Bế tắc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những người cộng sản đang cai trị đất nước chưa bao giờ lường hết sức bung lên của người dân Việt sau bao năm bị quản thúc dưới cơ chế độc đảng phản động.

Chính sức bung lên đó đã làm tan nát hàng rào bao cấp để đưa sinh hoạt người dân về với cơ chế thị trường.

Ít ai nghĩ rằng chính những người chạy chợ mang vài viên thuốc tây trong túi quần, mang vài đôi dép nhựa cùng một chiều dưới chân, khoác trong người hai ba lớp áo quần để mở “cừa hàng lưu động” bán thuốc tây, bán thời trang trước chợ Bến Thành là những người tiên phong phá tan thành luỹ bao cấp.

Nhưng chính cơ chế thị trường bung ra tự phát ấy, cộng thêm cái định hướng XHCN quái dị, đã làm nó phát triển hỗn loạn và méo mó dẫn theo sinh hoạt của toàn xã hội cũng hỗn loạn và méo mó tương thích.

Sài Gòn và Hà Nội là hai trung tâm đỉnh cao của sự hỗn loạn và méo mó.

Có nhiều cái để dẫn ra, nhưng rõ nét và bức thiết nhất hiện nay là giao thông đô thị và thoát nước.

Những người lãnh đạo hai đô thị lớn nhất nước nầy, từ trước đến ngay hiện nay đều không có kiến thức cơ bản về quản lý đô thị. Họ là những nhà chính trị được xây dựng lên để cai trị chứ không phải để quản trị, do vậy họ chỉ được học chính trị cao cấp theo kiểu của cộng sản chứ không hề được học về quản lý đô thị.

Quy hoạch sai và manh múm về nhà ở và giao thông, cho phát triển xe hai bánh áo ạt là nguyên nhân đưa đến tình trạng hoàn toàn bế tắc về giao thông và thoát nước của hai thành phố lớn hiện nay.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước các bài báo cảnh báo về việc cho nhập xe gắn máy ào ạt (của tôi và của vài nhà chuyên môn) không những bị nhà cấm quyền lạnh nhạt mà còn bị phản ứng tiêu cực của phần lớn xã hội. Hồi đó dùng biện pháp hành chánh hoặc kinh tế ngăn cấm xe gắn máy đồng thời với việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng còn kịp, chứ bây giờ thì không thể nào làm được nữa.

Vấn nạn kẹt xe và ngập nước của hai đô thị lớn rơi vào thế bế tắc không có lối ra.

Ấy thế mà lãnh đạo đất nước hiện nay lại phân về hai thành phố này những người cai trị nhằm phục vụ mục tiêu đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực chứ không phải nhằm mục tiêu giải quyết những vấn nạn bức thiết của xã hội và của người dân.

Sau đại hội 12, đưa về Sài Gòn và Hà Nội một ông Đinh La Thăng và một ông Hoàng Trung Hải quá nhiều lỗi lầm để cô lập hoặc để tạo vây cánh chứ không phải đưa về những người quản lý đô thị tài năng để giải quyết bức xúc đô thị.

Giữa lúc Sài Gòn đang ngập toàn diện thì người lãnh đạo cao nhất đang nằm trên lửa để đối phó với bản cáo trạng gần như chính thức từ nội bộ tung ra, mà nếu đúng theo đó có thể đưa ông ra toà nhận mức án tử hình chứ không thể nhẹ hơn. Lòng dạ ông ta bây giờ chỉ tràn ngập chuyện chống án chứ còn chỗ nào nữa cho việc chống ngập và chống kẹt.

Ông Hà Nội cũng chẳng hơn gì, đang ngay ngáy lo lục lại hồ sơ tội lỗi cũ để bưng bít và lo đi cúng bái tứ phương để tìm chữ yên thân chứ lòng dạ nào mà lo yên dân, yên nước.

Ôi, chưa bao giờ thấy Mao lại đúng như bây giờ ở VN, phải làm cho thiên hạ đại loạn…

Các ông làm loạn để cai trị chứ chưa hề nghĩ đến việc quản trị để yên dân.

Bế tắc, không chỉ Sài Gòn – Hà Nội và không chỉ giao thông – thoát nước, mà toàn tập bế tắc.

HNC

Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.