Ăn cướp gặp ăn trộm!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cục phó Cục kiểm soát môi trường Nguyễn Xuân Quang là một cái tên không xa lạ với nhiều doanh nghiệp sản xuất ở Miền Tây.

Cũng như rất nhiều quan thanh tra gian tham khác, với tài moi tiền học được từ cái Bộ mà người dân đổi tên là Bộ Tàn phá Môi trường, nhiều lần Quang cất công lặn lội vào Miền Nam hành nghề. Nhưng Quang thanh tra thì ít mà hù dọa thiên hạ thì nhiều. Lần này Quang mò về Long An công tác, có lẽ cũng kiếm được khá bộn tiền đút lót nhờ cho các đệ tử trong đoàn giả vờ ngửi ống khói, phân tích mẫu đất của các xí nghiệp nạn nhân.

Nhưng không may cho Quang trong thời gian trú ngụ tại một khách sạn, gần 400 triệu đồng tiền cúng cô hồn đã không cánh mà bay. Quang khai với công an đây là số tiền mang theo để giải quyết chuyện cá nhân… Nhưng báo cáo đầu tiên của công an Thị xã Tân An nói rõ “tại hiện trường”, tức trong phòng riêng của Quang, có nhiều phong bì đã bị xé. Và sau đó bản tin của báo Dân trí trong nước đề cập chuyện này cũng lặng lẽ bị gỡ xuống.

Một câu hỏi lập tức được đặt ra là đi thanh tra doanh nghiệp mà mang theo đến 400 triệu để làm gì? Chuyện ăn nhậu, tiêu pha các cái thì đương nhiên các doanh nghiệp có nhiệm vụ phải vui vẻ lo. Đây quả là điều khó hiểu hay nói khác đi là một chuyện rất bất bình thường.

Tuy nhiên không cần là một thám tử chuyên nghiệp, người dân ngày nay cũng có thể kết luận mà không sợ sai, đây là số tiền “đút lót” từ 30 doanh nghiệp của tỉnh Long An mà ông Quang đã tự chọn để mở cuộc thanh tra. Quang thừa biết là các cơ sở kinh doanh sản xuất hiện nay không có cơ sở nào thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn về môi trường như bộ đòi hỏi. Vì vậy chỉ cần hoạch họe vài câu là doanh nghiệp phải vui vẻ lòi tiền bôi trơn. Vả chăng đây cũng là sách vở của đảng dạy, làm cán bộ cách mạng phải biết cách làm giàu vừa nhẹ nhàng vừa có lợi cả đôi bên.

Nhưng tên trộm nào biết Quang đang có món tiền lớn cất giữ trong phòng riêng mà đến thực hiện phi vụ đặc biệt này? Suy ra không có ai khác chính các doanh nghiệp vừa bị quan thanh tra đến viếng, đã tổ chức thuê người đến lấy lại do bực tức thói hù dọa trắng trợn của Quang.

JPEG - 74.9 kb
Cục phó Cục kiểm soát môi trường Nguyễn Xuân Quan. Ảnh: VietNamNet

Sự việc xảy ra, đáng lẽ Quang phải im lặng vì đây là tiền tham ô từ các doanh nghiệp. Nhưng khốn nỗi do bản tính tham lam và số tiền này cũng như còn nhiều món tiền khác trong chuyến đi Quang phải mang về nộp lại để chia chác, đút lót cho cấp cao hơn. Nay tiền đột nhiên bị mất thì biết giải thích ra sao với quan trên. Sợ bị cho là đã ém tiền bỏ túi riêng nên Quang không thể im lặng đành cắn răng lên tiếng.

Trong khi cuộc điều tra chưa kết thúc thì ngày 3/10 Bộ Tài nguyên-Môi trường vội vàng họp báo và đích thân Bộ trưởng Trần Hồng Hà đứng ra bênh vực cho đàn em. Bộ trưởng nói rằng “Biên bản không hề có một dòng thông tin nào về việc có phong bì đã bóc và chưa bóc ở trong phòng anh Quang” khi mất 400 triệu. Trước đó cấp trên trực tiếp của Quang là Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tài trong bản tường trình cũng khẳng định “không có phong bì trong phòng ở khách sạn.” Sự nhanh nhẩu lên tiếng này càng khiến cho dư luận nghi ngờ hơn về xuất xứ của số tiền 400 triệu bị mất. Chắc chắn nó chẳng phải là số tiền từ trên trời rơi xuống hay như lời khai ban đầu của Nguyển Xuân Quang.

Nói tóm lại qua vụ việc này người ta thấy nổi lên mấy nghi vấn:

– Dẫn một đoàn đi thanh tra ở địa phương rất xa nơi làm việc của mình, Nguyễn Xuân Quang mang tiền theo làm gì để bị mất trộm. Quang cũng không có việc gì ở một tỉnh xa xôi như Long An phải thanh toán bằng một số tiền mặt lớn như thế. Vả chăng nếu có giao dịch thì nhất thiết không chỉ giao dịch bằng tiền mặt mà còn nhiều hình thức khác. Sau này Quang có khai là mang 400 triệu để mua nhà… tận Sài Gòn (sic).

– Chuyện ông Cục phó bị mất trộm không đi thanh tra một mình mà cả một phái đoàn 4 người. Lý do gì Cục phó phải giữ tiền mà không là nhân viên trong đoàn? Chỉ có thể đây là tiền đút lót của doanh nghiệp bị thanh tra mà Quang gom góp được để mang về chia chác với cấp trên.

– Về thủ phạm của vụ mất trộm, chỉ có thể xảy ra ở hai loại người:

Một là, trong 4 nhân viên đi trong phái đoàn thanh tra với Cục Phó có một người đã ra tay. Nhưng đây là những người nếu không thân tín của Cục phó Quang thì cũng là những người được chọn ra để cùng Quang về Long An moi tiền các xí nghiệp nạn nhân. Dĩ nhiên họ cũng đã có phần ăn nên không dại gì biến thành kẻ trộm.

Hai là nhân viên của doanh nghiệp nào đó của Long An bị hạch sách đã đưa tiền và biết ai là người cất giữ. Vì thế họ lập kế hoạch ăn trộm lại của thằng ăn cướp cho bỏ tức, đẩy Quang vào thế khó gỡ.

Vụ án mất 400 triệu cho thấy tham ô, nhũng lạm trong chế độ CSVN là một đường dây ăn chia từ trên xuống dưới. Nó vẫn còn chằng chịt trong hệ thống đảng, ngày càng phát triển tinh vi. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dù có tốn hao công sức hô hào đốt củi khô lẫn củi tươi, nhưng xem ra ông ta chỉ làm một việc vô ích mà không thể nào loại trừ hết tham nhũng được.

Nói tóm lại, qua vụ Cục phó bị “ăn trộm” 400 triệu đồng nói trên, càng cho dư luận thấy rõ là trò chống tham nhũng, trong sạch hóa bộ máy chính quyền của ông Trọng và ông Phúc chỉ là trò lừa bịp mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.