Bình Thuận: Dân chặn xe trên quốc lộ 1 và đụng độ với cảnh sát cơ động

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 15/4/2015, người dân tiếp tục chặn xe tại Quốc lộ 1 đoạn qua xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận).
. Người dân dùng bàn ghế và nhiều vật dụng khác để chặn xe, công an và quân đội có thuyết phục nhưng người dân không đồng ý giải tán.

Người dân yêu cầu phía Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phải cam kết dừng việc gây ô nhiễm, do tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều tháng qua nhưng không được giải quyết.
. Đến khoảng 12 giờ đã xảy ra đụng độ lớn giữa cảnh sát cơ động và người dân. Cảnh sát cơ động được trang bị đầy đủ bảo hộ, khiên chắn đã ném lựu đạn cay vào người dân, còn người dân chống trả bằng gạch đá, và bất cứ thứ gì cầm trên tay. Một lúc sau khi hết lựu đạn cay thì cảnh sát đã bị đẩy lùi. Một người dân ở đây cho chúng tôi biết một số người đã bị công an bắt đi.

Một cán bộ có chức trách của Sở GTVT Bình Thuận cho biết đoạn đường ùn tắc đến 15g40 chiều 15-4 kéo dài khoảng 30km, nối từ vùng giáp ranh giữa Ninh Thuận – Bình Thuận kéo dài đến huyện Tuy Phong (Bình Thuận).

Đến khoảng 18h30 thì các lực lượng công an được tăng cường đông đảo, người dân ở đây nhận ra rất nhiều lựu đạn cay được mang đến và cả súng phóng lựu.

 Phóng viên chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tình hình để gửi đến độc giả Dân Luận.

Chúng tôi nhận được một số hình ảnh do độc giả gửi tới tại hiện trường:

JPEG - 35.6 kb

JPEG - 25.5 kb
Cảnh sát cơ động đã đụng độ với người dân Bình Thuận. Ảnh: Độc giả gửi đến

Từ khi nhà máy đi vào vận hành, cuộc sống của người dân địa phương đã hoàn toàn bị đảo lộn. Ngay cả khu vực nhà dân cách Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cả kilômét, nhưng hằng ngày từng lớp bụi vẫn phủ dày nền nhà của người dân do ô nhiễm môi trường gây ra bởi nhà máy trên.

JPEG - 13.7 kb
Bụi bám một lớp dày trên nền nhà dân cách nhà máy khoảng 1km. Ảnh: Dân Việt.

JPEG - 29 kb
Sản xuất nông nghiệp và môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: VoV.

Trả lời phỏng vấn của VoV, ông Phạm Văn Tuấn, người dân xã Vĩnh Tân buồn bã: “Mọi người đều lo lắng bệnh tật ai cũng biết hít như vậy là ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tuy nhiên, người dân chúng tôi biết phải đi đâu mà đành chấp nhận sống chung. Còn con cái, chúng tôi phải chuyển đi đến nơi khác ăn học”.

Được biết người dân đã phản ánh tình trạng ô nhiễm lên chính quyền địa phương nhưng nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn lờ đi không khắc phục, chỉ chấp nhận đóng tiền phạt. Việc đổ xuống đường phản đối của người dân địa phương là bước đường cùng. Dù họ chưa được huấn luyện về đấu tranh bất bạo động, nhưng người dân vẫn rất sáng suốt khi chọn chặn quốc lộ 1 để đưa ra yêu sách bảo vệ môi trường của mình. Giao thông huyết mạch bị chặn khiến sự việc của họ được đặc biệt chú ý.

Người phát ngôn của UBND tỉnh Bình Thuận cho biết từ hôm nay 15-4, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và trong 10 ngày tới sẽ khắc phục xong. Còn theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc, đại diện nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cam kết trong 10 ngày tới sẽ không chở xỉ than đi nữa, nếu có vận chuyển thì sẽ dùng bao phủ kín, ngăn bụi phát tán ra môi trường. Ngoài ra,sẽ dùng nước tưới lên khu vực đổ xỉ than để hạn chế bụi bay vào nhà dân.

Được biết Bộ Tài nguyên và môi trường đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này. Dân Luận đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm của Bộ này khi tình trạng ô nhiễm diễn ra sau khi dự án được đưa vào sử dụng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế này. Phải chăng nên cho các cán bộ phê duyệt báo cáo xuống sống ở địa phương một vài tháng cho biết nỗi thống khổ của người dân?

Theo báo Tuổi trẻ cho biết: Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 622 MW, được đặt tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), được Tập đoàn Điện lực VN (EVN) khởi công xây dựng vào ngày 8-8-2010 theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc (SEC) thi công.

Tổng vốn đầu tư của nhà máy này khoảng 23.477 tỷ đồng, sử dụng nhiên liệu than cám 6A Hòn Gai – Cẩm Phả. Đây là dự án thực hiện đầu tiên tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (gồm 4 nhà máy với tổng công suất thiết kế lên đến 5.600 MW).

Tổ máy 1 ngày 15-1-2014 hoà điện lần đầu vào lưới điện quốc gia, ngày 13-11-2014 hoàn thành vận hành tin cậy, ngày 30-1-2015 bắt đầu vận hành thương mại.

Tổ máy 2 ngày 7-9-2014 hoà điện lần đầu vào lưới điện quốc gia, ngày 21-1-2015 hoàn thành vận hành tin cậy, ngày 21-3-2015 bắt đầu vận hành thương mại.

Sau khi hoàn thiện và đưa 2 tổ máy phát điện vào sử dụng, cuộc sống của người dân địa phương đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khói và xỉ than thải ra từ nhà máy. Tổng cục Môi trường đã từng xử phạt nhà máy này 1,4 tỉ đồng vì để khói bụi. Tỉnh Bình Thuận đã 3 lần kiểm tra và xử phạt.

Nguồn: Dân Luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.