Biểu tình chống Phan Văn Khải tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 24.3 kb
Đồng bào Việt Nam biểu tình chống thủ tướng CSVN Phan Văn Khải trước Toà Bạch Ốc tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: AFP/Karen Bleier)

Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phan Văn Khải và đoàn tùy tùng hơn 200 người đã đến Hoa Thịnh Đốn vào 8 giờ tối ngày 20 tháng 6. Trước khi đến Hoa Thịnh Đốn, ông Khải đã dừng chân tại thành phố Seattle khoảng một ngày một đêm từ rạng sáng ngày 19 và rời sáng ngày 20 tháng 6 để gặp gỡ chính quyền tiểu bang Washington và viếng thăm giới lãnh đạo hai công ty Microsoft và Boeing. Tại Seattle, ông Khải đã thực hiện một cuộc họp báo lần đầu tiên với giới truyền thông Hoa Kỳ vào lúc 12:30 trưa ngày 19 tháng 6 tại phòng Metropole khách sạn Fairmont Olympic. Trong buổi họp này, về phía báo chí ngoại quốc có khoảng trên dưới 30 cơ quan truyền thông và hãng thông tấn quốc tế; phía Cộng sản Việt Nam thì ngoài Phan Văn Khải có Phó thủ tướng Vũ Khoan, thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng, Đại sứ CSVN tại Hoa Kỳ Nguyễn Tâm Chiến, Phát Ngôn Nhân Bộ ngoại giao Lê Dũng và Phát ngôn nhân văn phòng Thủ tướng Nguyễn Kiến Quốc và khoảng 40 đại diện báo chí của CSVN.

Buổi họp báo coi như thất bại vì sau hai câu hỏi: Một của ông Nguyễn Anh Tuấn, tổng biên tập báo điện tử VietnamNet về việc tại sao ông Khải chọn điểm đi thăm đầu tiên khi ghé Hoa Kỳ là nhà Việt kiều Nguyễn Thành Bích (nhân viên hãng Boeing); Hai là câu hỏi của phóng viên đài truyền hình Komo thuộc hệ thống ABC tại Seattle về việc ông thủ tướng nghĩ gì về những người Việt Nam ở Hoa Kỳ đang biểu tình ở bên ngoài, thì sau đó, Mục sư Huỳnh Quốc Bình đại diện cho hãng thông tấn Vietnam Network News đứng lên đặt câu hỏi về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, đã làm cho ông Khải bất ngờ lúng túng. Do sự chối quanh không có đàn áp nhân quyền, đàn áp tôn giáo tại Việt Nam của ông Khải, khiến cho Mục sư Huỳnh Quốc Bình phải đứng dậy phản đối và đã chỉ vào mặt ông Khải nói rằng ’you are liar’ (ông là người nói láo). Mục sư Bình đã bị một số người trong ban tổ chức mời ra khỏi phòng họp báo, khiến cho Tiến Sĩ Trần Diệu Chân, đi cùng phái đoàn của Tuần báo Eastern News đã đứng lên phản đối và phát biểu một số điều công kích chính sách cai trị độc tài của ông Khải và đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tình thế hỗn loạn nói trên, ông Khải đành phải tuyên bố chấm dứt cuộc họp báo trong khi đó ở bên ngoài có gần 600 đồng báo Việt Nam biểu tình chống đối phái đoàn Phan Văn Khải.

Tuy bị quê mặt trong cuộc họp báo tại Seattle, nhưng trong chuyến đi Mỹ của Phan văn Khải lần này, trọng tâm chính là ngày 21 tháng 6 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Vì trong ngày này, Phan Văn Khải và đoàn tùy tùng đã có đến gần 10 cuộc hẹn khác nhau nào là đến tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Bush và họp báo; thăm bộ thương mại; dự lễ ký trao giấy phép cho một số công ty; thăm bộ trưởng quốc phòng, dự lễ ra mắt của hội đồng tư vấn cao cấp Mỹ- Việt về khả năng cạnh tranh ở Việt Nam, dự tiệc chiêu đãi của phía Hoa Kỳ, tiếp xúc một số bộ trưởng Mỹ và các cơ quan chính phủ… Nhưng đặc biệt nhất là Phan Văn Khải và đoàn tùy tùng có ba cuộc hẹn quan trọng tại Tòa Bạch Ốc lúc 9 giờ sáng với Tổng thống Bush; Hội thảo về đầu tư tại khách sạn MayFlower lúc 2 giờ chiều và dạ tiệc chiêu đãi lúc 6 giờ chiều cũng tại khách sạn MayFlower. Để tố cáo hành động vi phạm nhân quyền của Phan Văn Khải trước công luận, hàng ngàn đồng bào và đại diện các đoàn thể, đảng phái, cộng đồng người Việt khắp các nơi đã tụ tập về Hoa Thịnh Đốn vào ngày 21 tháng 6 để biểu tình tại công viên Lafayet trước Tòa Bạch Ốc và trước khách sạn MayFlower để phản đối.

Trong thành phần tham dự đoàn biểu tình, ngoài các phái đoàn người Việt đến từ Boston, Philadelphia, Atlanta, Houston, Chicago…. còn có đông cộng đồng người Lào, người Thượng, người Hoa và các cựu chiến binh Hoa Kỳ. Trước khí thế biểu tình rầm rộ của đồng bào tại công viên LaFayet, mặt tiền của Tòa Bạch Ốc, khiến đoàn xe của phái đoàn Khải đã phải đi vào cổng sau của toà Bạch Ốc. Phan Văn Khải đã không được Hoa kỳ tiếp đón như một vị quốc khách. Đã không có 21 phát súng đại bác dàn chào, không treo cờ đỏ sao vàng và cũng chẳng có thảm đỏ. Ngược lại Khải đã ngượng ngùng, lầm lũi đi trong sự phản đối mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Điều lý thú nhất là phái đoàn Phan Văn Khải đã được chính TT Bush dẫn ra ngoài để nhìn thấy tận mắt đoàn biểu tình và chứng kiến sự phẫn nộ của người dân trong vài phút. Những tiếng hô đả đảo vang đội đã như những cái tát mạnh vào mặt chính quyền Hà Nội mà Khải là đại diện.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.