Ai bóp méo chính sách để trục lợi?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Nhóm lợi ích” và tác hại của nó ở Việt Nam đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với vấn nạn tham những như một cặp song sinh bất trị.

Ngày nay, nói tới nhóm lợi ích, ai cũng biết nó hình thành từ đâu, do ai, có mục đích gì và thao túng nền kinh tế đất nước như thế nào. Tuy nhiên việc chỉ mặt điểm tên những nhóm lợi ích đang khống chế nền kinh tế nước nhà thì những người trong cuộc chỉ mới đề cập thoảng qua như phe phẩy quạt trong mùa hè.

Mới đây, trong một cuộc hội thảo mang chủ đề “Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: tầm nhìn và hành động” do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển tổ chức tại Hà Nội, vấn đề này lại được mang ra thảo luận như một thực trạng không mấy lạc quan.

JPEG - 46.1 kb
Hội thảo đánh giá chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội ngày 3 Tháng 6 vừa qua. Ảnh: DTK

Thực trạng ấy được một viên chức từng giữ chức Phó ban Tổ chức Trung ương mô tả là có những thế lực mờ ám “bẻ ghi”, cố tình bóp méo các chủ trương, lèo lái chính sách và luật pháp của Nhà nước để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình.

Từ khi khoác lên mình hai chữ “đổi mới”, trong phút chốc cả bộ máy kinh tế chỉ huy sản sinh bởi chủ nghĩa Mác hăm hở lao vào kinh tế thị trường. Doanh nhân thời đổi mới, nhất là tầng lớp cán bộ cao cấp vừa ngoi lên từ bộ tam “đạp đồng đài” đã nhanh chóng nhận ra cơ hội bằng vàng để làm giàu theo con đường bất chính. Với quyền lực sẵn có trong tay, họ cấu kết lẫn nhau thành những mạng lưới khép kín, chia vùng làm ăn và làm giàu phi pháp.

“Bẻ ghi” hay lèo lái chính sách kinh tế chệch sang hướng khác không phải là một phát giác mới mẻ mà chỉ là tiếng kêu muộn màng trong bức tranh u ám của nền kinh tế đất nước, từ lâu bị thao túng bởi những thế lực kinh tế-chính trị mang màu sắc mafia. Nhìn trong thực tế, người ta nhận ra nhiều điều.

Thứ nhất, hiện nay đó không còn là một hiện tượng nhỏ, lẻ của một vài cá nhân hay của vài cơ quan cấp dưới muốn thu vén bỏ túi riêng. Mà các nhóm lợi ích đã hình thành từ những lãnh đạo cao cấp, không ai khác hơn chính là những ủy viên Bộ Chính Trị hay ủy viên trong Ban Chấp Hành Trung Ương.

Những tai to mặt lớn này đồng thời giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ. Họ có đầy đủ quyền lực chính trị để kết hợp và ban phát quyền lợi trong các khu vực kinh tế béo bở. Tay chân của họ kinh doanh như một hệ thống chân rết và tuân phục luật lệ chung của nhóm và chỉ vì quyền lợi của nhóm. Luật pháp của nhà nước đối với họ chỉ là những manh giấy vô giá trị hay chỉ là bức bình phong cho các hoạt động mờ ám. Do đó kinh doanh thì ít mà đục khoét, vơ vét công quỹ thì nhiều, bất chấp những hậu quả tồi tệ.

Ví dụ điển hình nhất cho thấy lối làm ăn của “quốc doanh là chủ đạo” trong phạm vi nhóm lợi ích. Tin tức cho biết ngày 3 Tháng 6 vừa qua, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) đã bán đấu giá xong ụ nổi 83M với giá 38,5 tỷ đồng, chưa đến 2 triệu đô-la. Trong khi năm 2008, Vinalines mua ụ nổi này của Nga với giá 9 triệu USD, tổng chi phí được kê lên đến 19,5 triệu USD. Sự thiệt hại ấy không gì bù đắp nổi nhưng đem lại món lợi kết sù cho các quan chức đảng.

Thứ hai, luật pháp của CSVN thường được diễn tả bằng một câu nói bất hủ “Việt Nam có cả một rừng luật nhưng khi áp dụng thì theo luật rừng”. Điều này cũng cho thấy luật pháp Việt Nam đã bị chính lãnh đạo CSVN là những kẻ làm ra đủ thứ luật lệ cho áp dụng vô cùng tùy tiện.

JPEG - 35 kb
Ụ nổi 83M. Ảnh: PetroTimes

Việc hình thành các nhóm lợi ích để đục khoét ngân sách, trục lợi trên vốn vay các dự án là vi phạm pháp luật nhưng được bỏ qua vì nó hợp với quyền lợi của các lãnh đạo đầu sỏ. Đó cũng chính là “chủ trương lớn” của đảng, dùng sức mạnh đồng đô-la để mua sự trung thành của đảng viên.

Khi đã là nhu cầu của đảng, trước hết là nhu cầu của nhóm lãnh đạo thượng tầng nên việc các nhóm lợi ích bóp méo chính sách để trục lợi là lẽ đương nhiên. Chỉ có những nhân vật cao cấp trong đảng mới có điều kiện xài luật rừng trong mọi trường hợp.

Từ đó dẫn đến những hành vi đứng trên và đứng ngoài luật pháp để cho phe nhóm của mình hưởng lợi. Luật rừng chẳng những giúp các nhóm lợi ích “bẻ ghi” tác động lên các dự án hái ra tiền mà còn nảy sinh hình thức gian ác “rải đinh dưới thảm đỏ”, tìm cách triệt hạ nguồn lợi nhuận của các nhóm khác.

Những hiện tượng nói trên ngày nay đang lan tràn và xuất hiện gần như công khai tạo thành những vụ tham nhũng “gộc” mà ông Nguyễn Phú Trọng thỉnh thoảng lớn giọng gọi đó là những “đại án”. Nhưng xem ra đại án này chưa xét xử xong, đã thấy đại án mới xuất hiện mà thủ thuật của tham nhũng và nhóm lợi ích ngày càng tinh vi hơn.

Việc xét xử chỉ là trò đánh trống bỏ dùi vì đảng lúc nào cũng cần những người trung thành chống đỡ cho chế độ lúc lâm nguy.

Giờ đây trong khoảng thời gian được đánh giá là cuối trào của chế độ, mọi người đều thấy chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam không thể nào tồn tại như một vật cản trước trào lưu dân chủ. Hơn lúc nào hết, các phe nhóm trong đảng cũng đã nhìn thấy quyền lực của chế độ trở nên rất mong manh.

Áp suất của sự sụp đổ do chính chế độ tạo ra khi không còn chịu nổi nữa, tất nhiên đi đến sự bùng nổ không sớm thì muộn, chỉ là vấn đề thời gian. Một vài sự cảnh báo lẻ loi trong một buổi hội thảo cũng không ngăn chặn được những gì phải xảy ra mà cần có một sự thay đổi triệt để.

Với tình hình đen tối đó tạo nên tâm lý hoảng sợ hiện nay nơi cán bộ các cấp từ trên xuống. Không phải ngẫu nhiên mà các phe nhóm đang tranh nhau tìm cách vơ vét, đục khoét đất nước đến tận cùng trước khi bỏ trốn. Ai bóp méo chính sách để trục lợi, câu trả lời nay tưởng cũng đã rõ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?