35 năm đấu tranh cho dân chủ Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự sụp đổ của chính quyền miền Nam Việt Nam và sự thống trị trên cả nước của đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đưa dân tộc Việt Nam đối diện với hai hoàn cảnh mới:

Thứ nhất là cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam đã trở thành cuộc chiến đấu chống lại sự thống trị của đảng Cộng sản với mục tiêu giải phóng toàn thể đất nước ra khỏi sự nộ lệ của chủ nghĩa Mác Lê-nin.

Thứ hai là cuộc chiến đấu đã không còn giới hạn ở một nửa đất nước mà đã trải rộng trên cả nước và ra tận hải ngoại, vì mọi người Việt ở cả hai miền Nam Bắc đã nhìn thấy rõ bản chất tráo trở và phi nhân của thiểu số lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy sau biến cố 30 tháng 4, lực lượng chống lại đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ Hà Nội đã mở rộng ra trong nhiều thành phần dân tộc. Và mục tiêu đấu tranh đã không còn nhiều tranh cãi như trước năm 1975 mà được đồng thuận trên nền tảng: Chấm dứt chế độ độc tài cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ và thịnh vượng, bằng cách lấy trí tuệ và sức mạnh của người Việt Nam làm chính. Nếu sau năm 1975 dân ta chiến đấu không chỉ để giành lại tự do dân chủ mà còn để chấm dứt sự lệ thuộc vào đế quốc Liên Xô thì từ năm 1991 cho đến nay, mục tiêu đấu tranh giành độc lập vẫn còn nguyên vẹn, tuy đối tượng bây giờ là Trung Cộng.

Nói cách khác, trong 35 năm kể từ sau biến cố 30 tháng 4, cuộc đấu tranh của người Việt Nam không dựa trên hận thù như người cộng sản rêu rao, mà trái lại nó xuất phát từ khát vọng tự do dân chủ và độc lập dân tộc. Đó là lý do duy nhất tại sao hàng ngũ đấu tranh của người Việt Nam trong 35 năm qua chỉ có tăng và mở rộng trong nhiều thành phần chứ không hề suy giảm. Nếu trước đây ta từng nghe những tấm gương can đảm của Trần Văn Bá, Ngô Chí Dũng, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Võ Hoàng, Hồ Thái Bạch… thì ngày nay, vẫn có những người can đảm khác tiếp tục con đường tranh đấu như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Khải Thanh Thủy, Ngô Quỳnh, Lê Quốc Quân, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn,…

Tuy nhiên, điều kiện đấu tranh đã hoàn toàn thay đổi sau năm 1975. Mọi nền tảng đấu tranh trước đó đã không những bị phá vỡ toàn diện tại miền Nam mà còn bị bứng gốc để phải bắt đầu tái lập lại trận thế từ bên ngoài không gian Việt Nam, trong khi những nỗ lực kháng cự ở trong nước ngay sau năm 1975 dần dần rơi vào bế tắc và tuyệt vọng. Chúng ta đã mất hết tất cả từ phương tiện vật chất, cho đến những yểm trợ tinh thần. Dân ta đã đứng dậy đấu tranh không có vũ khí và phương tiện trong tay. Mọi người đã đứng lên bằng lòng yêu nước, bằng ý chí Diên Hồng của tinh thần đối đầu bất bạo động. Có nhìn thấy những phức tạp này, chúng ta mới cảm nhận tất cả sự can đảm và kiên trì bám trụ tranh đấu của cố Đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và hàng ngàn người khác vào lúc đó, để giữ vững chính nghĩa của công cuộc đấu tranh cho đến hôm nay.

Chúng ta đã mất gần 10 năm kể từ sau khi miền Nam sụp đổ, mới tạo dựng lại được sự liên lạc giữa những người đấu tranh ở trong và ngoài nước, khi một số người từ hải ngoại can đảm mở đường xâm nhập vào Việt Nam vào đầu thập niên 80. Những người góp phần cho giai đoạn đấu tranh quan trọng này như Hoàng Cơ Minh, Trần Văn Bá, Lê Hồng, Hồ Thái Bạch, Võ Hoàng, Vũ Đình Khoa, Phùng Tấn Hiệp, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải… đã hy sinh vì đại nghĩa, nhưng sự can đảm và hào hùng của họ đã tạo một bước ngoặc đầu tiên và quan trọng cho công cuộc đấu tranh.

