Biển Đông: Ba cách để thắng cuộc chiến tiền bạc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ưu thế của Trung Quốc tại Biển Đông chưa phải là sự đã rồi, nhưng Hoa Kỳ phải thực hiện một chiến lược phản công sự ép buộc một cách khẩn cấp để có được sự quân bằng quyền lực trong vùng.

Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã triển khai các giàn hỏa tiễn phòng không, chống chiến hạm, cũng như chiến đấu cơ đến Hoàng Sa. Hành động này là bước đầu để đưa vũ khí đến Trường Sa. Hiện đang gia tăng mối quan tâm là Bắc Kinh sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Nếu không bị thách thức thì Trung Quốc sẽ trên đà thiết lập những “vùng cấm” và tạo áp lực quân sự lên các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á. Tiếp tục đà này, Biển Đông sẽ trở thành một cái “hồ Trung Quốc” trước năm 2030.

Đẩy lui các chiếm đoạt của Trung Quốc tại Biển Đông không phải là một chọn lựa về chính sách thích hợp. Việc xây đảo nhân tạo là một thực tế, và nếu không dùng vũ lực, thì Washington chẳng có thể làm gì để buộc Trung Quốc rút lui. Do đó, Washington phải tập trung nỗ lực để ngăn ngừa không cho Bắc Kinh chiếm đóng thêm trong vùng tranh chấp này. Một phần của chiến lược của Hoa Kỳ là mở rộng chương trình viện trợ quân sự cho các đối tác Đông Nam Á. Các quốc gia ven biển Đông Nam Á rất cần khả năng hải sự, tàu hải quân và cảnh sát biển và phòng thủ bờ biển, cũng như cần thêm huấn luyện để đẩy lui sức ép trên biển của Trung Quốc – tất cả những điều này Hoa Kỳ có thể giúp được.

PNG - 259.1 kb
Tác giả bài viết cho rằng Hoa Kỳ phải dùng vũ lực để ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng thêm trong vùng tranh chấp tại Biển Đông.

Kể từ khi tuyên bố xoay trục về Châu Á vào năm 2011, Hoa Kỳ đã khởi động nhiều đề xướng để xây lực cho các đối tác Đông Nam Á, luôn cả việc nới lỏng việc xuất cảng vũ khí cho Việt Nam và điều đình Hiệp ước Hợp tác Phòng thủ với Phi Luật Tân. Quân đội Hoa Kỳ đồng thời duy trì một số chương trình nhỏ để cung ứng khả năng tuần tra và giám sát mặt biển cho Inđônêxia, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam.

Tuy nhiên, mặc dầu chính quyền hiện thời có đặt ưu tiên chiến lược về Châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ vẫn chỉ mới chi 1% của ngân sách viện trợ quân sự nước ngoài cho Châu Á, một con số không tương xứng với mối lợi ích trong vùng. Chính quyền kế tiếp sẽ phải gia tăng nỗ lực viện trợ quân sự nếu muốn cung cấp cho các đối tác khả năng phòng thủ đối đầu tối thiểu.

Có ba điều suy xét về chính sách để điều hướng việc xây lực cho các đối tác của Hoa Kỳ.

Thứ nhất, Hoa Kỳ cần cung cấp thêm vũ khí và huấn luyện để gia tăng khả năng hoạt động trên biển của các đối tác. Trong năm 2014, Inđônêxia, Phi và Việt Nam tổng cộng nhận được trợ giúp trị giá 74 triệu đô la. So với Ai Cập nhận được 1.3 tỉ đô la viện trợ quân sự mỗi năm. Chính quyền chi ra 500 triệu đô cho một chương trình huấn luyện và võ trang cho nhóm chống đối Syria mà cuối cùng cũng thất bại. Tuy các so sánh này không hoàn chỉnh, nhưng cho thấy Hoa Kỳ chỉ chi tiêu “bạc cắc”, nói nôm na như thế, để giúp các đối tác Đông Nam Á chống lại sức ép Trung Quốc.

Cho ngân sách 2016, Ủy Ban Quân Sự Thượng Viện Hoa Kỳ đề nghị chương trình 5 năm với 425 triệu đô mang tên Đề Xướng An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á (MSI) để viện trợ quân sự cho các đối tác Đông Nam Á. Tuy nhiên Quốc Hội cuối cùng chỉ chấp thuận 50 triệu cho năm 2016 mà thôi, chứ không phải cho cả 5 năm. Như thế sẽ rất khó để hoạch định các kế hoạch nhiều năm. Cho ngân sách 2017, Pentagon sẽ đề nghị 60 triệu và lập lại yêu cầu ngân sách 5 năm 425 triệu. Việc Quốc Hội có chịu tài trợ cho các chương trình này không sẽ là thước đo về mức độ cam kết của Hoa Kỳ duy trì ổn định tại Châu Á. Cả Trung Quốc và các đối tác của Hoa Kỳ sẽ theo dõi việc này.

Thứ nhì, Hoa Kỳ nên phối hợp nhiều hơn với Nhật Bản để trợ giúp an ninh cho các đối tác Đông Nam Á. Tokyo đã trở nên tích cực hơn trong vùng vì quan ngại khả năng của Trung Quốc cắt đứt đường giao thương của kinh tế Nhật Bản.

