Blogger Đoan Trang: Tôi chọn trở về Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2015-01-27

Vào hôm 26 tháng 1 năm 2015, Blogger Đoan Trang đã đặt chân về đến Việt Nam, quá cảnh tại phi trường Tân Sơn Nhất và đã bị an ninh giữ lại trong 15 giờ đồng hồ. Sau khi cô hoàn tất thủ tục và về nhà của một người bạn. Chân Như có cuộc phỏng vấn ngắn với Đoan Trang trước khi cô lại đáp chuyến bay kế tiếp để bay về Hà Nội.

JPEG - 56 kb
Từ trái sang: Blogger Đoan Trang, Blogger Nguyễn Anh Tuấn và LS Trịnh Hội tại văn phòng Human Rights Watch hồi cuối tháng 1 năm 2014. Photo courtesy of MLBVN

Để sống và để viết

Chân Như: Chúc mừng Đoan Trang đã về đến Việt Nam bình an. Tuy nhiên khá nhiều người đã ngạc nhiên và đặt câu hỏi là tại sao Đoan Trang lại có quyết định trở về vào thời điểm này?

Đoan Trang: Dạ vâng, cảm ơn anh Chân Như. Em qua Mỹ là để học bằng học bổng của trường Nam Cali (University of Southern of California) và học bổng kéo dài đến hết năm 2014; Và hết năm thì em về thôi ạ. Tất nhiên là em cũng có thể ở lại Mỹ thêm được nhưng thật sự thì cũng nhớ Việt Nam quá và cũng thích ở Việt Nam hơn. Em nghĩ với tư cách một người làm báo, người viết thì Việt Nam luôn là một đất nước mà người ta nên gắn bó. Cái này nói nghe hơi lý thuyết nhưng thực sự ở một xã hội càng nhiều chuyện, càng rắc rối thì người ta càng có nhiều đề tài để viết. Nếu là người viết thì rất nên ở Việt Nam. Đó là điều mà em thường hay nói với bạn bè của em ở bên Mỹ – các nhà văn, nhà báo: “Nếu các bạn muốn chứng kiến một xã hội đang trong thời kỳ rối ren hay trong thời kỳ như người ta gọi là loạn mà các bạn muốn chứng kiến những thân phận con người hay những chuyện khác thì các bạn rất nên đến Việt Nam để chứng kiến, để sống và để viết.” Có lẽ đó là lý do khiến em về Việt Nam.

Chân Như: Được biết trong chuyến trở về lại nước, Đoan Trang đã gặp một vài sự cố tại phi trường, thực hư chuyện này thế nào?

Đoan Trang: Chuyến bay của em về Hà Nội nhưng quá cảnh tại Sài Gòn. Khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lúc tám rưỡi sáng chuẩn bị làm thủ tục để quá cảnh về Hà Nội thì an Ninh có giữ em lại để làm rõ một số vấn đề thuộc về an ninh quốc gia. Làm rõ xong rồi thì mới có thể giải quyết thủ tục cho em nhập cảnh được. Họ giữ lại làm việc từ chín giờ sáng cho đến nửa đêm ngày 26 tháng giêng trong sân bay Tân Sơn Nhất. Nói chung là không có vấn đề gì lắm, thấy cũng bình thường; Không có chuyện gì nghiêm trọng. Tất nhiên là cuộc gặp nằm ngoài dự kiến. Về căn bản thì em thấy không có gì quá căng thẳng.

Chân Như: Đoan Trang có hy vọng là những gì Đoan Trang học được tại Mỹ sẽ giúp ích cho Đoan Trang nhiều trong công việc sắp tới của Đoan Trang hay không?

Đoan Trang: Chương trình nghiên cứu của em là về chính sách công và em học được rất là nhiều. Tất nhiên là học bao nhiêu cũng không đủ, luôn cảm thấy không đủ. Nói theo kiểu thì càng biết thì thấy mình cần biết nhiều hơn nữa.

