Bao giờ cho đến tháng 10?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Bao giờ cho đến tháng 10?” là một câu nói gợi nhiều đến ký ức. Có một bài đồng dao thời con trẻ thường hát những câu ngây ngô, buồn cười về những điều chẳng thể xảy ra giữa đời thường “Bao giờ cho đến tháng 10; Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng; Hổ nằm cho lợn liếm lông; một chục quả hồng nuốt lão 80”.

Một bộ phim nào đó trong thập kỷ 80s – thời dĩ vãng vàng son của nền điện ảnh xã hội chủ nghĩa cũng có cái tên “Bao giờ cho đến tháng 10”- một bộ phim nhân văn hiếm hoi của nền văn hóa cách mạng. Nếu ngoài xứ Bắc, ở Hà Nội hay Hải Phòng, trong công viên hay những con phố nhỏ, có lá vàng xao xác trong gió thu, chắc hẳn lòng người sẽ dịu lại và có nhiều xúc cảm hoài niệm.

Thường thì thời tiết ở ngoài Bắc lúc này se lạnh, nắng nhạt và bầu trời trong xanh. Nhưng năm nay, tháng 10 không còn là một thời khắc đẹp, mà những gì mà người dân đang phải chứng kiến là những thảm họa liên tiếp đổ xuống đầu người dân.

Chưa bao giờ, người dân bị rơi vào cảnh cùng khốn và mất mát to lớn đến như vậy. Tháng 10 năm 2017 năm nay, là một mốc dấu cho những thảm họa kinh hoàng cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Thiên Tai hay Nhân tai?

Không có siêu bão, không có động đất, sóng thần hay bất cứ một thảm họa tự nhiên nào được báo trước, vậy mà hơn 100 người đã chết tức tưởi, chết đau đớn khi những dòng nước lũ trong đêm tối ập đến cuốn trôi tất cả. Thủy điện Hòa Bình, thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mở 8 cửa xả đáy cùng một lúc. Đợt xả lũ lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.

JPEG - 35.4 kb
Cảnh lũ lụt ở vùng lân cận Hà Nội tháng 10, 2017. Ảnh: Reuters/ Kham

Cùng với công suất của tất cả các tổ máy hoạt động và 8 cửa xả đáy đồng loạt, hàng tỷ mét khối nước đổ xuống hạ lưu sông Đà chỉ trong một đêm. Những cái xác trần truồng của trẻ em, những người đàn ông, những bà mẹ tay vẫn ôm chặt những đứa con bị vùi sâu dưới bùn, những thi thể không còn lành lặn, hàng ngàn ngôi nhà ngập chìm trong nước lũ, đường xá, cầu cống bị xập đổ, cuốn trôi trong dòng nước lũ kinh hoàng như trong trận đại hồng thủy của ngày tận thế.

Đơn giản là hơn 30 thủy điện lớn nhỏ gần như đồng loạt xả nước vì “mưa lũ bất thường, phải xả để cứu đập…”. Một thứ qui trình xả lũ mỗi năm cướp đi hàng trăm mạng người và thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng mà không có bất cứ trách nhiệm nào từ phía chính quyền. Thậm chí, quan chức CSVN đã có những lời lẽ không thể khốn nạn và vô nhân hơn “Không phải dân chết vì xả lũ mà chết vì không biết bơi”.

Rõ ràng, hệ thống thủy điện với thành tích phá rừng vô đối ở Việt Nam đã làm biến mất hàng ngàn ha rừng đầu nguồn trong những năm qua. Cứ mỗi 1MW thủy điện thì người ta phải hy sinh 10-30 ha rừng tự nhiên trên vùng thượng nguồn của các dòng sông để làm hồ chứa, một công trình thủy điện cỡ nhỏ công suất 20-30 MW đã hủy diệt những cánh rừng hàng trăm ha.

