Bắt Đinh La Thăng chỉ là diện!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có lẽ ngày 8 tháng 12 năm 2017 là ngày buồn nhất của ông Thăng.

Tưởng là bị loại ra khỏi Bộ chính trị và bị lột chức Bí thư thành Hồ vào tháng 5 vừa qua là xong. Không ngờ ông Thăng có một ngày không chỉ bị công an đến nhà bắt, lục soát mà còn bị đình chỉ mọi trách vụ ở trong đảng và chức đại biểu quốc hội.

Tuy bị bắt bởi hai trọng tội xảy ra cách nay hơn 5 năm (2009-2011), chờ điều tra, truy tố, rồi ra tòa… sẽ kéo dài cả năm, nhưng sự trắng tay sau mấy chục năm làm công bộc cho đảng của ông Thăng có lẽ bắt đầu từ đây. Không những thế, cuộc đời tù tội, bị nhục mạ, bêu rếu, xa lánh, và không chừng… mất mạng như chơi là những gì đang chờ đợi ông trong những ngày tháng trước mặt. Tình “đồng chí” dưới thời ông Trọng nói riêng và dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là thế!

Nhìn vào diễn tiến được loan tải trên hệ thống truyền thông của đảng trong ngày 8 tháng 12, không ai mà không thấy là việc bắt giữ này đã được tổ chức và tiến hành ăn khớp giữa rất nhiều bộ phận, từ Ban tổ chức trung ương, Ban tuyên giáo Trung ương, Ủy ban thường vụ quốc hội, Bộ công an, Bộ truyền thông và tuyên truyền. Ít nhất có 4 Ủy viên Bộ chính trị đã nhúng tay vào việc bắt giữ ông Thăng.

Lệnh bắt ông Thăng nhiều phần được đưa ra từ ngày 25 tháng 11, sau khi ông Trọng chủ tọa phiên họp của Ủy ban phòng chống tham nhũng và chỉ thị mang Trịnh Xuân Thanh ra xử vào đầu tháng 1 năm 2018.

Thật ra bắt ông Thăng, ông Trọng chỉ muốn giảm sự chú ý của dư luận vào phiên tòa sắp xử Trịnh Xuân Thanh.

JPEG - 43.1 kb
Tác giả bài viết cho rằng việc bắt giữ ông Thăng chủ yếu vì ông Trọng muốn giảm sự chú ý của dư luận vào phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh vào đầu sang năm.

Thứ nhất, việc bắt giữ Đinh La Thăng cùng với những bài báo được bộ máy tuyên giáo viết sẵn đã tạo một cú sốc lớn trong dư luận. Không ngờ ông Trọng đã ra tay mạnh như vậy và rõ ràng là phe ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn bị tê liệt. Chính diễn biến này đã khiến cho công luận giảm chú ý đến phiên tòa sẽ mang Trịnh Xuân Thanh ra xử vào cuối tháng 1 năm 2018, theo báo cáo của Tòa án Hà Nội hai ngày trước khi ông Thăng bị Bộ công an truy tố và bị tống giam.

Bình thường ra, việc bắt Đinh La Thăng không lớn bằng việc ông Trọng quyết định mang Trịnh Xuân Thanh ra xử khi mà những rắc rối với Đức chưa giải quyết. Tội của Đinh La Thăng không lớn bằng tội của một kẻ đã dám bỉ mặt chế độ khi bỏ trốn sang Đức xin tị nạn. Trong khi đó, ông Trọng đủ biết rằng phiên tòa xử ông Trịnh Xuân Thanh không phải là phiên xử bình thường mà lần này ông Trọng sẽ phải đối diện với nhiều sự phức tạp từ Luật sư của ông Thanh ở bên Đức.

Làm không khéo, ông Trọng có thể đẩy tình hình rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao không chỉ đối với Đức mà cả khối Liên Âu. Hơn nữa, việc ông Trọng nóng lòng mang Trịnh Xuân Thanh ra xử gấp, là để đặt nước Đức ở vào tình thế đã rồi.

Thứ hai, bắt ông Thăng ngay trước khi xử ông Trịnh Xuân Thanh là nhằm cho thấy ổ tham nhũng trong Tập đoàn dầu khí hoàn toàn bị khống chế. Ông Thăng là xếp của ông Thanh mà còn bị bắt thì việc bắt cóc và dẫn độ ông Thanh về nước là chuyện phải làm.

Nói cách khác, ông Trọng muốn cho dư luận, đặc biệt là phía Đức, thấy rằng việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để xử cùng những cán bộ cao cấp trong Tập đoàn dầu khí chỉ là vấn đề nội bộ và cần thiết tới mức phải làm. Đã là chuyện nội bộ thì ông Trọng và lãnh đạo CSVN đơn phương nghĩ rằng nước ngoài không thể can thiệp. Đó là lý do vì sao cho đến nay phía ông Trọng im lặng không trình bày gì thêm cho chính phủ Đức sau lá thư trần trình của ông Phạm Bình Minh về việc ông Thanh đã tự động về nước đầu thú.

Ngoài ra, bắt ông Thăng, ông Trọng còn muốn đưa ra một tín hiệu “răn đe” khác cho phe Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và các phe phái khác nói chung là sau một năm “chống tham nhũng”, ông Trọng thật sự đã củng cố và nắm chặt quyền lực, chấm dứt thời kỳ cá mè một lứa giữa các nhóm. Tín hiệu này còn cho biết là ông Trọng sẽ không ra đi giữa nhiệm kỳ mà sẽ ở lại cho đến hết nhiệm kỳ 12, tức giữ ghế Tổng bí thư cho tới 2021.

Tóm lại, tin ông Đinh La Thăng bị bắt có làm cho dư luận nổi sóng; nhưng vụ bắt giữ này chỉ là bước đi cần thiết để cho ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đối phó với phía Đức khi tiến hành phiên xử Trịnh Xuân Thanh vào đầu sang năm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.