Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bởi vì những người như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Túc, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn và Nguyễn Mạnh Sơn đã tiên phong treo các biểu ngữ “Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam. Dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam”, mà hôm nay các biểu ngữ đa dạng đòi dân chủ, nhân quyền trở thành những hình ảnh thông thường trong các cuộc biểu tình tại Việt Nam.

Bởi vì một luật sư Lê Thị Công Nhân sẵn sàng “cho dù chỉ còn một người duy nhất cuối cùng, tôi cũng đấu tranh tới cùng cho dân tộc”, mà ngày nay có thêm bao bạn trẻ khác sinh sau 1975 cũng dấn thân vì tương lai dân tộc.

Bởi vì một giám mục Ngô Quang Kiệt lên tiếng phản kháng cái tư tưởng “xin-cho” mà ngày nay giáo dân khắp nơi xuống đường đòi hỏi công lý và quyền con người, chứ không chấp nhận cái chế độ “xin-cho” của csvn.

Bởi vì một Phạm Thanh Nghiên đơn độc tọa kháng tại gia và sẵn sàng bị bắt, mà ngày nay, bất cứ ai bị giam lỏng hay bị ngăn chặn quyền đi lại đều giơ cao biểu ngữ tọa kháng tại gia, để phản đối tới cùng và đòi hỏi quyền sống.

Bởi vì những anh chị em trong Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do năm xưa đơn độc đứng trước thềm Nhà Hát Lớn để biểu tình chống Trung Cộng và họ bị bắt, bị săn đuổi, bị đày đọa, mà ngày nay có hàng trăm người xuống đường biểu tình chống Trung Cộng và sẵn sàng chấp nhận bị đánh, bị bắt, bị sách nhiễu.

Bởi vì những anh chị em của nhóm Xuống Đường và nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước năm xưa đã âm thầm, lặng lẽ rải truyền đơn vào khắp các hang cùng ngõ hẻm khu dân cư nghèo không có internet, đưa thông tin chống Tàu cho họ, mà ngày nay có bao anh chị em khác tiếp tục các công việc truyền tin, phá vỡ các bức tường bưng bít thông tin, đưa thông tin tới dân chúng.

Bởi vì những anh chị em vô danh lặng lẽ mang sơn ra viết các dòng chữ “HS – TS -VN” trên các bức tường, các cột điện, các cầu xa lộ, mà ngày nay chính nhà nước csvn cũng không thể im ắng giả lơ mà phải ra các buổi hội thảo và làm tủ sách về Hoàng Sa, Trường Sa, đài truyền hình VN cũng đành phải nói qua loa về Hoàng Sa, Trường Sa, và những tiếng hô “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” vang dậy trong các cuộc xuống đường tại Việt Nam.

Bởi vì họ, những con người tiên phong, tuy cô độc nhưng họ không hề chùn bước.

Bởi vì họ, những con người sáng tạo, tuy bị ném đá và bị đạn lạc bắn, nhưng họ vẫn đi tới.

Bởi vì họ, trang bị với một tấm lòng yêu nước tha thiết, họ không buông xuôi đành lòng chấp nhận kiếp nô lệ.

Bởi vì họ, khi tiên phong, họ lúc đó là những con người vô danh, nhưng họ hiểu được sự cấp bách của an nguy quốc gia và vận mạng của dân tộc VN.

Nên hôm nay, dù không phải là ngày lễ Tạ Ơn, tôi cũng muốn nói lời “Biết Ơn” tới họ, những con người tôi lúc nào cũng biết ơn và trân quý.

PL
14/3/17

* Bài viết được đăng lại từ mạng Facebook

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.