Nó giúp ích cho nghề viết vì khi em hiểu biết hơn thì cảm thấy mình có lý luận hơn, lập luận hơn và có khả năng thuyết phục độc giả hơn. Tuy nhiên, em cũng thấy những điểm khác mà nếu như chúng ta không biết thì lại còn dễ dàng hơn cho độc giả hiểu. Viết những vấn đề như về chính sách công của một đất nước như Mỹ thì nó khác và khó áp dụng ở Việt Nam lắm. Mình đứng ở ranh giới rất dễ trở thành người viết theo kiểu “học giả hàn lâm” mà độc giả Việt Nam sẽ không thấy chút gì lý thú cả. Đó là một điểm mà theo em nghĩ là nhưng người theo nghề viết ở Việt Nam có lẽ cũng cần phải chú ý. Không dám khuyên mọi người nhưng về phía em thì chắc em sẽ để ý đến chuyện đó: cố gắng không xa rời cuộc sống, sa vào vấn đề lý thuyết.

Chân Như: Và câu cuối và cũng là câu hỏi mà nhiều người cũng đang thắc mắc: Đoan Trang đang có cơ hội ở lại Mỹ sao lại bỏ lỡ? Đoan Trang có thể chia sẻ?

Đoan Trang: Như em đã nói, là một người viết và em cảm thấy nhớ Việt Nam, gắn bó với Việt Nam. Người viết nào cũng gắn bó với nền văn hóa của họ. Để viết được thì họ phải hiểu đất nước của họ, có độc giả riêng của họ và có nền văn hóa riêng của họ. Có người nói với em rằng là đang ở Mỹ thì đó cũng là một cơ hội trong tay mà không tận dụng giống như “cầm vàng trong tay mà vất vàng đi” thì đó là dại. Em nghĩ mỗi người có cách đánh gía khác nhau về chuyện thế nào là cơ hội. Với tư cách là một người viết, em nghĩ cơ hội đối với người viết là có những đề tài hay để mà viết, có những giai đoạn rất là đẹp trong xã hội (đẹp đối với người viết) để mình chứng kiến, để mình có thể viết. Nếu mình có những giá trị khác, mình mong muốn những điều khác thì có thể ở Mỹ là một lựa chọn tốt; Nhất là cho những bạn trẻ nào mà muốn “xách ba-lô lên rồi đi” để mở mang tầm mắt thì có thể ở Mỹ. Nếu là em thì em muốn “xách ba-lô lên rồi đi” và về chứ không chỉ có đi không.

Thực sự ra cũng có một điều mà em nói ra không biết có “nhạy cảm, tế nhị hay động chạm” gì đến ai không. Đó là đã đến lúc nền kinh tế và xã hội Việt Nam cần chúng ta chung sức, chung lòng để xây dựng nó chứ không nên rời bỏ nó đi. Em nghĩ vậy. Ở Việt Nam có những vấn đề nếu có thể trong điều kiện của mình thì cố gắng ở lại để tìm cách giải quyết hơn là bỏ cuộc. Tất nhiên, xét về lựa chọn cá nhân, không ai rằng việc mình đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước khác là sai cả. Tuy nhiên, em nghĩ như hoàn cảnh của Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ hay có quan điểm “ hy sinh đời bố, củng cố đời con”; Cố gắng để làm sao con mình đi du học nước ngoài rồi nó ở lại là tốt nhất. Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì Việt Nam cũng sẽ mãi mãi như thế này. Có lẽ đây cũng là một phần lý do mà em muốn về, luôn luôn là muốn về.

Chân Như: Đúng là mỗi người mỗi lựa chọn và ai cũng có quyền lựa chọn khác nhau vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Do đó chúng ta không có quyền phán xét ai cả khi chưa rõ căn nguyên.

Xin cám ơn phần chia sẻ của Đoan Trang và cầu chúc cho Đoan Trang luôn bình an và đạt được những mong muốn mà Đoan Trang đang ấp ủ.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.