Biểu Tình Chống Tuyên Truyền Cộng Sản Việt Nam Tại Canberra – Úc Châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để phá vỡ kế hoạch núp dưới chiêu bài văn hóa, nghệ thuật qua chương trình ca nhạc – thời trang Duyên Dáng Việt Nam, nhằm tuyên truyền, đánh bóng cho chế độ Cộng sản Việt Nam tại Úc Châu, Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc Châu đã phối hợp với các ban chấp hành Cộng đồng tiểu bang và các đoàn thể, đảng phái lên kế hoạch tổ chức ba cuộc biểu tình quy mô, trực diện với đoàn văn công và cán bộ Cộng sản (trên 100 người) từ Việt Nam tại Thủ đô Canberra (31/10) và tại thành phố Sydney vào hai đêm 2 và 4/11.

JPEG - 40.3 kb

Cuộc biểu tình ra quân đầu tiên vào tối thứ hai ngày 31/10/2005 ngay trước tiền đình của Canberra Theater, quy tụ hơn 2000 đồng bào từ khắp nơi về tham dự đã tạo một khí thế đấu tranh mạnh mẽ, với một rừng cờ Vàng, cờ Úc và biểu ngữ tố cáo những tội ác của Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt là hơn 2 ngàn bong bóng có hình cờ Vàng đã được thả đầy trên không gian khu Canberra Theater, tạo một cảnh sắc rất đẹp và lạ thường, gây sự chú ý và tò mò của nhiều du khách cũng như người dân địa phương.

Mặc dù cuộc biểu tình bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều nhung từ 2 giờ chiều Ban Tổ Chức gồm quý vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tại Canberra và một số vị đại diện các đoàn thể, đảng phái đã có mặt để chuẩn bị hiện trường cũng như đón tiếp từng đoàn xe Bus của các phái đoàn đến từ thành phố Sydney, Melbourne. Trong khi đó, những người trong nhóm tổ chức chương trình Duyên Dáng Việt Nam tỏ vẻ ’khẩn trương’ và lo âu vì số người vào xem lúc đầu rất thưa thớt và phải mở cửa sau của Hí Viện để đón tiếp khách. Đây là sự nhục nhã đầu tiên của Tòa Đại sứ Hà Nội, báo Thanh Niên và Tổng công ty hàng không Việt Nam – thành phần chủ lực của ban tổ chức – đã sợ đụng độ với đoàn biểu tình. Tòa đại sứ Hà Nội đã không chỉ nhờ một lực lượng cảnh sát Úc lo an ninh mà họ còn điều động một số nhân viên an ninh chìm đến từ Việt Nam đứng canh gác một số lối ra vào hội trường, tạo một không khí rất ngột ngạt.

JPEG - 43.1 kb

Vào lúc 6 giờ 30 chiều, trước tiền đình Canberra Theater đầy người với những câu biểu ngữ vạch trần sự thật như: “60 năm cộng sản tại Việt Nam = 60 năm đàn áp” (60 years of communism in Vietnam = 60 years of oppression), “60 năm độc tài”, 60 năm dân chúng khổ sở và bị lừa bịp”. Để trả lời chủ đề “Xa và Gần” của nhóm tổ chức văn nghệ thì các biểu ngữ cũng nêu rõ bằng tiếng Anh: “Người Việt rất GẦN nhau và luôn là một dân tộc nhưng rất XA đảng CS vì nhiều vị lãnh đạo tinh thần đang bị bách hại suốt 30 năm nay” (Vietnamese are NEAR as one people, yet so FAR from the communists as religious leaders in Vietnam remain jailed for 30 years). Những biểu ngữ loại này đã giúp nhiều người ngoại quốc hiểu sự thật tại Việt Nam và đã chùn bước trước khi bước vào cửa hội trường. Một số lớn đã bỏ ra về trong tiếng “hoan hô, thank you, we love you” của đoàn biểu tình.