Chỉ trong vòng 10 năm từ 2005-2015, với chiến lược phát triển thủy điện ồ ạt với nguồn vay vốn ngân sách ưu đãi, hàng trăm thủy điện lớn nhỏ thi nhau xây dựng, EVN đã chặt phá không thương tiếc những cánh rừng đại ngàn hàng trăm ngàn hecta dưới danh nghĩa “tận thu lâm sản vùng lòng hồ thủy điện” dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, để lại một di họa khủng khiếp về môi trường và một con số nợ hàng trăm ngàn tỷ.

Trước đó, là công trình đường điện 500kV và con đường xuyên Việt Hồ Chí Minh có tác dụng duy nhất trong việc tiếp tay cho giới lâm tặc cấu kết với quan chức để nạo vét kiệt cùng nguồn tài nguyên từ những cánh rừng nguyên sinh giàu có. Không những thế, việc vận hành thiếu hiệu quả và khoa học những công trình thủy điện, hệ thống thủy văn và dự báo khí tượng yếu kém hoàn toàn không có khả năng điều tiết lũ. Và một thứ luận điệu khốn nạn được lặp đi lặp lại từ miệng của những bộ mặt quan chức vô cảm “ xả lũ là đúng qui trình”.

Chính trị suy đồi và thảm họa nhân đạo

Tràn ngập trên mạng xã hội những ngày qua là hình ảnh tang thương khắp nơi, từ miền núi như Hòa Bình, Yên Bái cho đến miền xuôi như Chương Mỹ, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…

Những tấm hình chụp từ một trại heo đầy kín xác heo chết nổi lềnh bềnh trong khi một người đàn ông đang lội nước ngập đến vai, đứng nhìn bất lực là một bức hình gây được sự chú ý và lượng chia xẻ lớn.

Thoạt đầu, mọi người có thể lầm tưởng là đó là một trại nuôi heo công nghiệp của một công ty lớn nào đó nhưng sau khi tìm hiểu là của Trại giam số 5 (thuộc Tổng cục 8, đóng tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa). 6000 con heo đã chết trong một trại tù có 1500 tù nhân và 250 cán bộ trại.

Những nhà tù ở Việt Nam đều được xây dựng từ những mô hình Gulag của Liên Xô cũ hay Đông Đức – trại tập trung lao động cưỡng bức. Có khoảng 200.000 tù nhân trong hệ thống nhà tù của CSVN với bất kể tội danh nào đều bị lao động cưỡng bức với những việc nặng nhọc và hoàn toàn không có lương, bảo hiểm lao động trong một chế độ an toàn và vệ sinh cực kỳ tệ hại.

JPEG - 81.4 kb
6000 con heo chết tại Trại tù số 5 thuộc tổng cục 8 ở Thanh Hóa. Ảnh: soha.vn

Trại tù số 5 thuộc tổng cục 8 ở Thanh Hóa là một trong những trại tù như vậy và trong trại có một trại lợn lớn. Tại thời điểm lũ lụt, 1500 tù nhân này vẫn bị khóa chặt trong phòng giam khi mực nước lên tới vai và những người tù đứng trên những bục xi măng để tránh lũ.

Không hề có một kế hoạch di tản nào, không hề có một nơi nào cao hơn để tránh lũ vì các khu giam giữ đều chỉ là những dãy nhà cấp 4 thấp lè tè, cách biệt nhau. Trong một điểm báo thì người ta phải dùng thuyền đưa cơm đến những khu giam giữ bị cô lập hoàn toàn vì nước lũ. Nếu mực nước chỉ cao hơn ½ m nữa thì chắc chắn không chỉ có 6000 con lợn chết trương sình mà một thảm họa nhân đạo sẽ xảy ra với 1500 tù nhân phải chịu một kết cục không hơn gì những con lợn xấu số trong những xà lim và khu giam giữ chật chội, ẩm thấp.

Có một thứ kinh doanh ít người biết đến, đó là kinh doanh “thiên tai” và kinh doanh “nhân đạo” của những quan chức cộng sản. Hàng năm, rất đúng hẹn lại lên, khi mùa mưa bão tới là những câu chuyện và kịch bản nhân đạo lại xảy ra y chang nhau. Người dân được thấy các đồng chí “lãnh đạo thân yêu” mặc áo mưa, đội mũ cối, lội nước bì bõm “vi hành”.

