Bể chỗ nào trám chỗ đó, cách giải quyết của một chính quyền vô năng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủng đâu bịt đó là cách quản lý ăn xổi ở thì. Sự thối nát bắt nguồn từ một loại nhà nước không xài luật pháp. Giờ chính quyền này lo loay hoay vá víu lập đủ thứ ban bệ. Hết ban phòng cái này đến ban chống cái kia. Nhưng chẳng được gì ngoài tốn thêm ngân sách vì bộ máy nhà nước ngày một phình ra, dân gánh thuế thêm nặng.

Công an là ổ phạm pháp với những vụ giết người liên tục trong trại giam. CSGT thì hạch sách, phục kích kiếm tiền mãi lộ. Lực lượng CSGT đông như quân Nguyên, có mặt khắp nơi hang cùng ngõ hẻm nhưng tai nạn giao thông thì không thuyên giảm. Rồi cũng lập ra cái gọi là Ủy Ban An toàn Giao thông Quốc gia nhưng rồi tai nạn giao thông cũng ngất ngưởng. Vậy ban đó chẳng làm nên trò gì ngoài ăn bám ngân sách.

Tự nhiên vốn cân bằng, có mưa ắt có rừng điều tiết lũ. Khi tham nhũng dung túng lâm tặc phá rừng, nghĩa là tự phá vỡ cân bằng tự nhiên. Nay mưa một trận nước về như thác lũ, thủy điện xả lũ liên tục làm cảnh tàn phá ghê gớm. Rồi cũng lập ra cái gọi là Uỷ ban Phòng chống Lụt bão. Nhưng lụt do xả lũ thì năm nào cũng có và mỗi năm một nghiêm trọng hơn. Người chết, hoa màu, gia súc vẫn bị lũ cuốn sạch. Rõ ràng ban này cũng chẳng làm nên trò trống gì ngoài ngốn thêm ngân sách.

Thực phẩm bẩn khắp nơi không ai kiểm soát. Nó đã hoành hành đất nước này nhiều năm qua. Phải nói hiện giờ thực phẩm mua đâu cũng bẩn. Nó đóng góp khá nhiều cho kỷ lục mỗi ngày hơn 300 người chết vì bệnh ung thư. Thực phẩm sạch duy nhất là chính mình tự nuôi trồng mà sử dụng chứ chẳng thể cậy vào thị trường. Vậy mà ở xứ Việt Nam XHCN này vẫn có một cái cục to tướng trong Bộ Y tế của bà Tiến gọi là Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Rồi ở địa phương như Sài Gòn lại đẻ thêm cái Ban Quản lý An toàn Thực phẩm nữa chứ. Và như thế thực phẩm cũng chẳng sạch được mà ngân sách lại gánh thêm kinh phí cho ban vô dụng này hoạt động.

Trung ương đảng là ổ tội phạm gộc về kinh tế. Lương tầm 500 USD/tháng nhưng ai cũng có nhà Mỹ, con du học Mỹ cả. Thậm chí không trung ương đảng nhưng làm quan quận hay quan phường tại các thành phố cũng có thể có tiền mua nhà Mỹ, con học Mỹ vậy. Cả bộ máy nhà nước CS là lúc nhúc những con bọ hút máu ngân sách bằng tham nhũng. Mỗi năm 3 tỷ đô tuồn ra ngoại quốc. Nếu ăn 1 phá 10 thì đất nước mất không phải 3 tỷ mà là 30 tỷ đô. Rồi cũng lập ra cái gọi là Uỷ ban Phòng chống Tham nhũng. Thế rồi tham nhũng cũng có chống được đâu? Mà ngược lại còn kêu réo chống tham nhũng ngay trong cơ chống tham nhũng này. Cuối cùng đất nước tốn thêm ngân sách cho chi phí hoạt động của ban này và đất nước lại cạn tiền thêm vì cơ quan này tham nhũng cũng thuộc loại khủng.

ĐCS là một tập thể chỉ biết trung thành với những cổ hũ. Không bản lĩnh để đổi thay, không đủ trí tuệ để lĩnh hội những cái mới hơn, khoa học hơn. Thế nên mới luôn bắt chước quan thầy hoặc ôm nguyên vẹn những gì của quá khứ. Vậy rồi trong TW Đảng cũng lập Ban Kinh tế Trung Ương. Cuối cùng vì ôm mô hình KTTT định hướng XHCN mà đưa kinh tế đến kiệt quệ như hôm nay. Ban này làm gì? Chẳng làm gì ngoài chuyện ăn bám.

Kinh tế nó có quy luật của nó, người ta thuận theo nó mà phát triển, nghịch nó thì dẫn tới kiệt quệ. Những ngày đầu đổi mới, nhờ sự cộng tác của trí thức VNCH, mà nổi bậc nhất là TS Nguyễn Xuân Oánh, nhờ đó mà giải cứu tình trạng bi đát của mô hình kinh tế cũ, mô hình mà do những kẻ dốt nát về kinh tế đã sáng tạo và áp dụng cho Việt Nam trước đó. Nhưng chỉ giải cứu được một thời gian thôi, đến thời điểm nào đó cái mô hình KTTT định hướng XHCN kiểu ngô không ra ngô, khoai không ra khoai đó nó phải bộc lộ hạn chế của nó. Khi đó chính nó sẽ cùm chân nền kinh tế đất nước không tiến lên được. Chính thấy trước điều này mà ông Nguyễn Xuân Oánh đã đề nghị Nguyễn Văn Linh phải đổi mới chính trị. Vì khỉ rừng không hiểu kinh tế nên thẳng thừng bác bỏ đề nghị này. Năm 1999 TS Oánh trả lời với Reuters rằng “chương trình đổi mới tới đây đã gặp bế tắc”.

Từ đó tới nay gần 20 năm đã chứng tỏ TS Nguyễn Xuân Oánh đã đúng. Và cũng ngần ấy năm chính quyền CS càng gỡ càng rối và càng ngày càng lâm vào khủng hoảng. Và hôm nay Nguyễn Xuân Phúc lập ban cố vấn gồm 15 người toàn là khoe bằng cấp cho hoành tráng thôi chứ gỡ gạt gì được? Trước đây 18 năm TS Nguyễn Xuân Oánh đã chỉ ra cái sai rồi mà? Do ĐCS không chịu làm theo mới ra nông nỗi này. Cần quái gì đến 15 ông tiến sĩ khi bu vào gỡ? Mà gỡ chỗ nào? Nguyên nhân chính không gỡ thì cả ngàn ông bu vào gỡ râu ria thì chả ăn thua. Việc lập nhóm 15 ông này chỉ cho thấy chính phủ bất lực và vô định hướng trong giải quyết. Và 15 ông kia cũng chỉ cho dân thấy ngồi vào ăn bám ngân sách chứ chả làm gì được.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.