Biển Đông, Bô Xít và những hệ luỵ của đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ hai tháng qua vấn đề Biển Đông, VinaShin và hiểm hoạ bùn đỏ của Bô Xít làm cho tình hình chính trị VN sôi sục biến động quá nhiều, khiến cho nhiều nguời lo ngại, chỉ sợ rằng đất nước lại rơi trở về tình trạng chia năm xẻ bảy và bị các cường quốc (Nga, Mỹ và TQ) xâu xé tiếp như thời nội chiến ngày xưa. Xin được phép trình bày:

1)- Rốt cuộc Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh đã xuất hiện trên truyền thông để nói về sự kiện cảng Cam Ranh sẽ dùng để phục vụ cho các chiến hạm ngoại quốc (Nga Sô đã xí phần), trong khi trước đó chính phủ cứ luôn khẳng định không hề sử dụng cảng này trong mục tiêu quân sự! Trong hai năm tới, VN sẽ tiếp nhận nhiều vũ khí do Nga Sô bán: tàu ngầm, phi cơ phản lực, hoả tiễn, vv… Và Nga Sô đã chính thức được chọn làm đối tác để xây hai nhà máy nguyên tử năng ở Ninh Thuận, đối với các nhà lãnh đạo lão thành già nua thì họ không bao giờ quên đồng chí quan thầy Cộng Sản thời xa xưa. Chỉ mong sao tai hoạ nổ lò nguyên tử Chernobyl (26/04/1986) sẽ không trở thành cơn ác mộng đe doạ người dân miền Trung!

2)- Nói chuyện vuốt ve ông láng giềng to đầu phương Bắc thì cử ông Phó Nguyễn Chí Vịnh đi, nói chuyện với Nga thì đưa ông Tổng Phùng Quang Thanh ra, phải chăng lãnh tụ VN muốn chơi lá bài nước đôi để mua thời gian, để duy trì địa vị lãnh đạo?

3)- Bà Clinton thì cứ tìm cách ve vãn VN, tuyên bố nhiều câu đường mật ngọt ngào, phải chăng vì muốn bán một số vũ khí quân sự, hay can thiệp gián tiếp vào nội tình VN? Xem ra không dễ dàng, không phải vì những nhà cách mạng lão thành còn nhớ đến mối thù “đế quốc Mỹ” xa xưa, và thật ra họ lo ngại sự hồi hương của hàng trăm ngàn Việt kiều (VK) trí thức thuộc diện di tản vì mất mát tài sản, nhà cửa, ruộng vuờn, thân nhân trong chiến dịch Học Tập Cải Tạo, sau ngày thống nhất đất nước!

4)- Anh Nguyễn Huệ Chi đột nhiên tạm rời bỏ chức vụ quản lý Ban biên tập BoxitVN (đang hồi khẩn trương, nóng bỏng vì Kiến Nghị mới), anh làm một chuyến tư du sang Mỹ tiếp xúc với VK thiên tả (NK Thái Anh, VH Quang, NH Liêm) làm chi để rồi bị phát giác trên các Trang Mạng hải ngoại, gây nghi ngờ trong dân cư Mạng VN (ref.: Talawas, DoiThoai)? Phải chăng mọi sự đã do chính quyền Hà Nội xếp đặt để mưu tìm hậu thuẫn hải ngoại trong tương lai (Hội đoàn VK Yêu Nước)?

5)- Thiển nghĩ, có lẽ nhà cầm quyền VN đã đi sai nước cờ từ khi tuyên bố chuyện Biển Đông là vấn đề quốc tế và tổ chức họp hành cấp cao ở Hà Nội, mục đích dùng sức ép quốc tế để giải toả vòng vây bành trướng TQ chăng? Các con đường hàng hải đi qua Biển Đông tự nó đã là huyết mạch quốc tế rồi từ trăm năm nay, mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn rất cần, thì VN việc gì phải hô hoán ầm ỹ, để rồi tự nhiên biến thành lá bài, con cờ cho cường quốc lợi dụng!

