Ân Xá Quốc Tế kêu gọi hành động cho tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 19 Tháng Hai, 2016

KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP

Ngày càng lo ngại về sức khỏe của nhà hoạt động đang bị giam cầm

Tình hình sức khoẻ của tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy ngày càng đáng lo ngại vì bà bị từ chối không cho chữa trị, mặc dầu đã yêu cầu nhiều lần với nhà chức trách. Bà được chẩn đoán bị bướu tử cung và hiện rất đau đớn đến độ phải cần có người dìu mới đi đứng được. Bà được bảo là sẽ không được chữa bệnh cho đến khi nào “thú nhận” tội bị cáo buộc.

Trần Thị Thúy đang chịu bản án 8 năm tù sau khi bị kết án “hoạt động nhằm lật đổ” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Bà bị bắt vào Tháng Tám, 2010 và bị xét xử cùng với sáu nhà hoạt động khác tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Bến Tre ngày 30 Tháng Năm, 2011. Theo bản án, bà sẽ ra tù vào Tháng Tám, 2018.

Bà Thúy bị bệnh vào khoảng Tháng Tư, 2015 trong lúc bị giam tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bác sĩ trại giam chẩn đoán bà bị bướu tử cung nhưng đã không được chữa trị. Một viên chức trại giam bảo bà phải thú nhận tội danh hoặc “chết trong tù”. Bà đi đứng khó khăn, phải chóng nạng hoặc người khác dìu. Bà cũng bị cao huyết áp và phải uống thuốc. Bà được gia đình cung cấp thuốc cổ truyền. Trần Thị Thúy đang trong tình trạng vô cùng đau đớn thể xác và có cho gia đình biết trong những tháng gần đây có những lúc cảm thấy mình sắp chết.

Việc khước từ không cho điều trị cũng như cố tình gây đau đớn và đau khổ để buộc bà nhận tội là một hình thức tra tấn, và vì vậy là một vi phạm Công Ước Chống Tra Tấn mà nhà cầm quyền đã ký kết và có hiệu lực kể từ Tháng Hai, 2015.

Trần Thị Thúy là một tiểu thương, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và một nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân. Theo bản cáo trạng, bà cùng sáu nhà hoạt động bị cáo buộc tham gia hoặc liên hệ đến Việt Tân, một tổ chức hoạt động ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Bà đã từ chối “nhận tội” về những cáo buộc đối với mình, mặc dù phải hứng chịu muôn điều khó khăn. Trần Thị Thúy hiện đang bị giam tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, cách xa gia đình khoảng 900 km; mỗi chuyến thăm nuôi đi về mất ba ngày.

Lời kêu gọi có thể gởi thẳng đến trại giam để đòi bà Thúy phải được điều trị.

Hãy viết thư ngay lập tức bằng tiếng Việt, Anh ngữ hoặc bằng ngôn ngữ của bạn:

– Đòi giới chức trách trả tự do ngay lập và tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Thúy vì bà là một tù nhân lương tâm bị giam cầm chỉ vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền ôn hòa;

– Kêu gọi giới chức trách phải cho bà Thúy chăm sóc sức khỏe ngay lập tức, kể cả vào bệnh viện điều trị nếu cần thiết.

XIN GỞI LỜI KÊU GỌI TRƯỚC NGÀY 1 THÁNG TƯ, 2016

Minister of Public Security
Gen Tran Dai Quang

Ministry of Public Security
44 Yet Kieu Street, Hoan Kiem district
Ha Noi, Viet Nam
Online contact form:
http://www.mps.gov.vn/web/guest/contac t_english

Prison Supervisor
Colonel Phan Đình Hoàn

Phân trại số 2
Trại giam An Phước
Bình Dương province, Viet Nam

Head of Prisons Department
Major General Phạm Đức Chấn

Ministry of Public Security
44 Yết Kiêu Street, Hoàn Kiếm district
Ha Noi, VIET NAM
Online contact form:
http://www.mps.gov.vn/web/guest/contac t_english

Nguồn: Amnesty International

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.