Ai ‘rò rỉ’ tài sản ông Huỳnh Đức Thơ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong cuộc họp báo định kỳ của thành phố Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 3 vừa qua, ông Trần Đình Quỳnh, chánh văn phòng Thành phố đã phát biểu hai điều:

1/ Tài sản mà ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Thành phố Đà Nẵng kê khai là đúng “trình tự pháp luật”. Hồ sơ kê khai này, ông Thơ đã nộp cho Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và báo cáo cho Ban tổ chức trung ương đảng vào năm 2014, khi ông Thơ được bầu làm chủ tịch thành phố.

2/ Thành ủy Đà Nẵng hiện đang cho điều tra vụ rò rỉ những kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ.

Những tài sản mà ông Huỳnh Đức Thơ đã kê khai và đang được tán phát trên mạng xã hội lên đến hàng trăm triệu Mỹ Kim gồm:

– Căn nhà diện tích xây dựng 300m2;

– 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1.021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam;

– Góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm;

– Góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2,5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào);

– Mua cổ phiếu Công ty Dana – Ý, có giá trị 500 triệu đồng từ năm 2007.

JPEG - 65.4 kb
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: DaNang TV

Những dữ kiện này được đảng CSVN liệt vào hàng “bí mật” nên sự rò rỉ chỉ có thể xảy ra từ một trong hai nơi lưu giữ danh sách kê khai của ông Huỳnh Đức Thơ, đó là Thành ủy Đà Nẵng hay Ban tổ chức trung ương đảng.

Thành ủy Đà Nẵng nằm dưới sự lãnh đạo của Bí thư Nguyễn Xuân Anh, con trai của nguyên ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Chí. Tuy giữa ông Xuân Anh và ông Thơ không mấy thuận thảo vì những tranh chấp quyền lực ngầm của các đàn em ở hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, nhưng ông Xuân Anh chưa dám ra mặt tấn công ông Huỳnh Đức Thơ một cách công khai như vậy. Ông Xuân Anh mới được đưa lên làm Bí Thư nên còn phải “lấy lòng” đàn em ông Thơ ít nhất là 5 năm nữa cho ghế Bí Thư Đà Nẵng, trước khi ngắm nghé một ghế nào đó ở Trung ương.

Vấn đề còn lại là bộ phận nào ở trung ương đã cho “rò rỉ” những dữ kiện về tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ?

Ông Thơ làm bản kê khai và nộp cho trung ương vào năm 2014, lúc ông Tô Huy Rứa làm Trưởng ban tổ chức Trung ương và đến đầu năm 2015 thì ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh Quảng Ninh, được cử làm phó cho ông Rứa. Nay thì ông Phạm Minh Chính làm Trưởng ban tổ chức trung ương và được coi là nhân vật thân cận nhất của “tổng lú” Nguyễn Phú Trọng.

Là một cán bộ xuất thân trong ngành công an, từng ở vai trò Thứ trưởng công an, ông Phạm Minh Chính có dư thủ đoạn để tung những đòn hỏa mù nhằm khống chế con mồi theo kịch bản của phe nhóm mình.

Nói cách khác, chính ông Phạm Minh Chính là người vừa đá bóng, vừa thổi còi trong cuộc chơi “chống tham nhũng” cùng với ông Trọng, nhưng ít ai để ý.

Đó là “rò rỉ” cho mạng xã hội loan tải những tin mật về tài sản, lăng nhăng tình ái, việc bổ nhiệm nhân sự của một số đối tượng… Nếu những rò rỉ thu hút dư luận, thì sẽ bắt đầu cho một vài tờ báo lề đảng – có “thành tích” đăng bài chống tiêu cực trong đảng – xào nấu thành những bản tin hoặc bài viết dưới dạng điều tra nhiều kỳ.

JPEG - 36.4 kb
Trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính được coi là nhân vật thân cận nhất của ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: zing.vn

Từ tháng 6, 2016 khi ông Nguyễn Phú Trọng cùng Phạm Minh Chính tung ra “cuộc chiến thanh lọc nội bộ” cho đến nay, không ngày nào mà báo chí lề đảng, và truyền thông nhà nước nói chung, không nhắc đến những nhân vật như Trịnh Xuân Thanh (đang chạy trốn ổ Âu Châu), Hồ Thị Kim Thoa (đương kim Thứ trưởng Bộ công thương), Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch thành phố Đà Nẵng), Trịnh Văn Chiến với “hot girl” Trần Vũ Quỳnh Anh (Bí thư Thanh Hóa)…

Những rò rỉ này chỉ có một mục tiêu duy nhất là hướng sự bất bình của số đông vào một vài biến sự nóng, để không chú ý gì đến tình trạng tồi tệ của đất nước hiện nay như thảm họa Formosa, kinh tế suy thoái, nợ công vượt trần.

Sự rò rỉ này đi đúng với kịch bản mà ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương: “kỷ luật vài người để cứu muôn người”. Mà thực chất là đưa vài con dê tế thần ra để cứu đảng trong tình hình đảng CSVN đang đứng bên bờ CNXH theo đúng nghĩa “Cả Nước Xuống Hố.”

Nói tóm lại, vụ rò rỉ tài sản của ông Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã cho dư luận thấy rõ đây là thủ đoạn của ông Trọng, nhằm hướng dư luận vào một vài con dê tế thần, để không chú ý đến những tài sản kếch xù của hàng vạn cán bộ đang cầm quyền ở trung ương và địa phương, để được tiếng chống tham nhũng và xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng nạn nhân. Nhất là để đánh lạc hướng dư luận về sự bất tài của chế độ trước những vấn nạn lớn lao của đất nước do chính nền móng độc tài và tư duy nô lệ phương Bắc gây ra.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.