Thứ nhất là mang lại sinh khí và niềm tin cho hàng triệu người đang trải qua những năm tháng tuyệt vọng trong lao tù cải tạo. Thứ hai là mở ra một thế kết hợp mới giữa các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước để xây dựng điều kiện đấu tranh trường kỳ ngay tại Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam càng lao vào con đường mở cửa kinh tế, càng làm giàu cho một thiểu số quyền lực thì ngược lại làn sóng phản kháng trong dân chúng càng gia tăng.

Những nỗ lực liên kết trong ngoài nói trên đã bị khựng lại khi biến cố Đông Âu xảy ra, dẫn đến sự thay đổi lập trường của các quốc gia Đông Nam Á đối với vấn đề Việt Nam do chế độ Hà Nội tuyên bố rút quân vô điều kiện ra khỏi Kampuchia và Lào vào đầu thập niên 90. Khựng lại là vì những cứ điểm liên lạc, tiếp vận cho tiềm lực quốc nội từ một vài quốc gia Đông Nam Á đã không còn nữa. Nhưng trong cái khó khăn chung của tình hình, những mâu thuẫn của Đông Âu đã đổ ập lên tình hình Việt Nam, tạo thành một cơn lốc chính trị to lớn. Sự phân hóa trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Năm bắt đầu bùng nổ khi khối Cộng sản Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, cùng với sự ra đời của hàng loạt các phong trào đấu tranh giành tự do dân chủ trong cộng đồng người Việt hải ngoại đã mở ra một bước ngoặc lớn thứ hai cho công cuộc đấu tranh vào lúc này. Thứ nhất là sự sụp đổ Đông Âu đã gợi lên một niềm tin cho mọi người vào lẽ tất thắng của công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Thứ hai là những người tranh đấu đã rút ra nhiều bài học để ứng dụng vào việc gầy dựng và nuôi dưỡng phong trào dân chủ tại Việt Nam. Thứ ba là hàng ngũ của đảng Cộng sản Việt Nam ngày một thêm suy yếu từ phá sản ý thức hệ tới niềm tin và tranh giành lợi lộc, quyền lực nội bộ.

Đương nhiên, đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngồi chờ chết. Họ đã một mặt dâng hiến lãnh thổ, hải đảo cho Trung Quốc để được Bắc kinh bảo hộ sự sống còn. Mặt khác, họ tung công an theo dõi, đàn áp các nhà dân chủ và trấn áp xã hội bằng thủ đoạn xã hội đen. Không những thế, lãnh đạo Hà Nội còn tìm cách triệt hạ nguồn tiếp vận quan trọng đối với phong trào dân chủ ở trong nước bằng cách tung ra cái gọi là Nghị Quyết 36 để lũng đoạn và gieo nghi ngờ tiêu cực trong cộng đồng hải ngoại. Nhưng quan trọng nhất, Cộng sản Việt Nam đã không còn điều kiện bưng bít mọi thông tin giữa trong và ngoài nước như vài năm trước đó. Sự hoạt động hiệu quả của một số đài phát thanh hướng vào trong nước và nhất là mạng Internet với E Mail, Facebook, Blog… đã đặt Cộng sản Việt Nam ở vào thế bị động, và họ rất vất vả khi phải đối phó những lên án của thế giới.

Những nhà đối kháng trong lòng chế độ như các ông Trần Độ, Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Lê Hồng Hà, Dương Thu Hương, Nguyễn Thanh Giang, Trần Anh Kim… đã góp phần đáng kể vào việc xé to những mầm mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là khơi dậy sự thức tỉnh của hàng ngũ cựu chiến binh. Những cuộc nổi dậy hàng loạt của các nông dân Thái Bình, Thọ Đà, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai,… đều có bóng dáng lãnh đạo của những cựu chiến binh – một thời hy sinh cho đảng – nay trở thành những dân oan mất đất, mất nhà. Cộng sản Việt Nam càng lao vào con đường mở cửa kinh tế, càng làm giàu cho một thiểu số quyền lực thì ngược lại làn sóng phản kháng trong dân chúng càng gia tăng.

Khi Cộng sản Việt Nam kết thúc thời kỳ hội nhập qua việc được đăng cai chuẩn bị tổ chức Hội nghị APEC-16 và đàm phán để được thu nhận vào làm thành viên WTO từ năm 2004 đến năm 2007, cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam đã bước sang bước ngoặc lớn thứ ba. Đó là sự xuất hiện của Bản Tuyên ngôn dân chủ và sự ra đời của Khối 8406, làm thay đổi cục diện đấu tranh của phong trào dân chủ Việt Nam. Thứ nhất là từ nỗ lực đấu tranh đơn lẻ của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ vài ba người đã tiến đến việc kết hợp thành một tập thể công khai bày tỏ lập trường đấu tranh. Thứ hai là tạo thế liên kết đấu tranh với sự hỗ trợ ngày một đa dạng của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với các nhà dân chủ tại Việt Nam. Thứ ba là sự lên tiếng của thế giới và sự yểm trợ tích cực của các tổ chức NGO qua những giải thưởng nhân quyền cao quý.