Thủ tướng Shinzo Abe đã lèo lái Nhật để có một chính sách ngoại giao chủ động hơn bằng cách gia tăng ngân sách quốc phòng và nới lỏng các hạn chế trong hiến pháp để cho phép Lực Lượng Tự Vệ Nhật Bản cộng tác với các đối tác trong một số công tác an ninh giới hạn. Vào Tháng Tư, 2014, Tokyo cũng tháo gỡ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí bấy lâu nay. Kể từ đó Nhật đã ký giao kèo nghiên cứu và phát triển quốc phòng với Úc, Anh. Công ty Mitsubishi đã đấu thầu để xây tàu ngầm đời mới cho Úc.

JPEG - 24.5 kb
Nhật Bản dự tính sẽ tham gia thực tập chung với hải quân Hoa Kỳ và Ấn Độ tại vùng biển Phi Luật Tân vào cuối năm nay.

Theo chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của thủ tướng Abe, Tokyo đã ký kết các hiệp ước đối tác chiến lược với Inđônêxia, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam. Nhật cũng đồng ý cung cấp tàu và máy bay tuần tra cho các quốc gia này. Hồi tháng Năm vừa qua, Nhật và Phi Luật Tân cùng thực tập chung trên biển lần đầu, và Việt Nam gần đây đồng ý tham gia thực tập chung luôn. Cuối năm nay, Nhật dự tính sẽ tham dự thực tập tay ba với hải quân Hoa Kỳ và Ấn Độ tại vùng biển Phi Luật Tân.

Sắp tới Hoa Kỳ nên phối hợp chặt chẽ hơn các nỗ lực xây lực cho đối tác với Nhật. Năm 2015, Washington lập ra các nhóm làm việc song phương với Inđônêxia và Việt Nam để giúp định rõ các yêu cầu về phòng thủ bờ biển. Nhật Bản nên tham dự vào các buổi tư vấn này để tránh các nỗ lực trùng lập hay trái ngược. Trong một số lãnh vực, Nhật có thể cung cấp các thiết bị tương thích với giá phải chăng hơn. Thí dụ như máy bay tuần tra đường biển loại Kawasaki P-1 rẻ hơn loại P-8 Poseidon của Hoa Kỳ tới 90 triệu đô mỗi chiếc.

Thứ ba và cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ phải định ra thước đo thực tiễn cho các chương trình xây lực cho đối tác tại Đông Nam Á. Các đối tác Đông Nam Á hiện thời có hải quân và cảnh sát biển rất yếu. Để thấy được sự mất cân bằng lực lượng trong vùng, lưu ý là Trung Quốc đã triển khai nhiều binh sĩ hơn cả Nhật, Inđônêxia, Việt Nam, Phi và Mã Lai cộng lại.

Ngay cả những đối tác sốt sắng như Phi chẳng hạn, không có khả năng để thấm nhập các kỹ thuật cao cấp của Hoa Kỳ. Quân đội Phi yếu đi sau nhiều thập niên quản trị thấp kém và tranh chấp quan liêu nội bộ: hiện thời họ không dùng hết ngân sách đã định. Manila chi tiêu ít hơn 10% của ngân sách 8 tỉ đô la cho chương trình mua vũ khí 1995-2010. Giúp cho Phi đạt được tư thế phòng thủ đối đầu khả dĩ sẽ là một nỗ lực của cả thế hệ.

JPEG - 34.5 kb
Quân đội Phi bị đánh giá yếu đi sau nhiều thập niên quản trị thấp kém và tranh chấp quan liêu nội bộ.

Ngắn hạn, chính quyền kế tiếp nên tập trung nỗ lực vào việc điền khuyết khả năng tình báo, theo dõi và trinh sát đường biển của các đối tác Đông Nam Á. Nếu các quốc gia ven biển của Châu Á không thấy được các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển của họ, thì khó lòng cho họ ngăn chận Trung Quốc giành lấy thêm các vùng biển đảo khác tại Trường Sa.

Các loại drone kỹ thuật thấp, các tàu tuần tra cũ của cảnh sát biển Hoa Kỳ và mạng lưới chia sẻ thông tin của Hoa Kỳ khá đủ để gia tăng khả năng cập nhật tình hình của các đối tác. Hoa Kỳ có thể dùng chương trình viện trợ quân sự để khuyến khích các đối tác chia sẻ thông tin về tình hình trên biển.

Khi mà cân bằng quyền lực tại Biển Đông cứ tiếp tục nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, mở rộng việc xây lực cho các đối tác phải là một phần trong phản ứng chiến lược của Hoa Kỳ. Viện trợ quân sự mà thôi sẽ không giúp “giải quyết ngay”, nhưng nó sẽ gia tăng khả năng phòng thủ của các đối tác, giúp an tâm về sức mạnh của Hoa Kỳ trong vùng và buộc Trung Quốc phải trả giá cho việc quân sự hóa trong vùng.

Edward Linczer hiện là nghiên cứu gia về Châu Á tại American Enterprise Institute và tại Center for the National Interest.

Hoàng Thuyên lược dịch theo The National Interest

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.