#40 Năm Quá Đủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh 40 năm là một khoảng thời gian đủ dài để không những phục hồi mọi mặt sau các cuộc chiến tàn phá khốc liệt, mà còn có thể vươn lên thành cường quốc hàng đầu của thế giới. Nhật Bản và Nam Hàn là hai quốc gia Á Châu điển hình.

Đầu thập niên 60, lợi tức bình quân đầu người của Nam Hàn còn thua Nam Việt Nam (NH – GDP/người = $155MK, NVN = $223MK), có năm chưa bằng nửa NVN. Từ cuối thập niên 60, khi cuộc chiến VN trở nên khốc liệt thì Nam Hàn đã có cơ hội phát triển trong hòa bình sau khi cuộc chiến chia đôi Triều Tiên chấm dứt năm 1953, và đã qua mặt NVN với mức gấp 5 lần GDP/người năm 1974 (NH=$556; NVN=$114).

Ngược lại, 15 năm sau chiến tranh nhưng dưới gọng kềm Xã Hội Chủ Nghĩa, VN đã bị Nam Hàn bỏ rơi tới 66 lần cao hơn GDP/người năm 1990, gần 30 lần năm 2000, và gần 14 lần năm 2014 theo ước tính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) (NH GPD/người = $28,101MK; VN = $2053MK. Nếu tính thêm độ chênh lệch giầu nghèo khủng khiếp do tham nhũng gây nên, thì lợi tức bình quân đầu người của giới nghèo VN chắc còn thua Nam Hàn hằng trăm lần.

Dùng GDP/người năm 2014 và mức phát triển trung bình do IMF phỏng định là 5% cho Thái Lan, 6% cho Nam Hàn, và 8% cho VN, thì VN sẽ phải mất tới 36 năm mới bắt kịp Thái Lan và 140 năm mới bắt kịp Nam Hàn.

JPEG - 123.4 kb
Cảnh trẻ em đu dây qua sông tại tỉnh Đắk Lắk; Cầu Expo, Daejeon, Nam Hàn.

Ngoài yếu tố lợi tức kinh tế, thế giới còn dùng Chỉ Số Phát Triển Con Người (Human Development Index – HDI) để so sánh về sự phát triển của một xã hội bao gồm những yếu tố như giáo dục, tuổi thọ, phẩm chất đời sống … HDI của VN được Liên Hiệp Quốc lượng định là 0.638, đứng thứ 121 trên 185 quốc gia, trong khi Nam Hàn được xếp trong nhóm có HDI cao nhất, với chỉ số 0.891 đứng thứ 15 trên thế giới và còn tiếp tục gia tăng.

Song song với các chỉ số thua kém, VN lại giành vị trí cao về tham nhũng (hạng 98/150 quốc gia), thiếu dân chủ (hạng 127/150 quốc gia), thiếu tự do thông tin (hạng 137/150). Hà Nội được xem là một trong những kẻ đàn áp tự do Internet nặng nhất thế giới, và giữ nhiều kỷ lục “nhục nhã” như buôn bán phụ nữ và trẻ em, đào thai, phá hoại môi trường, nhà tù nhiều hơn nhà thương và trường học …

Nguyên nhân cũng chỉ vì: Việt Nam hiện nay là một tổng hợp tệ hại nhất của hai hệ thống: độc tài cộng sản và tư bản hoang dã, hệ quả là một thể chế Mafia Đỏ đã được sinh sôi, nảy nở để rút ruột đất nước, bóc lột nhân dân, dâng nhượng từng phần quê cha đất tổ cho ngoại bang, và biến mảnh đất tươi đẹp, trù phú VN thành ổ phế thải của Trung Cộng.

  • 40 năm đã quá đủ để không còn có thể đổ lỗi cho chiến tranh hay bất cứ một lý do gì khác.
  • 40 năm đã quá đủ để không còn có thể tiếp tục hiện trạng với hệ thống chính trị lạc hậu, sai lầm và những thành phần bất tài, vô lương tâm quản trị đất nước.
  • 40 năm đã quá đủ để tiếp tục trơ tráo và vô cảm trước hiện tượng tụt hậu và phá sản toàn bộ của đất nước, kể cả những giá trị tinh thần, đạo đức và văn hóa.

Nhân tâm và đất nước cần phải được khẩn cấp xây dựng lại trước đà suy kiệt trầm trọng hiện nay. Mỗi con dân Việt Nam phải là một nhân tố tái tạo lại đất nước và đều có thể góp phần trong cuộc chuyển hóa tốt đẹp này.

Dân tộc ta không thiếu nhân tài. Cộng đồng người Việt hải ngoại đã minh chứng điều đó khi người dân được sống trong một hệ thống dân chủ, nhân bản và bình đẳng.

Truyền thống bất khuất của dân tộc không chỉ để đối phó với ngoại xâm mà còn phải được huy động để dứt khoát dẹp bỏ tiêu cực, sai trái, bất công, gian trá, độc tài và bạo lực.

#40 năm đã quá đủ!

Trần Diệu Chân
Ngày 26/4/2017

Nguồn tham khảo:

1/ List of countries by past and projected GDP (nominal) per capita
http://www.worldaudit.org/corruption.htm

4/ Transparency
http://www.transparency.org/country#VNM_DataResearch

5/ China, Vietnam Among ‘Worst Abusers’ of Internet Freedom.
http://www.rfa.org/english/news/china/internet-12042014162746.html

6/ Internet in Vietnam
http://surveillance.rsf.org/en/vietnam/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.