Báo Chí Nhật Bản Viết Về Ba Mươi Năm Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Nội Không Còn Đủ Sức Để Thuyết Phục Về Cái Chiến Thắng 30 Tháng 4

Chỉ còn mấy ngày nữa là đánh dấu 30 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc. Cũng như mọi năm cứ đến ngày 30 tháng 4 là chính quyền Hà Nội cho tổ chức ăn mừng cái chiến thắng này, nhưng năm nay quy mô tổ chức không còn được rầm rộ như những năm trước đây, lý do cũng chẳng gì khó hiểu. Không phải sợ tốn kém tiền bạc mà vì chẳng tuyên truyền thêm gì được nữa khi mà những hư cấu về các chuyện “thần thoại” trong thời chiến do đảng Cộng sản Việt Nam dựng lên để đánh lừa người dân Việt Nam và dư luận thế giới dần dần bị sụp đổ. Trên đây là lời mở đầu một bài viết về ngày 30 tháng 4 của ký giả Komori Yoshihisa được đăng trên nhật báo Sankei vào đầu tuần này.

Ký giả Komori cho biết mỗi năm cứ đến ngày 30 tháng 4 là những hình ảnh mà tôi được chứng kiến tận mắt tại Sài Gòn lại hiện ra trong đầu với một tâm trạng rất phức tạp. Tôi chẳng hiểu tại sao vào thời đó lại có nhiều bậc trí thức, học giả cũng như đa số báo chí tại Nhật Bản và các nước khác trên thế giới lúc nào cũng cho rằng không có sự hiện diện của quân đội Bắc Việt tại chiến trường miền Nam mà chỉ có lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đứng lên chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ và tay sai là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Quả thật Hoa Kỳ đã thất bại trong chính sách chiến tranh Việt Nam, nhưng bảo rằng Việt Nam đánh thắng quân Mỹ như lời của đảng Cộng sản Việt Nam thường hay tuyên bố là không đúng vì quân đội Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Việt Nam gần hết sau hội đàm Paris (1973), chỉ còn lại quân đội Việt Nam Cộng Hòa đương đầu chống lại sự xâm lược của cộng sản Việt Nam với một lực lượng không cân xứng vì mà Hà Nội có được sự viện trợ tối đa của khối cộng sản và sự hậu thuẩn của các phong trào phản chiến khắp thế giới.

Trại tù học tập cải tạo, vùng kinh tế mới, thảm cảnh tị nạn…là hậu quả của chính sách tiến nhanh, tiến mạnh lên Xã hội chủ nghĩa mà đảng Cộng sản Việt Nam muốn gấp rút áp đặt lên cả nước sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 khiến cho đất nước này ngày càng tụt hậu. Cái cụm từ ’’Kể từ ngày giải phóng (tức là từ ngày 30/ 4/ 75 trở đi)’’ được chính quyền lập đi lập lại hoài, riết rồi trở thành thói quen đối với hầu hết người Việt Nam, kể cả người miền Nam, dù ai cũng biết rằng chẳng có gì gọi là giải phóng cả, nếu không muốn nói là cuộc sống vào từ năm 1975 cho đến gần cuối thập niên 80 còn tồi tệ hơn xưa rất nhiều về mọi mặt.

Với các chính sách vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, bóp chết tự do ngôn luận…chính quyền cộng sản Việt Nam bị thế giới bao vây, cô lập. Để cứu vãn nguy cơ sụp đổ chế độ, chính quyền cộng sản Việt Nam phải tung ra chính sách ’’Đổi mới’’ trong đó có việc khuyến dụ người tị nạn Việt Nam về thăm quê hương. Những người tị nạn này trước kia bị chính quyền Hà Nội ghép vào thành phần phản quốc, bỏ nước chạy theo đế quốc Mỹ. Chính sách khuyến dụ này có thành công một phần vì quả thật rất nhiều người đã trở về thăm quê hương sau bao nhiêu năm xa cách, đem lại cho chính quyền Hà Nội một số ngoại tệ không nhỏ. Nhưng người về là để thăm gia đình, thân nhân, bạn bè chứ ít có ai mà tán thành đường lối cai trị như hiện nay của chính quyền cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ là nơi có đông người Việt tị nạn nhất và cũng là nơi có nhiều người về thăm quê hương nhất, nhưng lại là nơi tích cực nhất trong việc chống đối chính sách độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm nay, nhiều hội đoàn người Việt tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại thủ đô Washington DC với mục tiêu tố cáo chính sách vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo của chính quyền cộng sản Việt Nam. Freedom March là tên của cuộc diễn hành đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam.

Babies Lift Tactics là chiến dịch bốc con lai (cha Mỹ mẹ Việt) ở các trại mồ côi tại Sài Gòn vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Chuyến đầu tiên chở 300 đứa con lai trên chiếc máy bay vận tải C5A của Hoa Kỳ, ngay sau khi vừa cất cánh thì máy bay bị rớt làm thiệt mạng hơn 160 em, tôi đã đến tận hiện trường để thu tin. Mặc dù chuyến đầu tiên gặp tai nạn nhưng chiến dịch này vẫn tiếp tục cho đến những ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, tổng cộng đã bốc sang Mỹ được trên 2500 đứa con lai. Hà Nội đã lớn tiếng tố cáo ngay Hoa Kỳ là kẻ bắt cóc tập thể trẻ thơ Việt Nam, yêu cầu phải trao trả lại cho chính phủ Lâm thời Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tay thiên tả Oda Minoru đã phụ họa theo Hà Nội lên án Hoa Kỳ khiến cho dư luận tại Nhật hồi đó đã xem đây là một việc làm quá thất nhân tâm của chính phủ Hoa Kỳ.

Mathien French, 38 tuổi, là một trong các đứa con lai được bốc sang Mỹ vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, hiện nay là một sĩ quan của quân đội Hoa Kỳ cho hay từ những ngày đầu sang Hoa Kỳ đã có được cha mẹ nuôi hết sức thương yêu, chẳng hề bị ai bắt cóc, cuộc sống hiện nay của tôi rất hạnh phúc. Mathien cho biết cuối tháng tư này sẽ về thăm Sài Gòn, nơi mà tôi đã phải sống lang thang trên vỉa hè cho đến lúc 8 tuổi, trước khi được đưa vào cô nhi viện.

“Kẻ xấu đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam”, kẻ xấu là ai chắc chắn là chính quyền đảng cộng sản Việt Nam, điều này chẳng cần phải chứng minh thêm nữa vì hiện nay mọi người đã biết, còn người tốt đương nhiên không phải Hoa Kỳ mà là người dân Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.