối cãi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.