Ảnh hưởng của việc Anh Quốc rời EU (Brexit)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kết quả trưng cầu dân ý về việc ra đi hay ở lại trong Liên Minh Châu Âu (EU) của Anh, đã tạo ra nhiều chấn động trên thế giới, đưa đến những luồng suy nghĩ khác nhau về vai trò của EU và sự tập hợp của các quốc gia trong khu vục trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội hiện nay.

Tỷ lệ giữa ra đi và ở lại EU của Anh 51.9% và 48.1% là quá nhỏ, khiến cho những người ủng hộ Anh ở lại EU tiếc nuối vì đã không tích cực đi bầu. Thậm chí có người còn trách các Cộng đồng sắc tộc tại Anh như Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Syria, Iraq… đã không tích cực đi bầu để nâng tỷ lệ ủng hộ Anh ở lại EU cao hơn vì việc ở lại có lợi hơn cho cộng đồng người di cư.

Hiện có khoảng 3 triệu người Anh đang yêu cầu tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2, nhưng chắc chắn là khó có thể xảy ra. Thủ tướng David Cameron đã nhận trách nhiệm không giữ được nước Anh tiếp tục ở trong EU nên đã tuyên bố từ chức.

Điều đáng nói là ngay khi tin tức Brexit được loan tải rộng rãi trên toàn cầu vào tối ngày thứ Năm 23 tháng 6, giờ London, thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất 2.000 tỷ Mỹ Kim giá trị, còn đồng bảng Anh mất giá chưa từng thấy trong 30 năm qua. Điều này đã làm cho ngay cả những người Anh chọn “ra đi” cũng trở nên hốt hoảng về kết quả Brexit.

Vậy kết quả Brexit sẽ mang những ý nghĩa gì và ảnh hưởng lên cục diện toàn cầu như thế nào trong những ngày tới.

Ảnh hưởng đầu tiên là tạo ra hiện tượng “ra đi” domino trong khối EU.

Liên Hiệp Châu Âu (hay Liên Âu) hiện có 28 quốc gia thành viên, do 6 quốc gia đầu tiên thành lập vào năm 1957 gồm Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.

Với hơn 500 triệu dân, Liên Âu đã phát triển thành một thị trường chung lớn nhất thế giới, nhằm bảo đảm sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. Liên Âu còn duy trì một chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương rất tiến bộ. Có 17 quốc gia thành viên chấp nhận đồng euro là đồng tiền chung. Đặc biệt, qua Hiệp ước Schengen, 22 quốc gia thành viên trong khối EU đã bãi bỏ việc kiểm tra hộ chiếu, giúp cho sự di chuyển, giao lưu trở nên đa dạng trong khu vực.

Mặc dù Anh Quốc gia nhập Liên Âu vào năm 1973, nhưng Anh đã cùng với Đức, Pháp giữ một vài trò quan trọng trong EU. Nhưng người Anh đã không mấy hài lòng về cách thức liên kết và vận hành của EU hiện nay, đặc biệt là cách giải quyết của EU về khủng hoảng nợ công, di chuyển lao động, người di dân v…v… mà người Anh cho là họ phải đóng góp những chi phí quá lớn, không công bằng.

JPEG - 66.2 kb

Sự “ra đi” của Anh sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc trưng cầu dân ý của Vương Quốc Đan Mạch đang dự trù tổ chức trưng cầu dân ý trong năm 2016, cũng như khiến cho một số quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan…. vận động để trưng cầu dân ý về việc ở hay ra đi. Khi có một số quốc gia chủ chốt theo vết chân của cử tri Anh thì Liên Âu tan rã là điều khó tránh.

Ảnh hưởng thứ hai là làn sóng di dân tại Âu Châu sẽ bị khựng lại.

Việc xóa lằn ranh biên giới giữa các quốc gia thành viên, mở rộng giao lưu buôn bán, nhập cư, đã giúp cho người tỵ nạn hội nhập và tìm được công ăn việc làm khá đa dạng trong EU.

Theo đánh giá của ông Philippe Legrain, cựu cố vấn kinh tế của Chủ tịch Hội đồng Liên Âu thì những người di cư tại Âu Châu sẽ giúp tạo thêm nhiều việc làm, tăng nhu cầu các dịch vụ và sản phẩm, và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở một quốc gia.

Tuy nhiên cũng có một số người đưa ra lo ngại rằng người di cư vào EU đã tạo một gánh nặng cho các nước vì mức nợ công của EU tăng lên khoảng 69 tỷ Mỹ Kim trong 5 năm (2015-2020).

Đặc biệt là cuộc khủng hoảng của khối Hồi Giáo quá khích tại Trung Đông, dẫn đến làn sóng di cư ào ạt của người Syria, Iraq, Ethiopia, Kenya v…v… đến các quốc gia Âu Châu tạo thành gánh nặng cho nhiều quốc gia.