Sự ra đời của Khối 8406 và sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet tại Việt Nam đã tạo ra phong trào Dân Báo (Blog) cùng với sự xuất hiện công khai của nhiều nhà dân chủ trẻ, tạo một sự phấn chấn trong dư luận Việt Nam và Quốc tế. Khi cuộc đấu tranh tại Tòa Khâm Sứ và Thái Hà bùng nổ, đi cùng với hai cuộc vận động: chống bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và chống khai thác Bauxite tại Tây Nguyên được khơi mào bởi thành phần trí thức vào đầu năm 2009, có thể nói phong trào dân chủ tại Việt Nam đã lên đỉnh điểm của sự quy tụ hầu hết các thành phần dân tộc tham gia. Nói cách khác, sự phản kháng của người dân kể từ năm 2009 trở đi, không còn chỉ giới hạn trong những thành phần dân oan thấp cổ bé miệng, công nhân, thanh niên sinh viên mà còn lan rộng sang thành phần trí thức, cựu cán bộ đảng viên Cộng sản, lực lượng tôn giáo. Đây có thể nói là kết quả của 35 năm đấu tranh kiên trì và dũng cảm của toàn dân.

Sự ra đời của Khối 8406 và sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet tại Việt Nam đã tạo ra phong trào Dân Báo cùng với sự xuất hiện công khai của nhiều nhà dân chủ trẻ, tạo một sự phấn chấn trong dư luận Việt Nam và Quốc tế.

Tuy nhiên trong đấu tranh, sự bất mãn, lòng uất hận của dân chúng là một điều kiện quan trọng nhưng chưa đủ để tạo thành một phong trào đối kháng quy mô. Muốn có một phong trào phản kháng quy mô trong những tháng tới, đòi hỏi phải có hai điều kiện quan trọng:

Một là phải có một lực đầu tàu mạnh, có đủ khả năng điều hợp được các nhóm quần chúng và trở thành một biểu tượng đại diện chung của lực lương đối kháng để đối đầu với chế độc tài. Nói cách khác, chúng ta phải có một hình thức thống nhất nào đó về đội ngũ để điều hướng các lực lượng dân tộc xa luân chiến với chế độ trong mọi lãnh vực, và bằng những phương cách bất bạo động như biểu tình, đình công, lãng công, v.v… Chỉ khi đó các áp suất mới cùng khắp và liên tục khiến cho chế độ không thể nào ứng phó nổi.

Hai là phải có thành phần cán bộ vận hành trong mỗi nhóm quần chúng, đặc biệt là những nhóm lớn. Khi thiếu bộ phận này, chúng ta chỉ có những nhóm quần chúng ô hợp, tuy có cùng nhu cầu, cùng oan ức, nhưng không hữu hiệu vì mỗi người, mỗi tập hợp đấu tranh theo một hướng. Đây là bộ phận chuyển các yêu cầu từ đầu não đến quần chúng và phản ảnh tình hình sức lực của quần chúng về cho đầu não. Đây là cơ phận còn thiếu trong tiến trình trở thành phong trào đối kháng qui mô tại Việt Nam.

Nhìn như vậy, chúng ta mới thấy rằng còn cần phải làm nhiều việc tại môi trường quốc nội để hỗ trợ cho các lực lượng dân chủ nhanh chóng xây dựng một bộ phận đầu tàu và một thành phần cán bộ vận hành, nối liền đầu tàu với quần chúng trong thời gian tới. Nói cách khác, công cuộc đấu tranh hiện đang ở vào thời kỳ mà các lực lượng dân chủ phải xuất hiện đối đầu công khai ngay tại Việt Nam, đồng thời từng bước tiến đến việc phối hợp các nhóm quần chúng nhằm hình thành một lực lượng đầu tàu qua hành động. Khi đã có lực lượng đầu tàu chúng ta mới có thể tập trung được sự vận động sức mạnh tiềm tàng trong các thành phần quần chúng, tấn công thẳng vào những nhược điểm của chế độ. Đây là diễn trình phải tiến tới khi phong trào dân chủ tại Việt Nam đã lan rộng trong mọi thành phần quần chúng như hiện nay.

Lý Thái Hùng
Ngày 6/5/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.