JPEG - 40.3 kb

Trong khi đoàn biểu tình đầy khí thế và bất bạo động đã được mọi ngưòi Úc quan sát khâm phục, thì bên trong hội trường đã có những xô xát xảy ra. Bốn sinh viên Việt Nam tại Úc đã dùng vé của bạn bè là du học sinh để vào bên trong. Khi đại diện ban tổ chức lên sân khấu tuyên bố lý do “mừng 60 năm CSVN làm chủ đất nước”, thì hai trong bốn sinh viên Việt Nam trên đã đứng dậy chạy lên sân khấu chỉ vào mặt và hô to “You are liar, there is no human rights in Vietnam” (nói láo, ở Việt Nam không hề có nhân quyền) và cởi áo ra, bên trong, các bạn đã mang hai lá cờ vàng và giăng cao lá cờ trước cử tọa khoảng vài trăm người trong một hội trường có sức chứa hơn 1000 chỗ, đa số là người Úc. Trong khi đó một trong bốn sinh viên đứng xa chụp hình, liền bị nhóm an ninh của ban tổ chức đánh và bẻ cổ tay, lôi xềnh xệch ra ngoài cửa, cướp lấy máy ảnh. Người đứng ra bẻ cổ tay là John Nguyễn, một cư dân tại Sydney tay sai của Việt cộng, chuyên tổ chức những show VC tại Sydney dưới nhãn hiệu “nhân đạo” hoặc “nghệ thuật”. Một trong bốn bạn trẻ là một nữ sinh viên đã bị một người trong ban tổ chức đẩy ra ngoài hội trường với những thái độ rất lỗ mãng. Các nhân viên an ninh người Úc đã can thiệp để nữ sinh viên được ra cửa an toàn.

Bên ngoài, cuộc biểu tình tiếp diễn với khí thế dâng cao, nhất là khi bốn sinh viên từ trong hội trường được nhân viên an ninh Úc đưa ra, với vẻ mặt tươi cười vì đã đạt được mục đích là giương cao ngọn cờ vàng giữa lúc CSVN tuyên truyền láo khoét, nhưng với đầu tóc bù xù vì những xô xát với nhân viên an ninh của ban tổ chức.

Đến 10 giờ đêm thì cuộc biểu tình chấm dứt, tất cả các bong bóng vàng, mang hình lá cờ Việt Nam được thả ra bay lên bầu trời long lánh các vì sao. Đoàn người biểu tình ra về trong niềm vui đã đóng góp vào việc ngăn chặn âm mưu xâm nhập của CSVN vào cộng đồng Việt Nam tại Úc và hải ngoại. Mọi người ra về hẹn gặp nhau vào cuộc biểu tình tối ngày 2 tháng 11 tại thành phố Sydney.

JPEG - 19.5 kb

Điểm đặc biệt là trong cuộc biểu tình tại Canberra, Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries đã tham dự và phát biểu ủng hộ cuộc biểu tình. Ngoài ra, vào trưa cùng ngày, Thứ Hai 31/10/05, Dân Biểu Liên Bang Chris Bowen đại diện cư dân vùng Prospect tại NSW đã đọc một bài diễn văn tại Quốc Hội Liên Bang Úc Châu nguyên văn như sau: Tối nay ngay tại Canberra và cách đây (Tòa nhà Quốc Hội) không xa, sẽ có một buổi trình diễn văn nghệ mang tên “Duyên Dáng Việt Nam” (2005 Charming Vietnam Gala). Buổi trình diễn văn nghệ này được chính phủ CSVN bảo trợ để mừng 60 năm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghia Việt Nam. Quốc Hội Úc cần phải biết rằng rất nhiều người Việt tại Úc không thấy có gì để ăn mừng cả. Cơ quan quốc tế kiểm soát tham nhũng (Transparency International) đã xếp hạng Việt Nam vào hạng thứ 102 trên 146 nước, Việt Nam là một trong 4 nước trên thế giới có một chính phủ tham nhũng nhất. Vào năm 2004, Hội các Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders) đã xếp Hà Nội vào hạng 161 trên 167 nước tệ hại nhất. Việt Nam hoàn toàn bị loại trong mọi cuộc tham khảo về nhân quyền. Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội hoàn toàn không có tại Việt Nam để mà ăn mừng qua cái gọi là Gala Duyên Dáng Việt Nam diễn ra vào tối nay. Đương nhiên tại Việt Nam đã có một chút tiến bộ về kinh tế vào những năm gần đây, nhưng điều này phải đi đôi với tự do về chính trị. Một số đáng kể người Úc gốc Việt sẽ biểu tình tại buổi trình diễn tối nay và tối thư Tư sắp tới tại Sydney, và tôi biết sẽ có vài vị đại diện dân cử sẽ đến hỗ trợ những người biểu tình này. Từ tòa nhà Quốc Hội Úc, tôi muốn gởi đến những người biểu tình thông điệp hỗ trợ của Quốc Hội Úc và thông điệp xin mọi người hãy đứng lên để giành cho được nền dân chủ cho Việt Nam.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.