Thật là cảm động. Những người dân gầy gò, xanh như tàu lá, run rẩy trong mưa gió đón nhận những thùng mì mà các vị lãnh đạo bệ vệ trao cho mà rưng rưng “ơn Đảng, ơn chính phủ”. Những hình ảnh bão lũ thương tâm được khai thác triệt để trên các phương tiện truyền thông. Trong khoảng thời gian 15 năm từ 2000-2015, một sự trùng lặp thú vị là cứ năm nào bão lũ nhiều thì tiền viện trợ, kiều hối lại dồi dào như dòng phù sa đắp bồi lên những công trình ngàn tỷ của quan chức cộng sản như căn nhà của con gái tướng Trần Kỳ Rơi ở Dak Lak hay của con gái ông Võ Văn Cự ở Hà Tĩnh. Năm 2013 là năm có 17 cơn bão cũng là năm kỷ lục về kiều hối 11 tỷ Mỹ Kim.

Hàng ngàn tỷ nếu chỉ tính riêng từ việc trích lương từ lực lượng lao động đang đóng bảo hiểm xã hội ở khối công chức, công nhân ở doanh nghiệp nhà nước và khu vực liên doanh. Chưa kể đến những tấm lòng hảo tâm và kiều bào hỗ trợ cho thân nhân ở nhà. Nhưng dân ta có câu “Bụt ăn ba, ma ăn bảy” và có một cái luật ngầm “của đồng chia ba, của nhà chia đôi” ở Việt Nam mà khó ai có thể hình dung mức độ ăn chia tàn bạo của quan chức cộng sản.

Không giống như mùa lũ lụt khác, mùa mưa bão năm nay, những quan chức “mặt trơ trán bóng” ít “lên sóng” “diễn tuồng” mà chỉ thấy ông thủ tướng độc diễn vai hề, phát biểu ngây ngô trong những lễ phát động hoa hòe, hoa sói kêu gọi ủng hộ người nghèo, bão lụt dăm cái phong bì.

Nguyên nhân căn bản nhất. Đó là nguồn tiền viện trợ, từ thiện từ các tổ chức thế giới gần như bị cắt giảm hoàn toàn so với 10 năm trước, nguồn kiều hối mà đồng bào hải ngoại cũng ít hơn hẳn và lượng tiền quyên góp từ sự hảo tâm của người dân trong nước không đáng kể ngoài mấy doanh nghiệp Nhà nước và thân hữu chính phủ.

JPEG - 39.6 kb
Ảnh: VnExpress

Người dân đã hoàn toàn mất lòng tin với thứ “nước mắt cá sấu” và lương tri đã bị chó tha từ lâu của quan chức cộng sản ở xứ này. Tiền ít thì ruồi cũng ít. Những ngày qua, người ta thấy hình ảnh về hai bà quan phường béo tốt, mặc váy, đội mũ cối, cầm ô và gậy chống (thứ mode dị hợm, đặc thù của quan chức cộng sản theo style của Hồ chủ tịch) đang đứng trên một chiếc mảng gỗ được một người đàn ông gầy gò kéo đi, ngược dòng nước, qua những con phố ở Thanh Hóa để mấy quan bà “vi hành” tình hình bão lũ. Một tấm ảnh thực sự lột tả thứ “đạo đức cách mạng” vô văn hóa và phi nhân tính của những quan chức cộng sản không khác mấy so với vở bi hài kịch “Ngựa người, người ngựa” năm xưa của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Tháng 10 và những Đại hội Đảng

Dường như sân khấu chính trị Việt Nam trong thời gian qua chỉ có một mình ông thủ tướng, khác hẳn bầu không khí chính trị cách đây khoảng 5-7 năm trước, thời mà “tứ trụ” mỗi người một phương, tha hồ kích bác nhau, diễn trò câu “like”. Người thì “cải cách, cải lùi”, người thì “chống tham nhũng, liêm khiết, giản dị”, người thì “dân chủ, dân túy”….với đầy đủ sắc mùi “Hùng, Dũng, Sang, Trọng”.