6)- Vấn nạn môi trường của bùn đỏ Bô Xít trên Tây Nguyên, tự nó là một bài toán khoa học kỹ thuật đơn thuần, chẳng lẽ những vị giáo sư tiến sĩ viên chức Nhà Nước không còn phương cách nào khác để giải quyết dứt điểm hay sao mà đành phải đi đến quyết định “chấm dứt hợp đồng, đóng cửa nhà máy”? Kiến thức khoa học của các vị đâu rồi, sao không động não để cứu nguy đất nước? Không tìm ra được lời giải, có nghĩa rằng chúng ta đành chịu thúc thủ trước vấn đề kỹ thuật, và cái mỏ tài nguyên Bauxit đứng hàng thứ ba trên thế giới không mang lại lợi nhuận chi cho đất nước, chẳng góp phần phát triển kinh tế, không cải thiện đời sống người dân? Chưa nói rằng bao nhiêu tiền của bỏ ra trong hai năm qua là công cốc, nợ nần ngân hàng thế giới làm sao thanh toán? Rồi một đống sắt vụn, thiết bị, cơ giới nặng nề cả trăm ngàn tấn nằm chơ vơ trên cao nguyên Lâm Đồng chẳng khác gì một bãi chiến trường hoang tàn! Chưa nói đến số tiền lớn phải bỏ ra bồi thường cho nhà thầu TQ chỉ vì chính phủ VN đơn phương cắt hợp đồng! Chưa nói gì về căng thẳng ngoại giao với ông láng giềng to đầu, hùng hổ hung hăng nhất thế giới hiện nay! Ông chỉ cần hạ lệnh chấm dứt hết mọi viện trợ cho không, mọi công trình dự án đang cây cất dở dang, chấm dứt mọi mậu dịch buôn bán hàng hoá qua lại là Việt Nam tức khắc loạn ngay, bởi vì hơn nửa thế kỷ qua ĐCS VN đã âm thầm biến đất nước này thành một loại nô dịch kinh tế của người ta rồi!

7)- Thử đặt vấn đề một cách khác: ví dụ nếu không có tai nạn vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary tháng trước, thì chuyện gì xảy ra? Có lẽ mọi người cứ tiếp tục an nhiên tự tại, bàng quang nhìn nhà thầu TQ tiếp tục công trình với gần một tiểu đoàn “nhân công lao động phổ thông tạp dịch”. Bùn đỏ ở Hungary hay ở VN đâu có khác gì nhau, tất cả đến từ phương thức Bayer tinh lọc quặng bằng hoá chất Sút (NaOH) cực kỳ tàn độc, và phương thức xử lý dưới dạng ướt (hồ chứa bùn đỏ) cũng đâu khác gì nhau. Thế thì may mắn cho VN là Hungary bị tai nạn trước gây nên nỗi sợ hãi cho toàn dân VN, tạo phản ứng dây chuyền. Trên thế giới đâu phải chỉ có TQ, Hungary và VN là những nuớc duy nhất khai thác Bauxite. Mỗi quốc gia tự họ đã có những tập đoàn kinh doanh, kỹ thuật kinh nghiệm đầy mình, họ tự có phương án riêng để xử lý chất thải cực độc (Úc, Ấn Độ, Pháp, Brasil, Nga, Hoa Kỳ).

Một khi quyết định đi trên con đường công nghiệp hoá đại trà, thì đương nhiên phải biết chịu đựng và xử lý những hậu quả khôn lường về ô nhiễm môi truờng. Vấn đề chính yếu là mỗi quốc gia hãy tự đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghề, giàu kinh nghiệm và kiến thức để tự tay giải quyết những bài toán về môi trường, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở. Đây là yếu điểm hệ trọng của VN, quan sát những công trình hạ tầng cơ sở (giao thông) xây cất láo lếu, gây tai nạn triền miên, gây khổ sở cho người dân, thì sẽ hiểu. Những đập thuỷ điện xây dựng bừa phứa, tự nó không kháng cự nổi những cơn mưa lũ hàng năm, thì làm sao chịu đựng nổi những cơn địa chấn trung bình (mức độ 6-7 Richter).

8)- Thời điểm tốt nhất để Kiến Nghị phản kháng Bauxite chính là khi ĐT Võ Nguyên Giáp đích thân soạn thảo ba lá thư yêu cầu Nhà Nước hoãn ký hợp đồng khai khoáng Bô Xít (tháng Ba 2009), hay tạm thời chưa nên khai triển vội để con cháu đời sau có đủ kỹ thuật và thiết bị hơn. Lúc đó hợp đồng chưa ký, không ai bị vướng mắc bởi văn kiện công khai nào cả, sao không thấy mọi người tham gia ồn ào náo nhiệt như bây giờ?

9)- Thiết tưởng, đứng trước tình thế phức tạp này chỉ có hai lựa chọn:

a/- Hoặc chấm dứt công trình khai khoáng ngay để mọi người bàn cãi tiếp (?): Nhà Nước phải tìm đủ mọi luận cứ vững chắc để thuyết phục nhà thầu TQ tạm dừng mọi hoạt động và chuẩn bị chi phí bồi thường cho những tổn thất lớn (sa thải nhân công, thu hồi máy móc, cơ giới, di chuyển, bảo trì). Theo nguyên tắc giao dịch thương mại, đây không phải là lỗi lầm từ phía đối tác, họ có thể bảo vệ dự án rằng hồ chứa bùn đỏ luôn luôn kiên cố, chịu nổi địa chấn cao nhất (mức độ 9 Richter) theo lời ông Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Phạm Khôi Nguyên (sic). Tuyệt đối tránh mọi biểu hiện cực đoan nguy hiểm mang tính chất “bài Hoa, kích động thù hận dân tộc”.

