Bao giờ thì Thành Hồ hết ngập lụt?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đó là câu hỏi nói lên sự khó chịu của người dân mỗi khi mưa đổ xuống thành phố. Thế nhưng trả lời câu hỏi này của nhiều đại biểu trong Hội nghị của Hội đồng nhân dân thành Hồ, ông Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành Hồ, phán một câu rằng: “không thể ngay lập tức hết ngập”.

Chính câu trả lời của người đứng đầu Thành phố đã cho thấy não trạng của chính quyền là “mackeno”.

Chính vì thế ở Việt Nam ngày nay, nếu mở đầu câu chuyện với một người nào đó với 2 chữ “ngập lụt” thì theo Bạn phản ứng của người đó sẽ như thế nào?

Tôi để Bạn suy nghĩ câu trả lời.

Phần tôi thì cho rằng nghe 2 chữ đó cái cảm giác chán nản nó dâng lên trong đầu giống như nước dâng lên trong thành phố vậy.

Nói theo ngôn ngữ bình dân thì chuyện ngập lụt là “chuyện dài của loài cua”!

Nhưng, tình hình ngập lụt ở nước ta thật sự tệ hại tới mức nào? Nguyên do vì đâu? Tại sao không giải quyết được để trở thành “chuyện dài của loài cua”?

Theo những tin tức tổng hợp có được thì tình hình ở 5 thành phố lớn như sau:

Tp. Hà Nội có 16 điểm ở 8 quận trung tâm bị ngập úng nghiêm trọng. Đây chỉ là nói về trung tâm thành phố chứ chưa nói đến các khu vực ngoại thành, quận huyện chưa được thống kê, mà tình hình nhiều phần còn tệ hại hơn trong thành phố…

Tp. HCM có 77 vị trí ngập trên các đường phố được thống kê, không kể các điểm ngập trong những con hẻm và khu dân cư mà tình trạng tồi tệ hơn nhiều.

Tp. Đà Nẵng có 58 điểm ngập nhưng chưa được công bố.

Tp. Hải Phòng có rất nhiều điểm ngập, chưa tổng kết.

Tp .Cần Thơ trên 81 tuyến đường tại trung tâm TP thì có 41 bị ngập lụt.

Đó là tình hình tổng quát tại 5 thành phố lớn.

Hãy thử nhìn kỹ hơn một chút về tình hình tại Tp. HCM, nơi được coi là tiêu biểu cho những cái tốt, đẹp và văn minh của Việt Nam dưới chế độ “ưu việt xã hội chủ nghĩa” hiện nay với ghi nhớ trong đầu là Thành Hồ mà như vậy thì những nơi khác còn “thê thảm” hơn nữa.

JPEG - 35 kb
Sơ đồ những điểm ngập lụt tại Thành Hồ.

Nếu nhìn sơ đồ này mà chúng ta thấy “ớn” thì vài hình ảnh sau đây sẽ làm chúng ta “lạnh xương sống”! Và đây là một trong vô số những video clip sống động về cái khổ của dân chúng do ngập lụt gây ra: https://www.youtube.com/watch?v=EZYeUkH4HEc&feature=youtu.be

Câu hỏi đặt ra là chỉ có Việt Nam mới bị ngập lụt hay không?

Câu trả lời là “không”! Gần như ở nước nào cũng có ngập lụt, ngay cả ở những nước văn minh tân tiến nhất thế giới.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa họ với Việt Nam ta là, ngoại trừ những thiên tai dữ dội và bất ngờ khó phòng và chống là ngập lụt bởi những nguyên nhân bình thường và quen thuộc, như triều cường, mưa lớn, thì ở những quốc gia khác chính phủ đổ dồn sức, đặt ưu tiên để phòng chống và tình trạng ngày một cải tiến.

Ở Việt Nam ta hiện nay thì chuyện ngược lại đang xẩy ra. Tình trạng ngập lụt ở khắp mọi nơi, và riêng ở Thành Hồ ngày càng tệ hại như những tin tức và hình ảnh đã minh chứng.

Câu hỏi kế tiếp là tại sao lại “ngày một tệ hơn”?

Câu trả lời cũng khá ngắn gọn và hiển nhiên. Là bởi vì nhà nước CSVN không làm những việc cần phải làm.

Trước tiên, khởi đi từ nguồn gốc, những kế hoạch phát triển đô thị sai lầm với chủ tâm chỉ để tạo cơ hội bòn rút công quỹ cho lợi ích cá nhân đã gây ra tình trạng hiện nay. Cụ thể, việc xây dựng những hệ thống rút nước tại Thành Hồ không được thực hiện như cần phải có, dẫn đến hậu quả là nước rút không kịp, sinh ra ngập lụt.

Không phải là các lãnh đạo CSVN không biết, nhưng họ biết nhưng mặc kệ. Chuyện ngập lụt là chuyện của người dân, ngập lụt đâu có tới các biệt phủ ở trên cao của lãnh đạo. Và hậu quả thì ai cũng đã thấy.

Nay người dân cả nước kêu than, tại sao không giải quyết?

Trên đời này, khi đã có quyết tâm thì không có gì không giải quyết được.

Khẳng định như vậy để thấy rõ ràng là lãnh đạo CSVN không cho việc ngập lụt là quan trọng nên không đặt ưu tiên giải quyết. Cho tới giờ, ngoài những phát biểu có thể gọi là “hớ hênh” để lộ cái ý coi thường người dân như phát biểu của ông Chủ Tịch Thành Hồ, thì những lời phát biểu hay rêu rao liên quan đến ngập lụt hoàn toàn chỉ là những tuyên truyền lếu láo để đánh lừa và che mắt dân chúng. Bằng chứng, như đã nói, là tình trạng ngập lụt ngày càng tệ hơn.

Mới đây thôi, từ ngày 4 đến ngày 6 Tháng 12, tại Thành Hồ, tình trạng ngập nước, lúc đỉnh điểm triều cường, có nơi nước ngập sâu đến 60cm gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân, rất nhiều xe máy, xe ôtô phải di chuyển khó khăn, một số xe bị chết máy phải đẩy bộ dẫn đến một số tuyến đường bị ùn ứ.

Với tình hình đất nước ta hiện nay, ngân sách quốc gia cạn kiệt, trong Đảng CSVN thì tranh giành quyền lực, đấu đá nội bộ một mất một còn, đảng viên thì lớp bỏ Đảng lớp tìm đường hạ cánh an toàn, tẩu tán tài sản ăn cắp ra nước ngoài. Đảng và Nhà Nước CSVN đang gặp khó khăn cùng cực, tứ bề thọ địch, không còn tâm sức đâu nữa để nghĩ đến chuyện giải quyết ngập lụt.

Sự thật trần trụi là như vậy.

Thế thì “Bao giờ thì Thành Hồ hết ngập lụt?”

Câu trả lời của tôi là “Thành Hồ sẽ không bao giờ hết ngập lụt”. Bởi vì khi cái thành phố này còn mang tên Thành Hồ, nghiã là Đảng CSVN vẫn còn đó, thì chuyện ngập lụt sẽ không khi nào được giải quyết.

Chuyện mà người dân Việt Nam chúng ta phải giải quyết là cùng đứng dậy chấm dứt chế độ CSVN. Khi đó thành phố này sẽ trở lại thành Sài Gòn, và không chỉ Sài Gòn sẽ không còn ngập lụt, mà mọi thành phố trên đất nước sẽ không còn ngập lụt nữa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.