Nhưng năm nay xem ra thời thế thay đổi. Tuồng diễn nhạt hơn hẳn, kép cũng chỉ còn “chú tễu” hết vai này cho đến vai khác. Phía sau hậu trường, ông tổng bí thư đóng vai “lão đại” chỉ chuyên một việc “đốt lò” và “tổ chức Đảng”. Đại hội TW 6 vừa qua đã kết thúc với bầu không khí sát phạt căng thẳng chưa từng có. “Giết gà, dọa khỉ” là kế sách được sử dụng nhiều nhất ở kỳ đại hội này, sau khi lôi cổ được Trịnh Xuân Thanh về chịu tội để khóa chặt ảnh hưởng của phe Trần Đại Quang, bất chấp mọi tổn hại về chính trị, ngoại giao và kinh tế do bị Đức và liên minh Châu Âu trừng phạt có thể lên đến nhiều tỷ mỹ kim xuất khẩu.

Trước thềm đại hội TW 6, một loạt “gà” đã về hưu được đem ra “thiến” và những đại gia ngân hàng từng là sân sau của thế lực chính trị thời ba X bị đem bỏ tù. Khác hẳn bộ mặt cũng ở cùng thời điểm này mấy năm trước cũng ở kỳ đại hội TW 6, ông Trọng phải “rưng rưng nước mắt” khi lần đầu tiên vai trò của tổng bí trở nên bấp bênh, hữu danh vô thực khi không thể nào làm lung lay “tượng đài tham nhũng vĩ đại” Nguyễn Tấn Dũng. Đại hội TW 6 tháng 10.2017 năm nay kết thúc với bộ mặt không thể nào tươi hơn của ông Nguyễn Phú Trọng khi đắc thắng với cái thế “làm cho khối anh sợ” mất mật và vai trò quyền lực của ông đã vững chắc tuyệt đối.

Trước núi nợ công khổng lồ và căn bệnh tham nhũng trầm kha “vô phương cứu chữa” “di căn giai đoạn cuối” có khả năng làm sụp đổ thể chế chính trị đang cố sức vắt kiệt sức dân bằng mọi thứ thuế phí man rợ, một “giải pháp chính trị” lần đầu tiên được đem “thò thụt” ở hội nghị lần này là “nhất thể hóa hệ thống chính trị song trùng” bấy lâu nay giữa tổ chức Đảng và tổ chức chính phủ.

Dân gian có câu “ghế ít, đít nhiều” và với một tổ chức khổng lồ không làm gì nhưng “ăn không từ thứ gì” thì việc phải cắt giảm, khâu bớt những cái mồm vốn dĩ “ăn quen, nhịn không quen” hẳn là không thể nào dễ dàng. Chỉ riêng 1 văn phòng TW Đảng chưa kể các văn phòng Đảng ủy ở các tỉnh đã tiêu tốn số tiền hơn 11.000 tỷ đồng cho chi phí hoạt động thường niên, gấp hơn 10 lần số tiền dùng cho văn phòng chủ tịch nước và gấp 2 lần so với văn phòng chính phủ.

JPEG - 47.6 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội Nghị TW 6. Ảnh: soha.vn

Đảng CSVN trước nay có tổ chức tương đương với tất cả cấp tổ chức chính phủ với ngân sách vô cùng dồi dào nhưng hầu như không chịu trách nhiệm gì về kết quả điều hành thực tiễn. Chi phí thường xuyên cho hệ thống chính phủ và tổ chức Đảng và quân đội chiếm hơn 70% GDP của đất nước trong bối cảnh nợ công hiện nay đã vượt xa mọi khả năng cân đối kinh tế vĩ mô thiên tài của Đảng. Có vẻ như “miếng da lừa” cuối cùng đã hết và các đồng chí anh em ngày nào phải quay lại ăn thịt lẫn nhau trong một cuộc tranh đoạt ghế bàn khốc liệt.

