Bên nhau đi nốt cuộc đời với người TPB – VNCH

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Rời ga Sài Gòn, với hành lý là những thùng bánh cùng những phong bì “Bên nhau đi nốt cuộc đời”, chúng tôi đáp chuyến tàu đến ga Phan Thiết để thực hiện chương trình trao quà Xuân 2018 cho các ông TPB – VNCH. Đón chúng tôi tại ga Phan Thiết là một Tình nguyện viên của chương trình Tri Ân TPB – VNCH do các linh mục DCCT Sài Gòn thực hiện. Anh là người địa phương sẽ đưa chúng tôi đến tận nơi ở của các ông, để trao tặng tay, gặp tận mặt và cảm nhận từng phận đời của người thương phế binh chịu nhiều thiệt thòi, mất mát nhất thời hậu chiến.

Tỉnh Bình Thuận vào những ngày này thời tiết nóng. Hai bên đường đưa chúng tôi đến nhà của các ông thấp thoáng những ruộng thanh long đang mùa thu hoạch. Lướt qua mắt chúng tôi là những vựa thanh long đang chờ thương lái đến mua với giá rẻ mạt, những người nông dân mệt mỏi bơ phờ vì bị ép giá, và cả những ruộng thanh long bị phá vì tư thù. Không biết đến bao giờ những nỗi khổ này của những người nông dân mới được cất đi?

Trong số những ông TPB mà chúng tôi ghé thăm có những ông đành lòng bỏ hoang ruộng thanh long của mình vì tiền đầu tư chăm bón bằng với tiền thu hoạch. Làm cắm mặt cả năm chẳng thu được đồng nào có khi còn bị lỗ đành bỏ hoang đất đai để chuyển vào Sài Gòn bán vé số may ra còn kiếm được miếng ăn hằng ngày.

JPEG - 30.7 kb
Ngồi nghe câu chuyện đời của các ông TPB – VNCH mới thấu được nỗi đau họ đã trải qua.

Được gặp từng người TPB, lắng nghe chuyện đời của họ mới thấm thía nỗi đau mà họ đã mang suốt 43 năm qua. Không chỉ là nỗi đau trên thân xác khi trong thân thể còn ghim những mảnh đạn khiến cho đau nhức toàn thân mỗi khi trái gió trở trời mà còn là nỗi đau tinh thần vì bị gán cho là ngụy quân, ngụy quyền. Họ từng là những chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng đã lên đường thi hành trách nhiệm của chàng trai trẻ thời loạn. Thời nào cũng vậy có binh lửa chiến tranh thì người công dân phải có trách nhiệm với quê hương. Quê hương của họ là Miền Nam Việt Nam. Đất nước của họ là Việt Nam Công Hòa. Và rồi họ buộc phải rời chiến trường, binh nghiệp vì bị thương. “Thương Phế Binh” với nghĩa đó. Họ đã hoàn thành trách nhiệm của mình trong một giai đoạn lịch sử. Máu xương của họ đã thấm vào đất Mẹ Miền Nam Việt Nam. Thời cuộc đổi thay, súng không còn nổ nhưng âm vang hận thù từ bên “thắng cuộc” luôn âm ỉ. Tư duy “thắng làm vua- thua làm giặc” của người cộng sản khiến cho họ trở nên như kẻ thù trong mắt người khác. Cả xã hội bỏ rơi họ và dường như không ai muốn liên lụy đến.

JPEG - 29.2 kb
Ông TPB bị ung thư phổi đang trải qua những ngày cuối đời.

Trong những ngày đi thăm viếng gặp gỡ, điều làm nặng lòng nhất nơi chúng tôi là thấy ngay cả những người con đang làm việc cho nhà nước đã từ khước chính cha đẻ của mình. Vì công danh sự nghiệp mà những người con ấy đã từ chối cha mình là TPB – VNCH. Họ không muốn chúng tôi đến trao quà cho cha của họ mặc dù chính ông đã âm thầm ghi danh vào chương trình “Tri Ân TPB – VNCH”.

JPEG - 26.4 kb
Hình ảnh người TPB già hôm nay.

“Bên nhau đi nốt cuộc đời” là chủ đề trao quà xuân mà những người thực hiện chương trình này với ước mong được đồng hành với những người TPB – VNCH. Chỉ nguyện xin được “đi nốt” trong chặng đường dài đầy khổ đau mà người TPB đã chịu đựng. Quỹ thời gian của các ông cũng không còn nhiều. Phần lớn đã sắp xỉ hoặc trên 70 tuổi rồi mà phần lớn là mang nhiều trọng bệnh trong người. Trong chuyến đi vừa qua, có những ông khi chúng tôi đến thăm mới hay tin ông đã qua đời. Đặc biệt một trường hợp khi đến nơi thấy căn nhà đóng cửa im ắng lạnh lẽo. Ghé mắt nhìn qua cửa sổ thấy trên bàn thờ khói hương nghi ngút và một tấm di ảnh. Khi người con của ông hay tin chúng tôi đến, vội chạy về nhà thì chúng tôi được biết ông vừa qua đời chưa đến 10 ngày. Thay vì trao “quà xuân 2018”, chúng tôi chuyển sang “chia sẻ phúng điếu” và cầu mong cho linh hồn ông được an lạc.

JPEG - 40 kb
Khi đến thăm thì ông vừa quà đời chưa đến 10 ngày.

Một số ông TPB khác bệnh nặng đang nằm đếm những ngày còn lại của cuộc đời. Hình ảnh gây thương cảm khác là người TPB nằm trên võng với thân hình còm cõi, khò khè trong hơi thở nặng nhọc vì bị lao phổi và đang đón đợi cái chết đến từng ngày. Từ hai khóe mắt ông lăn ra những giọt lệ khi cầm trên tay phong bì và nhìn thấy dòng chữ trang trọng in hoa “TRI ÂN TPB – VNCH”.

Hình ảnh khác đánh động chúng tôi là người TPB cụt cả hai chân chờ đợi chúng tôi bên vệ đường trong cái nắng và cát nóng của tỉnh Bình Thuận. Vì chặng đường dài và gặp gỡ gần 100 ông sinh sống trải dài trên cả tỉnh nên chúng tôi không thể đến hết tận nhà các ông, buộc phải hẹn gặp ông nơi nào gần chỗ các ông ở và thuận tiện nhất cho chúng tôi. Người vợ già đã đẩy ông trên chiếc xe lăn ra ngoài đường chờ chúng tôi trong cái nắng gắt như thế. Những mệt nhọc của hành trình dài nơi chúng tôi vội tan biến khi thấy hình ảnh ấy. Xin được nói lời tri ân ông! Nguyện xin được đồng hành nốt cuộc đời với ông.

JPEG - 42.6 kb
người TPB cụt cả hai chân chờ đợi chúng tôi bên vệ đường trong cái nắng nóng.

Mỗi một người TPB là một câu chuyện buồn. Câu chuyện buồn của hơn 43 năm, có lẽ không ai có thể ghi hết lại được. Tóm kết những ngày trao quà xuân qua, chỉ nguyện ước được đồng hành với những người TPB như chủ đề xuân 2018 muốn diễn tả “Bên nhau đi nốt cuộc đời”…

Vũ Hoàng Trương

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.