4 nhà bất đồng chính kiến vẫn bị giam giữ không xử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gia Minh, phóng viên RFA 2009-06-24

Kể từ tháng 9 năm ngoái đến nay đã có 4 nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị bắt giam theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, đó là nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã, cô Phạm Thanh Nghiên, ông Phạm Văn Trội và nhà giáo Vũ Hùng. Thời gian tạm giam hai lần bốn tháng đã qua, nay họ lại phải buớc sang thời gian tạm giam bốn tháng lần thứ ba.

Hơn 9 tháng không cho tiếp xúc

Vẫn ở Hải Phòng đấy ạ. Tôi có hỏi trại giam để xin ghi đơn gặp mặt, nhưng mà người ta trả lời là đã đưa lên Viện Kiểm Sát rồi, thế nên cũng không làm được đơn, không ai nhận đâu ạ.

Mẹ cô Phạm Thanh Nghiên

Trong bốn người vừa nói có hai người ở Hải Phòng là nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã và cô Phạm Thanh Nghiên, hai người ở Hà Tây là ông Phạm Văn Trội và nhà giáo Vũ Hùng. Tuy nhiên đến nay có hai trường hợp thân nhân được gặp mặt và hai trường hợp chưa được gặp lần nào.

Hai trường hợp mà phiá cơ quan an ninh chưa cho gia đình gặp mặt là cô Phạm Thanh Nghiên và thầy giáo Vũ Hùng. Mẹ cô Phạm Thanh Nghiên cho biết :

Mẹ cô Phạm Thanh Nghiên : Vẫn ở Hải Phòng đấy ạ. Tôi có hỏi trại giam để xin ghi đơn gặp mặt, nhưng mà người ta trả lời là đã đưa lên Viện Kiểm Sát rồi, thế nên cũng không làm được đơn, không ai nhận đâu ạ. Tiếp tế hàng tháng thì vẫn tiếp tế.

Gia Minh : Và tình trạng sức khoẻ thì được phía trại giam họ thông báo như thế nào, thưa bà ?

Mẹ cô Phạm Thanh Nghiên : Họ chả thông báo gì cả. Không có nói năng gì cả.

Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng trình bày :

Bà Lý Thị Tuyết Mai : Vậy là hơn 9 tháng rồi mà vẫn chưa được gặp. Em vẫn thường xuyên đến (trại giam) để tiếp tế thôi. Còn tình hình sức khoẻ thì nghe người ta nói là ảnh bình thường.

Gia Minh : Tại sao trường hợp của thầy giáo Vũ Hùng thì bà không được gặp?

Bà Lý Thị Tuyết Mai : Người ta nói là hiện giờ người ta đang điều tra, người ta muốn là anh ấy phải khai những người đi cũng anh ấy, người chụp ảnh hoặc người có liên quan trong việc này, hoặc là ai chỉ đạo anh ấy làm. Anh ấy bảo là chỉ có một mình anh ấy làm thôi. Còn việc đưa tin và ảnh trên đấy ai thực hiện thì ảnh bảo là ảnh không biết. Anh bảo là một mình anh làm. Bây giờ người ta còn đang điều tra và người ta không cho gia đình gặp.

Vậy là hơn 9 tháng rồi mà vẫn chưa được gặp. Em vẫn thường xuyên đến (trại giam) để tiếp tế thôi. Còn tình hình sức khoẻ thì nghe người ta nói là ảnh bình thường.

Vợ thầy giáo Vũ Hùng

Hơn 9 tháng vẫn chưa được gặp luật sư

Đối với hai trường hợp mà thân nhân được cho gặp mặt thì Bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã cho hay :

Bà Nguyễn Thị Nga : Tình trạng của chồng tôi hiện tại thì vẫn ở trong trại giam B14 Bộ Công An Hà Nội. Kỳ vừa qua tôi cũng có viết thêm một cái đơn để đề nghị xin được gặp mặt chồng tôi, thế nhưng mà hôm qua thì tôi mới nhận được một giấy báo của Bộ Công An về nói là:

“Nguyễn Xuân Nghĩa và đồng bọn, hồ sơ đã chuyển ra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, vậy đề nghị mọi liên hệ thì bà liên hệ với Viện Kiểm Sát.”