Đại hội TW 6, tháng 10.2017, diễn ra trong một bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội đều ở bên bờ vực thẳm của cuộc khủng hoảng và đổ vỡ. Ở ngoài kia, Trung, Nam, Bắc, người dân đang chứng kiến một đợt lũ lụt lịch sử sau nhiều thập kỷ với hàng trăm sinh mạng và hàng ngàn tỷ đồng đã làm mồi cho hà bá. Nhưng tất cả điều đó không làm cho những khuôn mặt thắng thế sau hội nghị kém phần tươi vui sau khi đại hội đã tổ chức “thành công tốt đẹp”.

Trong khi đó, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc hôm 18 tháng 10 tại Bắc Kinh để bầu ra Ủy ban Trung ương Đảng khóa 19 và Ủy ban Kiểm Tra Kỷ luật Trung Ương Đảng. Mức độ nghẹt thở, tàn khốc của những âm mưu chính trị đỉnh cao trong giới cầm quyền của Đế chế Đỏ thực sự là một “Hồng Môn Yến” đẫm máu đời thực chứ không phải là bộ phim lịch sử hư cấu thời Hán Sở Lưu Bang tranh hùng.

Nếu trong 72 giờ tới không có những cơn đột quị hay bệnh hiểm nghèo có nguyên do phóng xạ, Hoàng Đế Trung Hoa vẫn sẽ là Tập Cận Bình. Có vẻ như “Giấc mơ Trung Hoa”- ám ảnh quyền lực tối thượng của họ Tập sẽ được tiếp nối, giống như các Hoàng đế khác trong lịch sử luôn muốn đế nghiệp của mình trường tồn mãi mãi, bất chấp mọi qui luật của triết học hay tiến hóa xã hội trong lịch sử loài người. Những chính sách nhân sự và đường lối ngoại giao và tham vọng quyền lực của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 của Trung Quốc lần này có quyết định quan trọng đến số phận của hai chư hầu có nhiều duyên nợ nhất đó là Việt Nam với thế cuộc biển Đông và Triều Tiên với khủng hoảng chính trị và đe dọa hạt nhân ở bán đảo này.

Với vai trò là Anh Cả của Chủ nghĩa Cộng sản, ít nhất là về mặt ngữ nghĩa và mô hình quyền lực “Đảng lãnh đạo toàn diện”, Trung Quốc đang có những quyền năng to lớn trong việc thao túng và chi phối các “chư hầu lân bang” có cùng hệ tư tưởng và mô hình xã hội, các nước phụ thuộc kinh tế và đồng “Mao tệ”. Ở Châu Á là Triều Tiên, Việt Nam, Cambodia, Laos, Miến Điện, ở Châu phi là một nửa lục địa đen, ở Châu Mỹ là Vennezuela và một số nước Nam Mỹ .

Có thể nói, Tập Cận Bình đã đạt được một quyền lực ngang tầm với Mao Trạch Đông ở Đại lục lúc sinh thời và vươn xa ra khỏi biên giới Trung Hoa rất nhiều. “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa” một thứ chủ nghĩa thực dân kiểu mới với với chính sách hủy diệt các dân tộc và quốc gia lân bang yếu hơn bằng việc nuôi dưỡng, lũng đoạn và tha hóa những thể chế chính trị kém dân chủ. Trung Quốc thực sự giỏi trong việc thao túng thương mại bằng tất cả các chiêu thức “Tôn tử” nhằm triệt hạ các lực lượng kinh tế bản địa ở quốc gia có quan hệ giao thương với mình, lấn chiếm các vùng lãnh thổ mọi lúc có thể, đàn áp nhân quyền tàn bạo …đó là đường lối chính sách từ thời thượng cổ và chưa bao giờ các triều đại Trung Hoa thay đổi.

