Ba vị chính giới Thụy Sĩ bênh vực những nhà đấu tranh dân chủ tại Bến Tre

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

3 tháng 9 2011

Tiếp theo những phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đối với bảy nhà đấu tranh tại Bến Tre, theo sáng kiến của Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), các ông Simon Brandt, Frédéric Hohl và François Gillet đã thành lập nhóm «Những người bạn Thụy Sĩ của Bến Tre» để bênh vực những nhà đấu tranh Nhân Quyền này. Các vị dân cử Thụy Sĩ «sẽ vận động tại mọi tầng cấp xét thấy có nhu cầu trong Liên Bang Thụy Sĩ cũng như ngay tại Việt Nam nếu cần» để ủng hộ chính nghĩa của những nhà đấu tranh đang bị tù đày tại Việt Nam.

Sau đây là những thông báo của COSUNAM liên quan đến vụ việc này.


Kính gửi ông Đại Sứ Vũ Dũng
Phái Đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ

30 Chemin des Corbillettes
1218 Grand-Saconnex
Genève ngày 29/08/2011

V/v : Can thiệp cho nhóm những người bất đồng chính kiến tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Thưa ông Đại Sứ,

Qua bức thư này, chúng tôi muốn thông báo tới ông là ủy ban của chúng tôi đang đặc biệt quan tâm theo dõi hồ sơ «Nhóm những người bất đồng chính kiến tại Bến Tre».

Bất chấp nhiều sự can thiệp quốc tế, bảy người bất đồng chính kiến này đã bị tuyên xử những bản án tù nặng nề trong phiên tòa thứ nhất ngày 30/05 vừa qua và phiên tòa phúc thẩm ngày 18/08 mới đây.

Thật không thể tưởng tượng nổi khi được biết hôm 12/08 vừa qua, luật sư biện hộ của bảy nhà bất đồng chính kiến này, Ls. Huỳnh Văn Đông, đã bị xóa tên một cách độc đoán khỏi danh sách luật sư đoàn Dak-Lak. Điều này đã làm giảm thiểu đáng kể những phương tiện biện hộ cho họ.

Ủy ban của chúng tôi đã lấy quyết định thành lập một nhóm công tác gồm 3 nhân vật người Genève để xử dụng bất cứ biện pháp ôn hòa và hợp pháp nào có thể để can thiệp cho những người bất đồng chính kiến này và đặc biệt về những điều kiện giam giữ bà Trần Thị Thúy. Chúng tôi cũng xin nhắc nhở ông là chiếu điều 71 bản Hiến Pháp của các ông, sự toàn vẹn thân thể và tinh thần tù nhân phải được tôn trọng.

Cũng như trường hợp người bất đồng chính kiến trước đây, bà Trần Khải Thanh Thủy với sự can thiệp của Thành Phố Grand-Saconnex (văn thư ngày 04/08/2011 – réf. JMC), nhóm hành động của chúng tôi sẽ can thiệp với mọi tầng cấp cần thiết của Liên Bang Thụy Sĩ và cả ở Việt Nam nều xét thấy có nhu cầu.

Trân trọng

Thierry Oppikofer
Luy Nguyen Tang

PDF - 98.4 kb
Thư gửi Đại Sứ Vũ Dũng (pháp ngữ).


Phụ bản 1 : Thông báo ngày 28 tháng 5

Lời thông báo và kêu gọi ủng hộ

Genève ngày 12/05/2011

V/v : Việt Nam – Tỉnh Bến Tre – Các nhà đấu tranh cho công bằng xã hội bị chế độ Hà Nội xét xử

Ngày 30/05/2011, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa ra xét xử 7 dân oan tranh đấu cho quyền sở hữu bất động sản và tự do tôn giáo trước Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bến Tre. Bảy bị cáo đó là:

  • Mục sư Duong Kim Khai, 52 tuổi
  • Bà Tran Thi Thuy, 40 tuổi
  • Ông Nguyen Thanh Tam, 58 tuổi
  • Ông Pham Van Thong, 49 tuổi
  • Ông Nguyen Chi Thanh, 38 tuổi
  • Bà Pham Ngoc Hoa
  • Ông Cao Van Tinh, 37 tuổi

Bảy người trên đây đã bị cáo buộc «âm mưu lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa» chiếu theo điều 79 bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Họ bị bắt và giam giữ bí mật từ mùa hè năm 2010, cả các luật sư và gia đình họ đã không được gặp mặt, dù đã nhiều lần yêu cầu.

Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam xem 7 nhà đấu tranh này là những người Việt Nam yêu nước, trung thành với lý tưởng tôn giáo của họ, và đã đóng góp tích cực vào việc phục vụ xã hội dân sự và cộng đồng của họ để bài chống nạn tham nhũng của chính quyền địa phương và chống lại sự cướp đoạt tài sản của họ.

Chúng tôi kêu gọi tất cả những người bảo vệ Nhân Quyền hãy ủng hộ chiến dịch đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho 7 tù nhân lương tâm này.

Đại diện Ủy Ban

Thierry Oppikofer
Luy Nguyen Tang

PDF - 105.8 kb
Thông cáo báo chí của Cosunam (pháp ngữ).


Phụ bản 2: Những người bạn Thụy Sĩ của Bến Tre

Ba nhân vật chính giới Thụy Sĩ ủng hộ những đòi hỏi của những người bất đồng chính kiến tại Bến Tre, Việt Nam.

Genève, tháng 8/2011

JPEG - 22 kb

Ông BRANDT Simon

Nghị viên thành phố Genève thuộc đảng Libéral-Radical (Tự Do – Cấp Tiến).

Sinh năm 1984, sinh viên khoa học chính trị, nghị viên thành phố từ tháng 11/2005. Ông rất say mê chính trị từ năm 16 tuổi và đã gia nhập Đoàn Thanh Niên thành phố và là đảng viên đảng Cấp Tiến từ tháng 12/2001. Trong khuôn khổ nhiệm kỳ của ông, ông đã tham gia tích cực vào việc mở rộng khả năng cảnh sát thành phồ.




JPEG - 17.9 kb

Ông HOHL Frédéric

Dân biểu Tiểu Bang Genève thuộc đảng Cấp Tiến.

Ông Frédéric Hohl, doanh nhân, sinh năm 1963, gốc ở Vandoeuvres, là lãnh tụ nhóm dân biểu cấp tiến, đắc cử vào Quốc Hội năm 2005. Đảng viên đảng Cấp Tiến từ năm 2000, ông tham gia tích cực trong đời sống của tiểu bang và là thành viên của nhiều hội đoàn.





JPEG - 21.8 kb

Ông GILLET François

Dân biểu Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (DCTCG) tiểu bang Genève, chủ tịch Đảng DCTCG Genève.

Nhà giáo, cựu thị trưởng thành phố Plan-les-Ouates, ông François Gillet đã nổi bật trong cuộc bầu cử vừa qua vì sự dấn thân trong những vấn đề giáo dục xã hội.

PDF - 48.2 kb
Nhóm « Những người bạn Thụy Sĩ của Bến Tre » (pháp ngữ)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.