Bắc Hàn chúc Mubarak trường thọ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có lẽ người dân Ai Cập không ăn tết âm lịch như một vài nước Á Đông (trong đó có Bắc Hàn), bởi vậy trong mấy ngày tết âm lịch những cuộc biểu tình như thác lũ của dân chúng Ai Cập đòi tổng thống Mubarak phải từ bỏ quyền lực vẫn tiếp diễn thủ đô Cairo và nhiều thành phố khác của Ai Cập, với cường độ ngày càng mạnh mẽ hơn, để cuối cùng thì ông Mubarak đã phải đi trốn ở một nơi nào đó. Thế nhưng, nhân dịp tết âm lịch lãnh tụ Kim Chính Nhật của Bắc Hàn vẫn trịnh trọng gửi lời chúc đến “Ngài” Mubarak “được trường thọ để tiếp tục cai trị đất nước” [Ai Cập]. Lời chúc tết đó đương nhiên là được báo đài Bắc Hàn rầm rộ đăng tải. Sự kiện này khiến người ta phải tự hỏi: lãnh đạo chế độ mà còn như thế, thì người dân sống ở cái nước kín như bưng này theo dõi các diễn biến mới đây ở Bắc Phi và Trung Đông như thế nào?

Ai cũng biết chính sách bưng bít thông tin dưới các chế độ cộng sản, đặc biệt là ở Bắc Triều Tiên rất khắt khe, thế nhưng trong những năm gần đây, nhờ vào các phương tiện thông tin hiện đại như internet, điện thoại di động, người dân Bắc Hàn đã dần dần biết được những thông tin bên ngoài và nhận ra sự lố bịch của chính sách tuyên truyền rằng, Bắc Triều Tiên là một thiên đường hạ giới nhờ vào sự lãnh đạo anh minh của hai cha con ông Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật.

Ngày 5 tháng 2 vừa qua, tờ Yomi Uri phát hành ở Nhật đăng tin cho biết, số người sử dụng internet ở Bắc Hàn vẫn còn quá ít, nhưng về điện thoại di động thì ngày càng tăng. Tờ báo này viết rằng, tháng 9 năm 2009 ở Bắc Triều Tiên có khoảng 69 ngàn người đăng ký mua điện thoại di động; một năm sau con số này lên đến 301 ngàn người. Đây là con số do hãng điện thoại Orascom Telecom của Ai Cập công bố vào cuối năm 2010.

Cần nói rõ, Orascom Telecom là hãng điện thoại duy nhất được Bình Nhưỡng cho vào hợp tác chung với hãng thông tin Triều Tiên để khai thác dịch vụ điện thoại di động trong vòng 25 năm, kể từ năm 2008, với phần góp vốn khoảng 400 triệu mỹ kim. Một câu hỏi được đặt ra là khi cả nước đang đói meo thì ai có đủ điều kiện tài chánh để đăng ký mua máy điện thoại di động, nếu không phải là quan chức, cán bộ? Điều này đúng, nhưng mấy năm gần đây còn có thêm những gia đình có thân nhân đi lao động nước ngoài gởi tiền về nên cũng sắm được điện thoại di động.

Đài Á Châu Tự Do, chương trình tiếng Hangul (tức là tiếng Triều Tiên) cho biết, qua điện thoại di động, nhiều người Bắc Hàn đi lao động hợp tác nước ngoài đã điện thoại về cho thân nhân biết chuyện người dân Ai Cập xuống đường biểu tình chống chế độ độc tài Hosni Mubarak. Vì muốn che dấu thông tin này nên đầu tuần qua chính quyền Bình Nhưỡng đã phong tỏa đường dây quốc tế của hãng Orascom Telecom ở Bắc Triều Tiên.