Và số phận Việt Nam

Sau khi đã “bóp mũi” dễ dàng quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ở bãi Tư Chính và cuộc tập trận ở sát Đà Nẵng vào ngày quốc khách 2.9, dù cho VN sẽ là chủ nhà tổ chức APEC trong thời gian tháng 11 tới đây với sự có mặt của Donald Trump thì để tìm kiếm một thay đổi có thể đột phá trong thế trận “tằm ăn dâu” của Trung Quốc với Việt Nam và Biển Đông khi mà nhà cầm quyền Hà Nội đã hoàn toàn qui hàng là điều vô cùng khó khăn. Hà Nội tự mình nuốt hàng trăm ngàn lưỡi câu được bọc bằng những miếng mỡ “Nhân Dân Tệ” và có cái tên “16 chữ vàng và 4 tốt” của Trung Nam Hải – “di sản” từ thời Nông Đức Mạnh một bí thư Đảng CS được nhân dân “ca ngợi” là thằng “Tài nông, Đức cạn” nhưng được cái “răng chắc, c…bền”. Những quan chức cộng sản này vẫn vinh thân phì gia, hưởng lạc một cuộc sống vương giả xa hoa cùng cực trên xương máu của 93 triệu người dân Việt.

Tướng Phạm Trường Long sau khi dằn dỗi bỏ về khi VN có ý định cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh và Trung Quốc ngay sau đó rằn mặt “đứa con hoang đàng” bằng màn pháo hoa với hỏa tiễn và pháo hạm ở biển Đà Nẵng, đã trở lại tái ngộ “tay bắt mặt mừng” với người đồng nhiệm keo sơn – tướng Nguyễn Chí Vịnh ở cuộc giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới lần thứ 4 cuối tháng 9.2017. Sự thắng thế tuyệt đối của phe Đảng với người cầm đầu được Trung Nam Hải tín nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đảm bảo sự “ổn định” trong tiến trình Hán hóa của xứ Việt trên con đường hòa nhập với Trung Hoa vĩ đại như mong muốn của lãnh đạo hai Đảng CS “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” …nhưng là dấu chấm hết cho một dân tộc có lịch sử lâu đời đáng tự hào.

JPEG - 59.3 kb
Tướng Nguyễn Chí Vịnh và Tướng Phạm Trường Long giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới lần thứ 4 vào cuối tháng 9, 2017. Ảnh: Hữu Tình

Với tầm ảnh hưởng về địa kinh tế và địa quân sự chiến lược ở Biển Đông, Việt Nam từ ngàn năm qua đã là miếng mồi ngon đáng khao khát hơn tất cả các vùng đất khác ở Châu Á đối với các thế lực cường quốc ngoại bang. Miếng đất giàu tài nguyên và có vị trí đắc địa này được một dân tộc anh dũng chấn giữ và là sự cản trở, tấm lá chắn duy nhất đã từng cản bước đường chinh phục phương Nam của chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.

Chưa bao giờ sự tồn vong của quốc gia của dân tộc đứng trước sự thử thách nghiệt ngã như lúc này. Và nếu quốc dân đồng bào không thức tỉnh, mê muội, mong được nuôi béo, an thân thì số phận của 93 triệu người dân Việt sẽ có một ngày không khác gì 6000 con lợn bị chết trương sình ở trại giam số 5, Thanh Hóa trong đợt lũ vừa qua. Cơn lũ Trung Hoa sẽ không chỉ xóa sạch dấu tích của dân tộc Việt mà mà sẽ cuốn trôi tất cả những kẻ hôm nay đang tâm bán nước vì lợi ích của bản thân.

Người ta mong đợi nhiều vào đường lối chính trị và quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á sẽ không dễ dàng để cho Trung cộng “múa gậy vườn hoang” nhưng ở bàn cờ Việt Nam có vẻ như người Mỹ khá vô duyên và chậm chân hơn so với Trung Cộng, chứ không như ở bán đảo Triều Tiên. Sự trở lại của người Mỹ là không thể tránh nhưng quyết định số phận của quốc gia do chính quốc dân dân tộc đó. Và ở khía cạnh nào đó “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump cũng giống với “Không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi dân tộc Trung Hoa vĩnh viễn” của Mao Trạch Đông. Hãy đừng chết như những con lợn được ăn no tắm mát và chết “đúng qui trình”.

18.10.2017
Nhật Phong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.