b/- Hoặc tiếp tục công trình khai khoáng như dự kiến: nhưng tất cả mọi chuyên gia, trí thức nhân tài đất nước phải cùng nhau động não tìm cho ra phương án tối ưu để bảo đảm tuyệt đối mối nguy hại bùn đỏ không còn nằm trên đầu hàng triệu người dân miệt đồng bằng. Dĩ nhiên mọi đề án phải có tính khả thi cao dựa vào bằng chứng thực tiễn trong ngành khai thác Bauxite trên thế giới.

10)- Mọi diễn biến gần đây có vẻ dân chủ (quốc hội bàn cãi hăng say, các ông DT Quốc, NM Thuyết thay nhau nói sùi bọt mép), chẳng qua các ông chỉ là những diễn viên hài đang đóng một màn kịch vụng về, ngõ hầu vuốt ve và trấn an dư luận, hay có thể là màn đấu đá phe phái tranh giành ghế ngồi trong Đại Hội Đảng sắp tới? Dẫu rằng chính phủ ông NT Dũng phạm quá nhiều sai lầm (Bô Xít, Dung Quất, VinaShin, hạ tầng cơ sở, giáo dục) nhưng đó chỉ là phần ngọn, cái gốc của mọi vấn nạn là ĐCS VN cứ tại vị mãi, thì thay mười ông NT Dũng cũng chẳng giải quyết được gì! Đây chính là sai lầm căn bản của tập đoàn lãnh đạo Nhà Nước VN, 60 năm qua họ đã nhắm mắt đi theo con đường chuyên chính vô sản, triệt tiêu hết mọi trí thức, năng lực nhân tài đất nước, đến giờ phút cần đến thì thiếu nhân lực chuyên môn để quản lý và giám sát công trình. Giờ phút này, đứng trước thử thách lịch sử, nhiều người (kể cả các ông nghị gật QH) chỉ biết bàn ra, không dám bàn sâu vào vấn đề để tìm giải pháp tối ưu cho tình thế. Gieo gió thì phải gặt bão, gieo Nhân nào thì hái Quả nấy, quy luật Nhân Quả của Nhà Phật không sai tý nào.

Kết luận: Tất cả mọi nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất nước như hiện nay hoàn toàn gây ra bởi ĐCS VN với những người lãnh đạo quỷ quyệt “rước voi về dầy mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà”, họ vì quyền lợi đảng phái và tư lợi mà quên đi hai chữ “dân tộc”. Chính quyền TQ có gây được sức ép trên đầu cổ nhân dân VN là vì có những kẻ lãnh đạo tiếp tay từ hơn nửa thế kỷ nay. Sự hiện diện của ba ông lớn (Nga, Mỹ và TQ) trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương làm cho mối nguy cơ nội chiến bùng phát: trong lúc lòng dân ly tán vì phải chịu đựng những tai hoạ thiên tai đi đôi với nhân tai; tập đoàn lãnh đạo không còn một chút danh nghĩa đại diện vì dân và do dân; chính nghĩa “giải phóng dân tộc” đã bị lu mờ dần theo những sự thật lịch sử phơi bày trước công luận. Sau 35 năm xây dựng hoà bình, đất nước VN xem ra cũng không tiến triển khả quan hơn trước bao nhiêu:

Tổ chức thượng tầng kiến trúc vẫn còn lỏng lẻo: Đảng CS luôn luôn nắm giữ hết mọi quyền uy tuyệt đối, tam quyền không bao giờ được phân lập rõ ràng, giáo dục càng ngày càng xuống cấp, đạo đức xã hội suy đồi, tham nhũng tràn lan;

Xây dựng hạ tầng cơ sở thì bết bát: điện vẫn còn bị cúp tắt chập chờn, hàng trăm hồ thuỷ điện cỡ nhỏ đang gây lũ lụt đe doạ miền Trung, giao thông xây cất cẩu thả, nước sử dụng bị nhiễm phèn, cống thoát bị nghẽn gây ngập lụt triều cường liên miên trong thành phố;

Chúng ta không thể xem TQ như thù địch một khi chuyện nội bộ chúng ta không tự giải quyết ổn thoả trước, nhà chúng ta bị dột bởi vì nóc nhà thủng lỗ chứ không vì mưa rào. Tốt nhất chúng ta hãy tự tay sửa chữa mái nhà, lót ngói mới thay ngói cũ, thì chắc chắn nhà không còn bị dột.

Lê Quốc Trinh, Canada,
Quebec, 06/11/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.