Biểu tình cho Hòa Bình Tự Do Miến Điện tại San Francisco

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một ngày nắng đẹp và hơi lạnh trong thành phố San Francsico vào buổi trưa Thứ Sáu 5/10. San Francisco là một trong thành phố không rộng đủ cung ứng lưu lựơng khách du lịch từ nhiều nơi kéo đến vào dịp cuối tuần. Đặc biệt hôm nay có thêm những người khách lạ họ đến không phải nhập dòng mua bán thường lệ. họ tập trung trước lãnh sự quán Trung Cộng (Chinese Consulate 1450 Laguna St. San Francisco) lúc 2 giờ trưa, nơi đây nhiều người khách của lãnh sự quán đang sắp hàng vào bên trong để làm thủ tục xin giấy thông hành. Người đi đường nhận ra ngay có thêm những người khách không mời của sứ quán họ đông hơn, y phục khác hơn. Đa số là những gương mặt khá trẻ từ 20 đến 35 tuổi chiếm đa số trong khoảng gần 500 người, họ mặc áo thun màu nâu đỏ tiệp màu cờ Miến Điện, có hai 3 loại áo thun khác màu nhưng điểm giống nhau đó là có in hình ngôi sao trắng và chim đang bay (giống loài chim Lạc Việt trên Trống Đồng).

Đoàn người tuần hành đề phản đối quân phiệt độc tài Miến Điện đàn áp dân chúng trong những cuộc biểu tình tại Miến Điện kể từ ngày 18/9 và bị đàn áp mạnh mẽ vào ngày 25/09. Mật vụ an ninh Miến Điện tiếp tục lùng bắt những nhà đấu tranh trên quê hương họ.

Người lãnh tụ cuộc biểu tình anh Nyunt Than trên tay cầm cái loa kêu gọi có hành động đối phó trực tiếp đến chế độ quân phiệt không nên chỉ kêu gọi cấm vận kinh tế. Hãy giúp nguoi dân Miến Điện thoát khỏi sự đán áp của quân đội đầy đủ súng đạn, Liên Hiệp Quốc hãy đưa quân đội hòa bình đến can thiệp ngay. Tẩy chay thế vận hội 2008 tại Trung Quốc vì đứng bên cạnh nhóm độc tài quân phiệt Miến Điện, hãy trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi…

Hòa trong đoàn biểu tình đông có những đảng viên Việt Tân với những biểu ngữ đòi dân chủ tự do cho dân tộc Miến Điện và dân tộc Việt Nam. Cờ vàng 3 sọc đỏ có dịp tung bay cùng quốc kỳ nước bạn. Nếu chú ý sẽ thấy lá cờ xanh có quốc hoa trắng hiện diện chia xẻ nỗi đau buồn cùng dân tộc Miến Điện. Tiến sĩ Diệu Chân đại diện Việt Tân được ban tổ chức mời phát biểu vào lúc 3PM. Nhiều tràng pháo tay khi Tiến sĩ Diệu Chân minh danh là người Việt Nam đến để cùng đấu tranh cho tự do dân chủ Miến Điện.

Nhìn chung đây là một tập hợp gây được chú ý của truyền thông lớn của địa phương, trong những phóng viên có mặt có phóng viên việt ngữ đài VOA chị Diễm Hương và Lê Thanh Tùng của Sóng Việt Radio 14230 San Jose đến thu hình lấy tin.

Điểm son của ban tổ chức đó là tập trung khá nhiều sinh viên, thanh niên trẻ tham dự, tổ chức khá chu đáo với khí thế cao mang đầy niềm tin dân tộc Miến Điện sẽ thoát khỏi ách thống trị độc tài quân phiệt trong một ngày không xa trên quê hương của họ.

Nam Tùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.