Theo các chuyên gia quan sát về tình hình bán đảo Triều Tiên thì đa số người dân Bắc Hàn theo dõi các diễn biến ở Ai Cập qua đài truyền thanh, truyền hình của Hàn Quốc (Nam Hàn), nên việc cắt sóng đường dây quốc tế của hãng Orascom Telecom cũng chẳng thế nào dấu nhẹm được những tin tức dồn dập và nóng bỏng ở Ai Cập. Tuy nhiên, cắt sóng vẫn hơn, vì nếu không thì người dân vừa nghe đài Hàn Quốc, lại vừa có thêm những nguồn tin được thân nhân ở hải ngoại điện thoại về, ngọn lửa căm phẫn chế độ vốn đã âm ỉ từ trước đến nay dễ có nguy cơ bộc phát hơn. Để ngăn chặn những tin tức từ bên ngoài vượt qua khỏi bức màn bưng bít, trước đây việc phá sóng đài Hàn Quốc được xem là ưu tiên hàng đầu. Nhưng với làn sóng phát từ vệ tinh (như làn sóng của đài Hàn Quốc hoặc của đài RFA, RFI, Chân Trời Mới, v.v… ) thì việc phá sóng trở nên tốn kém và không hiệu quả, nếu được thì chỉ giới hạn ở một vài địa phương. Nhờ có những nguồn tin từ bên ngoài, người dân Bắc Hàn theo dõi đài Hàn Quốc ai cũng biết cái ghế Tổng thống Ai Cập của ông Hosni Mubarak như chỉ mành treo chuông; sự xụp đổ của cái ghế đó được tính từng ngày, từng giờ. Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, báo đài ở Bắc Triều Tiên vẫn rầm rộ loan tin nhân dịp tết Âm lịch, Tướng quân Kim Nhật Chính đã gởi thiệp chúc mừng Ngài Hosni Mubarak được trường thọ để tiếp tục cai trị đất nước. Hẳn nhiên người dân Bắc Hàn không bỏ lỡ dịp nói cạnh nói khoé lãnh tụ một cách hả hê mà không sợ bị công an bắt, dù rằng châm chọc lãnh tụ bình thường có thể dẫn đến tù tội không có ngày về. Dịp Tết vừa qua, khi nghe bạn bè thân thiết chúc nhau “trường thọ” là họ hiểu ý nhau muốn nói gì, rồi cùng cười ngặt nhẽo.

Về viễn cảnh có những cuộc xuống đường tại Bắc Hàn như ở các nước bắc Phi và Ai Cập hiện nay, nhiều người Bắc Hàn tị nạn ở Seoul nói rằng, vì chính quyền đàn áp quá dã man nên ai cũng sợ; vì vậy khó mà có một cuộc xuống đường như ở Tunisia hay Ai Cập. Nhưng khi có cơ hội xẩy ra thì sẽ chẳng có ai thương tiếc cha con ông Kim Chính Nhật cả.

Mặc dù chính quyền Bình Nhưỡng vẫn cố bưng bít mọi sự thật bất lợi cho chế độ, nhưng ngày hôm nay người dân Bắc Hàn đã không còn thơ ngây như trước đây nữa. Họ đang tìm mọi cách vượt qua bức màn bưng bít của chế độ để biết những gì hiện đang xảy ra. Chính vì lẽ đó mà trong bài diễn văn đọc hôm 19/12 tại Kualalumpur, thủ đô Malaysia, Tổng thống Hàn Quốc Lý Minh Bác đã đề cập đến ngày thống nhất đất nước Triều Tiên mà ông cho là đã gần kề. Qua đó, ông nhấn mạnh rằng Hàn Quốc phải chuẩn bị sức mạnh kinh tế hầu đảm bảo cho việc thống nhất đất nước. Ông cũng nói rõ tình trạng trước đây người dân Bắc Triều Tiên bị vây kín bên trong bức tường sắt nên ít ai biết gì về thế giới bên ngoài, ngay cả chuyện ở trong nước, tỉnh này xảy ra biến cố gì tỉnh kế bên không biết, nhưng trong mấy năm gần đây nhiều người dân Bắc Hàn đã biết được thế giới đang thay đổi; và tổng thống Hàn Quốc nhận định rằng, đây là một sự biến chuyển rất lớn mà không ai có thể ngăn cản được. Chính điều này sẽ làm thay đổi chế độ ở Bắc Triều Tiên để đi đến chuyện thống nhất hai miền Nam Bắc Triều Tiên.

Về phía những người lãnh đạo ở Hà Nội thì chắc chắn họ đang lo lắng những diễn biến ở Bắc Phi và Ai Cập sẽ kích thích sự bất mãn của người dân vốn đã âm ỉ từ lâu. Đặc biệt là những nguyên nhân dẫn đến các biến động ở các nước Bắc Phi và Ả Rập cũng là những gì đã và đang tạo nên sự bất mãn và căm ghét chế độ tại Việt Nam. Cuộc xuống đường của cả thành phố Bắc Giang cuối tháng 7 năm ngoái bao vây trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh và đồn công an; cũng như những vụ dân chúng bao vây các cơ quan công quyền hoặc đồn công an ở một số địa phương diễn ra ngày càng nhiều hơn cho thấy, sự bùng nổ của người dân trên khắp nước chỉ còn là vấn đề thời gian và cách thức tổ chức.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.