Riêng tại Anh, số người di cư đến nước Anh đã lên đến 336.000 người một năm. Sự di cư đông đảo này đã tạo ra mối lo ngại cho người dân Anh là ngành dịch vụ công bị quá tải. Đặc biệt là thành phố Peterborough ở Anh, từ năm 2001 đến năm 2011, tiếp nhận số người di cư kỷ lục lên tới 24.166 người. Thành phố này được xem là điểm đến tập trung của người nhập cư từ Italy, Nam Á và Ireland từ Thế chiến II, và giờ lại trở thành trung tâm nhập cư của lao động đến từ Đông Âu và mới đây là từ Trung Đông.

Chính yếu tố nói trên đã khiến cho người Anh muốn ra khỏi EU vì không muốn mất công ăn việc làm và nhất là phải đóng quá nhiều thuế để phục vụ cho người di cư. Những người chống làn sóng di cư này là lực lượng lớn hô hào Brexit tại nước Anh trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua.

Ảnh hưởng thứ ba là Âu Châu rơi vào suy thoái trầm trọng.

Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang nhìn Châu Âu như là một khu vực chào đón họ hơn là nước Mỹ, nơi mà nhiều hợp đồng mua bán đang bị cản trở vì lý do an ninh.

Nhưng trong Châu Âu, Anh Quốc là nước có quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhiều nhất, vì thế khi nước Anh ra khỏi Châu Âu, tức là Anh đã không còn phải hành xử theo những khuôn khổ của EU. Sự kiện này cho thấy là Anh rút khỏi EU, Trung Quốc sẽ có lợi nhiều hơn vì thị trường ở Anh đang bị giao động trầm trọng và có thể kéo dài trong nhiều năm.

Trong 28 thành viên của Liên Âu, Đức và Anh là hai quốc gia trụ cột, là chỗ dựa quan trọng về kinh tế, thương mại cho nhiều quốc gia. Vì thế khi Anh ra đi, chỉ còn một mình Đức chống đỡ Liên Âu còn lại sẽ có thể dẫn đến kiệt sức. Không những thế, Bắc Kinh có thể dùng tiền bạc và quyền lợi kinh tế để lũng đoạn một số quốc gia trong EU nhằm gây chia rẽ theo kế sách chia để trị.

Trong tình huống đó, Liên Âu sẽ không còn nhiều sức mạnh đề áp lực lên Trung Quốc như hiện nay, mà phải im lặng để mọi chuyện buôn bán trôi chảy. Do đó, hiện tượng Brexit là một thất bại lớn lao cho nước Anh nói riêng và Liên Âu nói chung.

*

Sự kiện Brexit không chỉ đơn thuần là nước Anh chia tay với Liên Âu, mà còn cho thấy rõ rệt hình ảnh suy yếu của Châu Âu và những hệ quả tai hại trên toàn thế giới.

Thứ nhất, Sự hợp tác của 28 thành viên Âu Châu không còn nữa, việc Anh rút ra là khởi điểm làm cho nội bộ Liên Âu từng bước suy yếu, dẫn đến những đối phó chậm chạp, mạnh ai nấy làm. Nói cách khác là EU không thể mạnh lên mà chỉ ngày một yếu đi vì những nước lớn không còn muốn “gồng mình” để cho các nước nhỏ dựa vào đó để vươn lên.

Thứ hai, Những thế hệ trẻ của Anh sẽ mất quyền sinh sống và làm việc tại 27 quốc gia như thế hệ cha anh đã làm. Tình liên kết Châu Âu mất dần và nước Anh quay trở lại sống cô độc như trong một ốc đảo. Sự kiện đồng bảng Anh bắt đầu lao dốc, các thị trường tài chánh trở nên hỗn loan ngay sau khi Brexit tuyên bố chiến thắng đã báo hiệu những ngày ảm đạm của nước Anh, mà đã có người ví là nước Anh đang rơi tự do.

JPEG - 61.9 kb
Ông Boris Johnson, thủ lãnh của phe Brexit. Ảnh: itv.com

Chính những dự cảm về tương lai không mấy sáng sủa như vậy nên ngay cả ông Boris Johnson, thủ lãnh của phe Brexit đã không dám tuyên bố mạnh với những thay đổi nhanh chóng để cho Anh sớm ra đi khỏi EU, mà phải tuyên bố “Không việc gì phải vội vã bắt đầu quá trình vốn không thể đảo ngược.”

Thứ ba, Sự suy yếu của Anh và của khối Liên Âu nói chung cũng có nghĩa là sự suy yếu của khối tự do cả về chính trị lẫn kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn cần đối phó với những lực lượng khủng bố đang trổi dậy và nhắm tới Âu Châu. Đặc biệt là khi Anh không còn nằm trong EU, Hoa Kỳ sẽ rất khó tác động lên Liên Âu vì mất chỗ tựa của Anh, do đó mà những nỗ lực chống nhóm khủng bố Hồi giáo quá khích do Hoa Kỳ lãnh đạo sẽ bị giới hạn.

Tóm lại, trước cục diện toàn cầu không mấy sáng sủa này, sự phối hợp làm việc và những liên minh quân sự, kinh tế giữa các cường quốc lại càng thêm quan trọng; đồng thời, các chính sách thực hiện của từng quốc gia để giúp giảm thiểu tối đa những hệ quả tiêu cực lây lan của Brexit trong nhiều năm trước mặt, cần phải được nghiên cứu trong tinh thần vì thịnh vượng và ổn định chung của toàn thế giới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)