Thế nhưng tôi cũng chưa có dịp để lên Viện Kiểm Sát để hỏi thăm thêm tình hình sức khỏe của chồng tôi. Nhưng họ trả lời như vậy cho nên tôi cũng chưa biết đến bao giờ thì tôi được gặp chồng tôi lần tới.

Anh Trội có nói với tôi rằng vụ án của anh thì hồ sơ đã làm xong hết rồi và đã chuyển lên Viện Kiểm Sát rồi. Trong thời gian này thì anh ấy vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư, chưa được gặp luật sư và luật sư cũng chưa vào. Anh rất là mong muốn được gặp luật sư trong thời gian gần nhất.

Vợ ông Phạm Văn Trội

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang chia xẻ về lần gặp mới nhất với chồng ở trại giam :

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang : Vào ngày mùng 9 tháng 6 vừa rồi tôi mới được gặp anh Trội trong trại giam B14. Hai người nói chuyện với nhau được nửa tiếng. Trước khi vào thì điều tra viên là anh Đào Hồng Sơn, anh cho phép nói chuyện được nửa tiếng và được phép trao đổi với nhau về vấn đề luật sư.

Anh Trội có nói với tôi rằng vụ án của anh thì hồ sơ đã làm xong hết rồi và đã chuyển lên Viện Kiểm Sát rồi. Trong thời gian này thì anh ấy vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư, chưa được gặp luật sư và luật sư cũng chưa vào. Anh rất là mong muốn được gặp luật sư trong thời gian gần nhất.

Gia đình các người đang bị giam giữ theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự đều đã có mời luật sư để bào chữa cho than nhân của họ. Thân nhân của cô Phạm Thanh Nghiên, ông Phạm Văn Trội cho biết rõ vị luật sư mà họ mời để bào chữa cho họ là luật sư Lê Trần Luật .

Mẹ cô Phạm Thanh Nghiên cho biết : Có (luật sư) rồi. Tôi có nhờ luật sư Lê Trần Luật đấy, nhưng mà tôi nghe được tin ông ấy bị bắt hôm qua hay sao đấy.

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang chia sẻ : Có. Mới đây tôi cũng gặp anh luật sư Lê Trần Luật. Đến bây giờ vẫn chưa tiếp xúc được với anh Trội, chưa được vào gặp anh Trội.

Có liên hệ với luật sư rồi ạ. Cũng đang chờ nhưng chưa thấy là có được không vì họ cũng còn đang làm mấy vụ khác nữa. Nếu mà cơ quan an ninh chấp nhận thì họ sẽ giúp đỡ trong việc bào chữa cho anh Hùng.

Vợ thầy giáo Vũ Hùng

Trong khi đó thì bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã, chưa muốn tiết lộ danh tánh người luật sư mà gia đình mời :

Bà Nguyễn Thị Nga : Tôi cũng có nhờ (luật sư) rồi ạ. Nhưng mà thôi thì nói sau ạ.

Chỉ muốn bảy tỏ chính kiến 1 cách ôn hòa

Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng, trình bày : Có liên hệ với luật sư rồi ạ. Cũng đang chờ nhưng chưa thấy là có được không vì họ cũng còn đang làm mấy vụ khác nữa. Nếu mà cơ quan an ninh chấp nhận thì họ sẽ giúp đỡ trong việc bào chữa cho anh Hùng.

Thân nhân của những nhà bất đồng chính kiến vừa rồi đều lặp lại là họ không cho rằng những việc làm của người thân họ làm là phạm pháp như phiá công an và cơ quan an ninh nói. Tất cả đều cho rằng con hay chồng của họ nói lên sự thật và đến nay những người trong trại giam vẫn không cho rằng những việc họ làm là vi phạm pháp luật; và họ mong mỏi phiên xử sớm được tiến hành một cách công khai, minh bạch.

Xin được nhắc lại, nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã và cô Phạm Thanh Nghiên cùng với ông Vũ Cao Quận ở Hải Phòng từng viết đơn đến Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội xin tổ chức biểu tình nói lên tình cảnh khốn khó của người dân do giá cả tăng cao. Riêng cô Phạm Thanh Nghiên và thầy giào Vũ Hùng còn công khai lên tiếng chống việc Trung Quốc cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ông Phạm Văn Trội cũng là một thành viên của phong trào tranh đấu cho dân chủ – nhân quyền tại Việt Nam là Khối 8406.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.